nguồn nhân lực dồi dào, triển vọng về sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong những năm tới là rất sáng sủa. Nhà nước ta đã khẳng định sản xuất và xuất khẩu nông sản chính là một thế mạnh, là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam bởi hoạt động xuất khẩu nông sản chính hoạt động đã tạo ra cho nhà
nước ta một nguồn thu ngoại tệ lớn để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, một vấn đềđược đặt ra là làm sao để phát
huy được thế mạnh này một cách có hiệu quả nhất sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu vềlương thực trong nước vừa tạo ra được khối lượng lớn hàng nông sản xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới. Vì vậy, trong phương hướng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong những năm tới, nhà nước ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nông nghiệp và hoạt động sản xuất nông sản xuất khẩu cụ thể như sau:
- Nhà nước đưa ra các chủtrương khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản có hàm lượng tinh chế và hàm lượng kỹ thuật cao, tức là giảm bớt việc xuất khẩu những sản phẩm thô mà thay vào đó là xuất khẩu những hàng hóa chế biến đạt tiêu chuẩn quốc tếđể nâng cao giá trị của hàng nông sản.
Điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới trang thiết bị máy móc kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tạo ra những mặt hàng có chất lượng tốt, giá trị cao đáp ứng được các nhu cầu ngày càng về nông sản trên thế giới.
- Về thị trường xuất khẩu hàng nông sản, nhà nước chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào các thị trường truyền thống như EU, ASEAN, Trung
Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản…và tích cực tìm kiếm xâm nhập vào các thị trường tiềm năng khác như thị trường Nam Mỹ, thị trường Châu Phi, thị trường
Trung Đông…Bên cạnh đó, nhà nước còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài để cùng sản xuất, chế
đó, các doanh nghiệp có thể học tập thêm được những kinh nghiệm kinh doanh, công nghệ tiên tiến từcác đối tác.
- Nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp để tìm kiếm thị trường nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng nông sản chủ lực, tăng nhanh cả
về sản lượng và trị giá xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2011 có kim ngạch từ 7-8 tỷ USD, nâng cao vị thế của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, nhà nước còn khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt
động sản xuất chế biến nông sản.
- Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững thông qua hoạt động đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần trên thị trường thế giới. Chuyển dịch cơ
cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh những mặt hàng có giá trị gia tăng cao như
các sản phẩm chế biến, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm tỉ trọng hàng xuất khẩu thô.
Từ những định hướng trên, mục tiêu của nhà nước cần đạt được:
- Phấn đấu đạt tốc độtăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân
17,6%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 72,5 tỷ USD
- Đến năm 2010, xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm - thủy sản chiếm khoảng 13,7%; nhóm hàng nhiên liệu – khoáng sản chiếm khoảng 9,6%, nhóm hàng công nghiệp và công nghệ cao chiếm khoảng 54,0% và nhóm hàng hóa khác chiếm 22,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Về cơ cấu thị trường, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Á chiếm khoảng 45,0%; thị trường Châu Mỹ chiếm khoảng 24%; thị trường Châu Âu chiếm khoảng 23%; thị trường Châu Đại Dương chiếm khoảng 5,0% và thị trường khác chiếm khoảng 3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nhà nước.
- Đối với một số mặt hàng nông sản chủ lực:
Đối với cà phê, mặc dù đây là mặt hàng có sản lượng và giá cả phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết nhưng Việt Nam chủ trương phấn đấu đến năm
2010 sản lượng xuất khẩu đạt 420.000 tấn với kim ngạch xuất khẩu là 700 triệu USD và chiếm 8,2% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đểđạt được mục tiêu này thì Việt Nam chú trọng đầu tư phát triển loại cà phê Abrica, đầu tư vào
lĩnh vực chế biến cà phê rang, xay với cà phê hòa tan dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp hoặc thông qua hình thức thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với cao su, kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 có thể tăng lên 700
triệu USD, sản lượng đạt 300.000 tấn tuy nhu cầu đối với mặt hàng này được dự báo là tăng chậm và giá có xu hướng giảm.
