Thực trạng về nhân sự tại công ty:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhân sự tại Tổng công ty Vận tải Dầu khí Việt Nam (Trang 28 - 32)

1/ Tình hình cơ cấu nhân sự:

Bảng 2.3: Số lượng lao động từ 2006 tới 2009:

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số lao động (người) 183 199 1144 1560

(Báo cáo tình hình sử dụng lao động) Đồ thị 2.1

Bảng 2.4 : Cơ cấu nhân sự theo vai trò lao động từ 2006-2009:

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Lao động trực tiếp 32,79% 41, 58% 64, 12% 68,72% Lao động gián tiếp 67,21% 58,42% 35,88% 31,28%

Lao động trực tiếp của Tổng công ty tăng dần qua các năm từ 32,79% năm 2006 tới 41,58% năm 2007, 64,12 % năm 2008 và tới 68,72% năm 2009. Sở dĩ như vậy là do sự thay đổi trong hoạt động của Tổng công ty, sau khi cổ phần hóa, Tổng công ty liên tục mở rộng hoạt động, ngoài vận chuyển Hàng hải Tổng công ty còn

mở rộng hoạt động ra nhiều lĩnh vực khác:

- Kinh doanh vận tải bằng ô tô các loại hình sau: Vận chuyển hành khách theo hợp đồng, Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, Vận tải hàng hóa, xăng dầu,gas.

- Buôn bán xăng dầu, khí hóa lỏng.

- Kinh doanh ngành gas: chế tạo, sửa chữa bình gas, chuyển đổi phương tiện vận tải sang sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng;

- Sửa xe, bảo dưỡng xe, lắp đặt phụ tùng, phương tiện vận tải;

- Kinh doanh bất động sản: đầu tư, tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.

- Xây dựng công trình giao thông, thủy lợi,.. - Đào tạo dạy nghề, ..

Số lao động gián tiếp của Tổng công ty tập trung ở các bộ phận chức năng và có sự suy giảm qua từng năm, từ 67,21% năm 2006 xuống 58,42% năm 2007, 35,88% năm 2008 và 31,28% năm 2009. Quy mô Tổng công ty tăng song tỷ lệ lao động gián tiếp lại ngày càng giảm đi là do đối với một số lĩnh vực kinh doanh mới có tính chất ngành nghề cần nhiều lao động trực tiếp, ít lao động gián tiếp: kinh doanh vận tải,

xây dựng công trình giao thông...hơn nữa Tổng công ty hoạt động hành chính ngày càng được tinh gọn.

- Xét theo trình độ nhân sự:

Đồ thị 2.2: Cơ cấu lao động phân theo trình độ năm 2009 : (số liệu được làm tròn)

Nhìn vào cơ cấu lao động, chiếm đa số là lao động trình độ sơ cấp và công nhân kĩ thuật, sau đó tới trình độ Đại học, tiếp đến tới trình độ Cao đẳng và Trung cấp, tới trình độ Phổ thông và cuối cùng là trình độ trên Đại học. Tuy chiếm đa số là nhân sự trình độ sơ cấp và công nhân kĩ thuật nhưng cơ cấu này là khá phù hợp với hoạt động hiện nay của Tổng công ty. Do tính chất ngành nghề của tổ chức là hoạt động trong các lĩnh vực cần nhiều lao động trực tiếp với yêu cầu bằng cấp không cao, đa phần là

trình độ Đại học xấp xỉ 26%, trên Đại học xấp xỉ 2%, có thể nhận xét rằng trình độ nhân sự trong bộ máy quản lý là tương đối cao và đồng bộ. Việc lựa chọn cơ cấu như vậy giúp tận dụng và phát huy khả năng của người lao động, tạo cơ hội cho các lao động ít bằng cấp nhưng vẫn có thể làm công việc phù hợp với khả năng của mình và có cơ hội học tập đào tạo thêm kĩ năng.

- Xét theo giới tính

Nói chung lao động nam chiếm tỉ trọng lớn trong Tổng công ty và giữ tương đối ổn định qua các năm ( khoảng 73%). Lao động nam chủ yếu tập trung ở các công ty thành viên chuyên sản xuất, khai thác cũng như ở các công việc có độ phức tạp như: Cơ khí, vận tải, hoá dầu, các kho, bể chứa…

Còn lao động nữ trong Tổng công ty chiếm tỉ trọng ít hơn khoảng 27%, thường là lao động gián tiếp, tập trung ở các khối phòng ban chức năng.

- Xét theo cơ cấu tuổi

Do tính chất công việc khá vất vả, một bộ phận nhân sự hoạt động trên biển còn thường phải lao động xa nhà hay dài ngày, do đó đội ngũ lao động của Tổng công ty có tuổi đời khá trẻ. Khoảng tuổi 20 – 40 của Tổng công ty chiếm 44,8%. Do đặc điểm của Tổng công ty là vừa sản xuất vừa kinh doanh nên đến sau năm 2010 độ tuổi người lao động trong khoảng 20 – 40 chiếm đa số là phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian tới. Đội ngũ lao động này có ưu điểm là năng động, sáng tạo, nhạy bén trong công việc nhưng kinh nghiệm của họ còn bị hạn chế.

2/ Tình hình biến động nhân sự:

Từ năm 2006 tới nay số lượng lao động tăng cao,tăng từ 183 người năm 2006 lên 199 người năm 2007, lên 1144 người năm 2008 và 1560 người tính cho tới quý III năm 2009. Như vậy ta thấy lượng lao động liên tục tăng, thậm chí tăng rất nhanh, lý do của việc tăng nhanh lượng lao động ở đây có thể được liệt kê ra một số nguyên nhân chính như sau:

- Bổ sung lao động cho các công ty cổ phần mới được chuyển đổi, tuy đã có hệ thống lao động cũ nhưng được cơ cấu lại hay mở rộng phát triển.

- Bổ sung lao động cho các chi nhánh mới được thành lập ở các khu vực, mở rộng các chi nhánh. Bổ sung lao động hoạt động khi mở rộng các kho chứa trên biển, mua thêm tàu mới,..

- Việc sắp xếp điều chuyển lao động nội bộ khi xuất hiên nhu cầu tại các đơn vị chưa thực hiện triệt để mà các đơn vị còn thiên về tiếp nhận lao động mới khi có chỗ làm việc mới.

Đặc biệt là năm 2008, có thể thấy số lượng lao động tăng đột biến từ 199 lên tới 1144 lao động, nguyên nhân tăng nhanh này là vì:

- Bổ sung nhân lực cho thành lập Chi nhánh tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí tại Quảng Ngãi vào tháng 5/ 2008.

- Bổ sung nhân lực cho thành lập công ty Vận tải sản phẩm Dầu khí Quốc tế (5/ 2008)

- Bổ sung nhân lực cho thành lập công ty TNHH một thành viên PVTrans Hà Nội.

- Bổ sung nhân lực khi mua thêm ba tàu: Tàu PVT Dolphin, Tàu PVT Eagle, Tàu PVT Dragon.

- Bổ sung nhân lực của đơn vị thành viên công ty Vận tải dầu khí Đông dương khi tiếp nhận thêm 200 xe taxi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhân sự tại Tổng công ty Vận tải Dầu khí Việt Nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w