Đối tượng áp dụng Nghị định về KTĐL chưa bao quát, đầy đủ và toàn diện hoạt động

Một phần của tài liệu TÌM HIÊU TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 45 - 50)

toàn diện hoạt động của nền kinh tế quốc dân, chưa đáp ứng được các bước chuyển đổi về nghề nghiệp kiểm toán trong thời kỳ đổi mới, nhằm đảm bảo cho kiểm toán Việt Nam hội nhập với kiểm toán khu vực và quốc tế

Theo Nghị định về KTĐL, Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về kiểm toán, nhưng theo thông lệ quốc tế, kiểm toán độc lập là hoạt động độc lập, khách quan, cần được hành nghề theo những thông lệ, chuẩn mực do các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán công bố. Do đó, trong tương lai gần, ngoài Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về kiểm toán độc lập cần được luật hoá để giảm bớt công việc của cơ quan quản lý nhà nước. Việc luật

hoá các quy định liên quan đến trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán độc lập làm cơ sở pháp lý để chuyển giao dần các công việc quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán cho Tổ chức nghề nghiệp đồng thời cũng là công việc phải triển khai để thực hiện các cam kết của Việt Nam trong tiến trình hội nhập.

Nghị định về kiểm toán độc lập chưa quy định việc mở chi nhánh, văn phòng đại diên đối với các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, các vấn đề này phải được xem xét thận trọng và quy định chặt chẽ, rõ ràng các điều kiện thành lập, trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp kiểm toán, của khách hàng (đơn vị được kiểm toán).

I.5. Dự thảo luật kiểm toán độc lập 2010

Thực trạng trên đây đã ảnh hưởng tới hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTĐL. Để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn hoạt động kiểm toán và khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về KTĐL đòi hỏi phải ban hành Luật KTĐL nhằm điều chỉnh tổ chức hoạt động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các DNKT và KTV cũng như các đối tượng phải và cần được kiểm toán một cách đầy đủ, toàn diện hơn, tương xứng với vai trò, vị trí của KTĐL trong xã hội.

Hơn nữa, Nhà nước ta đang quyết tâm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá, khi số lượng các công ty cổ phần nhiều lên, cung cấp nhiều hàng hoá để giao dịch trên thị trường chứng khoán thì việc dựa vào các thông tin kiểm toán để đưa ra các quyết định đầu tư ngày càng trở nên quan trọng. Khi đó trách nhiệm của các DNKT và KTV – với vai trò là người cung cấp sự “chứng thực” cho xã hội phải được nhấn mạnh và phải được luật hoá bằng văn bản pháp lý cao nhất – đó là Luật kiểm toán độc lập.

Ngày 09/10/2006 Chính phủ đã có Nghị quyết số 25/2006/NQ-CP ban hành Chương trình của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ

X và Nghị quyết của Quốc hội khoá XI về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, trong đó có việc xây dựng Luật Kiểm toán độc lập (Điểm 39 - Mục I). Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khoá XII về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII (2007-2011) và năm 2008; Chính phủ đã giao Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng Dự thảo Luật Kiểm toán độc lập.

Dự thảo này khi được thông qua sẽ thay thế cho Nghị định 105/2004/NĐ-CP năm 2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập. So với Nghị định 105/2004/ NĐ-CP, dự thảo Luật bổ sung thêm các quy định về trợ lý kiểm toán, Đơn vị được kiểm toán, Quy trình kiểm toán, Báo cáo kiểm toán, Hồ sơ kiểm toán, Báo cáo tài chính Đơn vị có lợi ích công chúng.

Dự thảo Luật quy định Bộ Tài chính là cơ quan quản lý ra quyết định cấp, đình chỉ, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp kiểm toán (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty con ở nước ngoài …), giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập. Dự thảo Luật cũng quy định KTV hành nghề phải là hội viên của Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán với Bộ Tài chính.

Về loại hình doanh nghiệp kiểm toán không có doanh nghiệp theo Luật đầu tư nước ngoài. Tên của doanh nghiệp kiểm toán phải bao gồm cụm từ “kiểm toán”. Các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì không được phép sử dụng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi. Doanh nghiệp kiểm toán thành lập và hoạt động phải là hội viên của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán, phải có ít nhất năm người có chứng chỉ kiểm toán viên bao gồm cả Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc), Chủ tịch Hội đồng thành viên, tăng 02 chứng chỉ kiểm toán viên so với Nghị định 105/2004/ NĐ-CP.