Về hạt điều, các thị trường tiềm năng đối với mặt hàng này là thị trường Mỹ, thịtrường EU, Trung Quốc, Australia. Giá của mặt hàng này tương đối cao
và có xu hướng ổn định. Dự kiến đến năm 2010, sản lượng điều xuất khẩu đạt 60.000 tấn đạt 300 triệu USD, chiếm 3,5% tổng kim ngạch xuất khẩu
Về lạc nhân, xuất khẩu trên thị trường thế giới đạt 205.000 tấn vào năm 2010, đạt 150 triệu USD. Đây được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm tiếp theo
Về hạt tiêu: Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất trên thế
giới với sản lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới đến năm 2010là 40.000 tấn,
đạt 150 triệu USD trong đó EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Trung Đông là những thịtrường truyền thống của mặt hàng này.
3.2.3. Phương hướng và mục tiêu phát triển thị trường xuất khảu hàng nông sản công ty
3.2.3.1. Mục tiêu hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty
Trong 3 năm đầu, công ty tập trung thực hiện mục tiêu chính, đó là: Duy trì sự phát triển ổn định đồng thời tiếp tục xử lý những tồn tại nhằm tạo lập môi
trường kinh doanh lành mạnh, an toàn, nâng cao hiệu quả cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty sẽ tập trung phát triển theo những định
hướng sau: kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại nội
địa, hoạt động đầu tư sản xuất và các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Tập trung
ưu tiên đầu tư các dự án đang là lợi thế địa lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh bù đắp những khoản vốn Nhà nước giao trên giá trị lợi thế địa lý đất đai công ty đang quản lý.
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay, thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty có xu hướng bị thu hẹp và kim ngạch xuất khẩu của công ty vì thế mà cũng có sự sụt giảm, tuy không không nhiều nhưng cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, trong năm 2009, để tận dụng thế mạnh là một doanh nghiệp có thế mạnh trong hoạt động xuất khẩu nông sản,mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu nông sản được công
ty ưu tiên thực hiện nhằm tạo được sựổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tới. Công ty chủ trương phát triển thị trường xuất khẩu nông sản cả về chiều rộng và về chiều sâu.
- Phát triển thị trường về chiều rộng: Bên cạnh những thị trường xuất khẩu nông sản truyền thống luôn chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của công ty, khoảng trên 90% như Mỹ, EU, ASEAN, Nga – Đông Âu, Đông Á...thì
định vị và xâm nhập vào các thị trường tiềm năng khác đặc biệt là thị trường Châu Phi và Mỹ La Tinh, nơi mà các mặt hàng nông sản đến từ các doanh nghiệp Việt Nam chưa được biết đến nhiều.
- Phát triển thị trường về chiều sâu: Những mặt hàng cà phê, hạt tiêu, tinh bột sắn, cơm dừa sẽ vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty trong những năm tới tại tất cả các thị trường. Tuy nhiên, công ty chủ trương trong
những năm tới phát triển các sản phẩm truyền thống bằng cách nâng cao tỉ lệ chế
biến, giảm tỉ lệ xuất thô đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng mặt hàng nông sản xuất khẩu nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các thịtrường xuất khẩu của công ty. Bên cạnh đó, công ty còn chú trọng cho hoạt động nghiên cứu và xây dựng các nhà máy chế biến để cho ra đời những mặt hàng xuất khẩu mới nhằm đa dạng hoá danh mục hàng nông sản xuất khẩu của công ty.
3.2.3.2. Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty
Phương hướng kinh doanh của công ty được xây dựng một cách cụ thể và tỉ
mỉ dựa trên những mục tiêu mà công ty hướng đến trong tương lai. Một chiến
lược kinh doanh muốn thành công thì phải phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty và khảnăng mà công ty có thể thực hiện được dựa trên những điều kiện
môi trường bên ngoài.
