0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước:

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐNG ĐA (Trang 59 -61 )

Có thể nói tiềm năng để các NH đẩy mạnh việc cho vay tiêu dùng là rất lớn. Tuy nhiên, để đưa các sản phẩm dịch vụ, tiện ích của NH đến được với mọi người, ngoài sự nỗ lực của bản thân các TCTD, cần có sự chỉ đạo, hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ, ngành và UBND các cấp, cụ thể đối với các NHTM: cần cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, hướng tới sự đơn giản, thuận tiện, dễ hiểu, song vẫn bảo đảm đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá cho hoạt động về lĩnh vực cho vay tiêu dùng, có chiến lược và chính sách khuyến khích khách hàng hấp dẫn.

Cán bộ tín dụng NH phải tư vấn định hướng cho khách hàng để sử dụng tiền vay một cách hiệu quả nhất. Đưa nghiệp vụ cho vay tiêu dùng trở thành mục tiêu, chiến lược kinh doanh của các TCTD, thành lập tổ chức bộ máy và bố trí nguồn vốn riêng chuyên dành thực hiện cho vay tiêu dùng. Cán bộ tín dụng cần được đào tạo cơ bản có đủ trình độ, kiến thức về nhiều lĩnh vực như nhà đất, kỹ năng khai thác thông tin từ khách hàng....

Các TCTD cần đổi mới mạnh mẽ công nghệ NH một cách đồng đều giữa các TCTD để sớm liên kết được với nhau tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách hàng trong việc thanh toán, nhất là thanh toán thẻ.

Ngoài việc cho vay trực tiếp đến người yêu dùng, NH có thể cho vay thông qua “Đại lý". Mở rộng phạm vi và đối tượng cho vay tiêu dùng, đưa nhiều loại hình cho vay tiêu dùng mới vào phục vụ như phát hành thẻ tín dụng nội địa, hay cho vay để thanh toán các khoản nợ....

Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với người đi vay là đáp ứng được các điều kiện khi vay vốn, như tài sản thế chấp thường chưa hợp pháp theo quy định của pháp luật, nhất là đối với thế chấp bằng bất động sản (nhà, đất). Đặc biệt là các thủ tục pháp lý trong trường hợp NH phải phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay, trong khi đó, các thị trường về bất động sản và cầm cố chưa hình thành... Do vậy, Chính phủ, các bộ ngành và UBND các cấp cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách để hỗ trợ cho hoạt động NH nói chung, lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói riêng trong quá trình hoạt động.

3.3.1.1. ổn định môi trường kinh tế vĩ mô:

Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của Ngân hàng. Nó có thể tạo thuận lợi đến công tác huy động vốn nhưng đồng thời cũng có thể cản trở, làm hạn chế công tác huy động vốn.

Nói chung, sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là điều kiện, tiền đề cơ bản và quan trọng nhất cho mọi sự tăng trưởng nói chung và cho việc đẩy mạnh thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn huy động vào Ngân hàng nói riêng.

Đối với Việt Nam hiện nay một trong những nội dung của việc tạo lập ổn định nền kinh tế vĩ mô là chống lạm phát, ổn định tiền tệ, nó là điều kiện cần thiết cho việc thực thi có hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của Ngân hàng thương mại.

3.3.1.2 Hoàn thiện môi trường pháp lý:

Phát triển và hoàn thiện môi trường pháp lý, hoà nhập với thông lệ quốc tế là cơ sở để thúc đẩy hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, môi trường pháp lý là cơ sở để đảm bảo thanh toán ổn định và phát triển, qua đó từng bước tham gia hoà nhập với cộng đồng quốc tế, Nhà nước phải đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm đáp ứng các bộ luật quốc tế trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng như: Luật séc, luật hối phiếu thương mại, luật thanh toán quốc tế, những quy định về thanh toán hiện đại.v.v...

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, các doanh nghiệp các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế nhất là đối với tư nhân đã giải toả được nhiều mặc cảm, không yên tâm với sự thiếu nhất quán của các chính sách và biện pháp trong thời gian qua.

Tuy nhiên nguyện vọng chung của ngành Ngân hàng là mong đợi có hệ thống pháp lý rõ ràng, đầy đủ và bình đẳng.

Hệ thống luật kinh tế của Việt Nam còn thiếu. Ngoài hiến pháp là đạo luật cơ bản, những bộ luật căn bản cần thiết trong quan hệ kinh tế đặc biệt trong cơ chế hiện nay: Luật thương mại, luật toà án kinh tế, luật kế toán, kiểm toán độc lập cũng có hoặc nếu có cũng chỉ ở mức sơ khai.

Hiện nay Nhà nước Việt Nam đã ban hành một số luật như: Ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng nhưng các văn bản dưới luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo, gây khó khăn cho hoạt động của hệ thống Ngân hàng.

Do vậy để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người gửi tiền, Ngân hàng kiến nghị cần phải có một hệ thống pháp lý đồng bộ như: Luật bảo hộ quyền tài sản, luật thương mại, luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, luật thương phiếu .v.v... và việc thi hành luật phải được thi hành nghiêm túc không loại trừ thành phần nào.

Việc ban hành hệ thống pháp lý đồng bộ và rõ ràng không chỉ tạo niềm tin của dân chúng qua khuôn khổ luật pháp mà với những quy định khuyến khích của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm: Chuyển một bộ phận tiêu dùng chưa cấp thiết sang tiết kiệm, chuyển dần tài sản cất giữ dưới dạng vàng, ngoại tệ hoặc bất động sản sang đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh hoặc muốn gửi vào Ngân hàng. Kể cả việc khai thác ở mức cao nhất tiềm lực vốn của các doanh nghiệp.

Xây dựng và sớm hoàn thiện quy chế, tiêu chuẩn liên quan đến chứng từ điện tử. Ngoài ra Nhà nước cần sắp xếp lại chính sách thuế đối với các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại, ví dụ thu 10% trên tổng tiền thu dịch vụ.

NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng. Vì vậy trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước phải sử dụng linh hoạt các khâu phụ điều hành nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của NHTM diễn ra an toàn, trôi chảy.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐNG ĐA (Trang 59 -61 )

×