Điều 23 và 24 của dự thảo Luật kiểm toán quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán và điều kiện đối với giám đốc doanh nghiệp kiểm toán :

Điều 23. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán

1. Để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải có đầy đủ các điều kiện sau:

a) Có đủ các điều kiện để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

b) Có vốn điều lệ tối thiểu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán theo quy định của Chính phủ;

c) Có ít nhất năm kiểm toán viên đã có thời gian thực tế làm kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ đủ 36 tháng trở lên bao gồm cả Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán thì bao gồm cả Chủ tịch Hội đồng thành viên.

2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải: a) Đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đảm bảo có ít nhất năm người có đủ điều kiện của kiểm toán viên hành nghề quy định tại khoản 1, Điều 16 của Luật này, ký hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho doanh nghiệp kiểm toán bao gồm cả Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán thì bao gồm cả Chủ tịch Hội đồng thành viên. Sau 6 tháng liên tục nếu doanh nghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán;

c) Là hội viên của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán.

3. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện thành lập và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán và doanh nghiệp tư nhân kiểm toán.

Điều 24. Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp kiểm toán

1. Phải là kiểm toán viên hành nghề, có ít nhất từ đủ 36 tháng thực tế hành nghề trở lên.

2. Có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian với doanh nghiệp kiểm toán.

3. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán, phải góp tối thiểu 10% vốn điều lệ.”

Việc tăng thêm 2 kiểm toán viên có chứng chỉ so với Nghị định 105/2004/NĐ-CP giúp cho chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp kiểm toán được đảm bảo hơn do số lượng kiểm toán viên tăng lên đảm bảo thời gian và chất lượng so với khối lượng công việc. Tối thiểu 5 kiểm toán viên có chứng chỉ trong doanh nghiệp kiểm toán cũng là phù hợp. Số lượng kiểm toán viên có chứng chỉ phụ thuộc vào quy mô công ty nếu công ty lớn sẽ có nhiều kiểm toán viên có chứng chỉ còn công ty nhỏ sẽ có ít kiểm toán viên có chứng chỉ. Hiện tại Việt Nam có nhiều doang nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp này muốn kiểm toán sẽ chỉ thuê những công ty kiểm toán nhỏ vì giá phí dịch vụ của công ty lớn sẽ cao. Ngoài ra việc quy định doanh nghiệp kiểm toán phải là hội viên của tổ chức kiểm toán cũng sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp kiểm toán làm tăng sự tin tưởng của các đối tượng quan tâm tới kiểm toán độc lập. Doanh nghiệp kiểm toán là hội viên của tổ chức kiểm toán sẽ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của hiệp hội này về cơ cấu tổ chức và chất lượng dịch vụ, điều này sẽ khiến cho chất lượng các doanh nghiệp kiểm toán được nâng cao do phải đảm bảo chất lượng dịch vụ để được vào các tổ chức kiểm toán. Ngoài ra quy định về Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp kiểm toán phải là kiểm toán viên hành nghề đã có tối thiểu 36 tháng hành nghề kiểm toán viên tại doanh nghiệp và kí hợp đồng làm việc toàn thời gian

với doanh nghiệp để tránh tình trạng doanh nghiệp thuê chứng chỉ kiểm toán hay chỉ lấy danh cho đủ số lượng để thành lập doanh nghiệp kiểm toán. Điều này cũng nhằm nâng cao chất lượng của doanh nghiệp kiểm toán khi Giám đốc và Tổng giám đốc là những người gắn liền với doanh nghiệp.

2. Thực tế tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập tại Việt Nam hiện nay

Mục này giới thiệu và đánh giá và so sánh một số mô hình bộ máy kiểm toán độc lập của các công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam. Qua đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về các loại hình công ty kiểm toán cũng như ưu, nhược điểm của từng mô hình.

II.1. Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập tại công ty TNHH Kiểm toán

Một phần của tài liệu TÌM HIÊU TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w