Xây dựng quy trình hoạt động tư vấn tài chính doanh

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tưvấn tài chính doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương (Trang 67 - 70)

Như đã trình bày ở chương 2, hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp chưa có một quy trình riêng, cụ thể, hiệu quả, chuẩn cho nhân viên tư vấn thực hiện. Các dịch vụ trong hoạt động này nếu đều được xây dựng trên một quy trình chuẩn và phù hợp với từng đối tượng khách hàng sẽ làm cho dịch vụ tư vấn mang tính chất chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng, tiết kiệm được chi phí thời gian cho khách hàng và cho cả công ty, đồng thời tạo ra cơ hội cạnh tranh cho công ty chứng khoán. Ngoài mức phí, các Công ty chứng khoán còn có thể cạnh tranh nhau ở việc xây dựng được một quy trình đúng đắn, phù hợp. Chính điều này sẽ tạo cho thị trường chứng khoán một sự phát triển minh bạch, bền vững.

Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của IBS được xây dựng tương đối phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của công ty và tình hình chung của toàn thị trường, tuy nhiên vẫn cần lưu ý một số điểm sau:

3.2.1.1. Về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.

Theo Nghị định 187 và thông tư 126 hướng dẫn thực hiện, các doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá có thể sử dụng một trong các phương pháp sau để xác định giá trị doanh nghiệp: Phương pháp giá trị tài sản, Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF); hoặc các phương pháp khác. Theo thông tư 126, phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh

nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bình quân 5 năm liền kề trước khi cổ phần hoá cao hơn lãi suất trả trước của trái phiếu chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Thực tế tại IBS cho thấy khách hàng đến với IBS trong lĩnh vực này, thường là các doanh nghiêp sản xuất như công ty Cao su Sao Vàng, Điện lực Khánh Hoà..., do đó phương pháp mà IBS sử dụng chỉ là phương pháp giá trị tài sản. Mặt khác, nếu áp dụng phương pháp DCF, IBS sẽ gặp khó khăn trong vấn đề lượng hoá tỷ suất chiết khấu và chu kỳ đầu tư. Đối với những doanh nghiệp nhỏ không có chiến lược kinh doanh hoặc chiến lược kinh doanh không rõ ràng thì phương pháp này chỉ mang nặng tính lý thuyết, không thể áp dụng. Phương pháp này yêu cầu người đánh giá phải có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư, phải dự đoán đúng khả năng sinh lời của dự án. Hơn nữa, phương pháp này đòi hỏi một lượng thông tin lớn, đáng tin cậy để đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến doanh nghiệp. Đây là vấn đề rất phức tạp, gây lúng túng cho IBS khi áp dụng.

Cũng theo thông tư 126, phương pháp giá trị tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp cổ phần hoá, trừ những doanh nghiệp được quy định sử dụng phương pháp DCF đã nói ở trên.

Phương pháp này ngày càng bộc lộ rõ nhiều hạn chế đặc biệt khi áp dụng nó trong việc xác định lợi thế kinh doanh hay giá trị quyền sử dụng

dịch vụ; khi đó công ty cần nắm rõ và áp dụng phương pháp DCF. Hiện nay, các công ty thường đa dạng hoá trong kinh doanh, kinh doanh nhiều ngành nghề lĩnh vực, chính vì vậy trong quy trình xác định giá trị doanh nghiệp mà IBS thực hiện nên có cả hai phương pháp xác định trên.

3.2.1.2. Xây dựng phương án cổ phần hoá cho doanh nghiệp

Trong việc lên phương án cổ phần hoá doanh nghiệp, vấn đề liên quan đến yếu tố con người luôn là vấn đề nhạy cảm, gây nhiều khó khăn cho nhân viên tư vấn. IBS nên thực hiện tốt công tác sắp xếp lại lao động trong doanh nghiệp, sắp xếp hợp lý, thoả đáng đến từng đối tượng, công việc phù hợp với nghiệp vụ chuyên môn của mỗi nhân viên. Số lao động dôi dư phải được hưởng đúng chế độ Nhà nước quy định. Có như vậy công ty mới tạo được mối quan hệ tốt với doanh nghiệp.

Khi lên phương án cổ phần hoá, công việc đầu tiên của chuyên viên tư vấn đó chính là xây dựng phương án sản xuất kinh doanh 3 -5 năm sau cổ phần hoá cho công ty. Công việc này sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần, vì vậy chuyên viên tư vấn cần phải có năng lực chuyên môn tốt, nhìn nhận đánh giá đúng nội lực của công ty cổ phần để đưa ra một phương án phù hợp. Điều lệ công ty cổ phần phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu.

3.2.1.3. Tư vấn bán đấu giá cổ phần lần

Việc tư vấn bán đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài doanh nghiệp được phân bổ nguồn lực và thời gian thực hiện hợp lý. Cần giải quyết thoả đáng lợi ích của các chủ thể tham gia đấu giá. Đấu giá phải đảm bảo tính khách quan, bình đẳng, và phải xuất phát từ lợi ích nhà đầu tư. Khi có những vướng mắc phát sinh trong thủ tục lập hồ sơ, hay thu tiền đặt cọc, các nhân viên tư vấn phải giải quyết một cách nhanh chóng đảm bảo cho cuộc đấu giá thành công.

3.2.1.4. Các dịch vụ còn lại

Các dịch vụ còn lại như tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty cổ phần hay tư vấn mua bán, thâu tóm sáp nhập doanh nghiệp cũng cần có quy trình thực hiện riêng. Hiện nay trên thị trường, nhu cầu về dịch vụ này không nhiều, IBS chưa thực hiện dịch vụ này kể từ khi chính thức đi vào kinh doanh, những diễn biến trên thị trường chứng khoán khó đoán trước. Chính vì vậy, ngay từ lúc này, IBS nên chú trọng học hỏi kinh nghiệm từ nước khác về cách thức thực hiện, xây dựng một quy trình cụ thể, rõ ràng, cơ sở pháp lý nhất định tạo điều kiện cho nhân viên dễ dàng thực hiện. Ngay khi thị trường phát sinh nhiều nhu cầu, IBS có thể ngay lập tức cung cấp dịch vụ này mang lại lợi nhuận cho công ty, khẳng định sự lớn mạnh của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tưvấn tài chính doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)