Thử nghiệm blackholeAODV

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BẢO MẬT TRONG MẠNG KHÔNG DÂY MESH doc (Trang 62 - 64)

Để thử nghiệm việc thực hiện giao thức blackholeAODV trong NS-2. Hai kịch bản được sử dụng để mô phỏng. Kịch bản thứ nhất không sử dụng nút Black Hole (nút thực hiện tấn công lỗ đen). Kịch bản thứ hai thêm vào nút Black Hole. Chương trình mô phỏng NAM (Network Animator) được sử dụng để so sánh kết quả giữa hai kịch bản mô phỏng.

3.2.2.1. Thông số và các số đo mô phỏng:

Mô phỏng sử dụng giao thức UDP. Nút nguồn duy trì gửi các gói tin UDP, thậm chí cả khi nút độc hại loại bỏ chúng (trong khi đó nút sẽ gửi sẽ ngừng gửi gói tin nếu sử dụng giao thức TCP). Do đó, ta có thể quan sát được dòng kết nối giữa nút gửi và nút nhận trong quá trình mô phỏng. Thêm vào đó ta có thể tính riêng các gói tin gửi và nhận trong kết nối UDP không bị mất trong quá trình mô phỏng. Nếu sử dụng giao thức TCP trong kịch bản mô phỏng, ta không thể tính toán gói tin gửi và nhận khi nút bắt đầu kết nối TCP sẽ kết thúc kết nối sau một thời gian không nhận được gói tin TCP ACK.

Kịch bản tạo ra một mạng nhỏ gồm 7 nút di động (đánh số từ 2 đến 8), 1 nút có dây (Nút 0) và 1 nút Base Station (Nút 1), trong đó nút có dây kết nối với nút Base Station qua một kết nối có dây. Mô phỏng tạo ra kết nối UDP giữa nút Base Station và Nút 3, gắn vào nguồn CBR (Constant Bit Rate) để sinh ra các gói tin không đổi cho kết nối UDP. Kích thước gói tin CBR là 512, tốc độ dữ liệu là 512kb. Trong khoảng thời gian 20 giây, nguồn CBR bắt đầu truyền vào khoảng thời gian 1 giây và tiếp tục truyền đến hết thời gian mô phỏng. Trong một không gian phẳng 500x500m. Vị trí của các nút được đặt thích hợp để

hiển thị dòng dữ liệu và mô phỏng thể hiện sự di chuyển của Nút 6 để chỉ ra sự thay đổi dòng dữ liệu trong mạng.

3.2.2.2. Đánh giá mô phỏng

Kịch bản đầu tiên không có nút Black Hole, kết nối giữa Base Station và Nút 3 sử dụng giao thức AODV.

Hình 3.5: Dữ liệu truyền từ Base Station đến nút 3 bằng giao thức AODV khi nút 6 di chuyển

Trong kịch bản mô phỏng thứ hai, ta thêm nút Black Hole là Nút 2 trong file Tcl bằng 3 dòng lệnh sau:

$ns_ node-config -adhocRouting blackholeAODV set node_(2) [ $ns_ node [lindex $temp 1] ]

$node_(2) set X_ 50.0 $node_(2) set Y_ 420.0 $node_(2) set Z_ 0.0

$ns_ node-config -adhocRouting $opt(adhocRouting) for {set j 3} {$j < [expr $val(nn)+ 2]} {incr j} {

set node_($j) [ $ns_ node [lindex $temp [expr $j- 1]] ] }

- Dòng lệnh “$ns node-config -adhocRouting blackholeAODV” nhằm thêm giao thức blackholeAODV để tạo nút.

- Dòng lệnh thứ hai: định nghĩa Nút 2 là nút Black Hole

- Dòng lệnh thứ ba: chuyển sang tạo các nút bằng giao thức AODV.

Nút 2 là nút Black Hole hấp thụ tất cả các gói tin từ đường truyền từ nút Base Station đến nút 3. Hình dưới đây chỉ ra cách nút blackholeAODV hấp thụ lưu lượng truyền.

Hình 3.6: Nút 2 (nút Black Hole) hấp thụ kết nối từ Base Station đến nút 3

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BẢO MẬT TRONG MẠNG KHÔNG DÂY MESH doc (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)