Trong những năm tới, phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản là mục tiêu mà công ty quan tâm hướng tới. Công ty chủ trương đa dạng hóa thị trường và mặt hàng nông sản xuất khẩu, tăng cường xuất khẩu những mặt hàng nông sản có hàng lượng giá trị gia tăng cao, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản trong những năm tới khi mà nến kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn, chưa có dấu hiệu hồi phục vào cuối
năm 2009. Để thực hiện được mục tiêu này, công ty đã đề ra kế hoạch xuất khẩu nông sản theo mặt hàng và theo thị trường năm 2006 và định hướng năm 2010 như sau:
Bảng 9: Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn theo mặt hàng năm 2008 và định hướng năm 2010
Mặt hàng KN năm 2008 (nghìn USD) Tỉ trọng năm 2008 (%) KN năm 2010 (nghìn USD) Tỷ trọng năm 2010 (%) Cà phê 29.802 79,5 181.235 81,1 Hạt tiêu 4.080 10,9 25.100 11,2 Lạc nhân 189 0,5 3.500 1,6 Hạt điều 2.479 6,6 4.270 1,9 Tinh bột sắn 133 0,4 3.200 1,4 Nông sản khác 789 2,1 1.400 2,8 Tổng cộng 37.472 100 21805 100
Nguồn: Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn năm 2008. năm 2010
Bảng 10: Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn theo thị trường năm 2008 và định hướng năm 2010
Thị trường KN năm 2008 (nghìn USD) Tỷ trọng năm 2008 (%) KN năm 2010 (nghìn USD) Tỷ trọng năm 2010 (%) Đông Bắc Á 428 1,1 79.791 35,7 Mỹ 4.029 10,8 38.442 17,2 Nga và Đông Âu 5.602 14,9 35.760 16,0 EU 23.727 63,4 36.654 16,4 ASEAN 2.560 6,8 26.021 10,3 Châu Phi 578 1,6 5.140 2,3 Thị trường khác 548 1,4 4.697 2,1 Tổng cộng 37.472 100 223.505 100
Nguồn: Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơnnăm 2008 và định hướng năm 2010
3.3. Các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn
3.3.1. Giải pháp đối với hàng nông sản xuất khẩu
3.3.1.1. Hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu
động trực tiếp của yếu tố tự nhiên và mang tính chất mùa vụ. Vì vậy, để bảo
đảm cho hoạt động xuất khẩu được tiến hành một cách liên tục và thường xuyên vào tất cả các thời điểm trong năm thì nguồn hàng xuất khẩu phải luôn được duy trì ổn định, nhất là trong khoảng thời gian trái vụ. Do vậy, công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu là khẩu quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nào trong đó có công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn cũng phải coi trọng
đầu tiên nếu muốn đạt được hiệu quả trong kinh doanh.
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn tuy đã có trên 10 năm kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản nhưng hoạt động tạo nguồn hàng của công ty hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế dù ban lãnh đạo công ty đã ý thức được tầm quan trọng của hoạt động này và đã có những sự chú trọng đáng
kể. Hoạt động thu mua của công ty phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ chuyên
đi thu mua trực tiếp hoặc thông qua trung gian trong khi đó đội ngũ kiểm tra chất lượng hàng nông sản thu mua còn chưa đảm bảo kiểm tra chất lượng hàng
theo đúng tiếu chuẩn. Do vậy, hàng nông sản thu mua được tuy có lớn về số
lượng nhưng chất lượng lại chưa cao. Bên cạnh đó, hiện nay công ty cũng chưa
thiết lập được kênh thu mua tại các địa phương do đó nguồn hàng của công ty còn chưa ổn định và nhiều khi rơi vào tình trạng khan hiếm khi trái vụ, công ty dễ bị ép giá và phải mua với giá trị cao hơn đểđảm bảo được hợp đồng đã ký.
Để giải quyết tình trạng này, công ty cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài và ổn định với các chủ vườn, các địa phương. Điều mà doanhg nghiệp cần là một nguồn hàng có chất lượng cao và ổn định, điều mà người nông dân cần là nguồn thu ổn định. Khi trái vụ hàng hóa có chất lượng không cao thì sản phẩm của nông dân vẫn đảm bảo được tiêu thụ, khi được mùa thì sản phẩm của họ không bị ép giá còn đối với doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng luôn bảo
nghiệp và địa phương. Một doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả trong kinh doanh thì cần phải làm tốt được điều này.
Muốn vậy, điều đầu tiên doanh nghiệp cần nghiên cứu tình hình thực tế tại các địa phương cung ứng nguồn hàng, lựa chọn và ký kết những hợp đồng thu mua nông sản đối với các chủ vườn, trong đó ghi rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia, các điều khoản xử lý rõ ràng khi có những trường hợp phát sinh do biến động của thị trường cũng như mùa vụ bởi đây là đặc điểm của mặt hàng nông sản.
Bên cạnh đó, khi đã xác định những địa phương để ký kết hợp đồng thu
mua, để đảm bảo cho công tác thu mua được tiến hành một cách thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho cả doanh nghiệp và người nông dân, doanh nghiệp có thể thuê có một sốđại lý thu mua ngay tại địa phương đó, đầu tư cơ sở vật chất, khuyến khích họ gom hàng, thu mua hàng cho công ty, biến họ thành một kênh trung gian cung cấp hàng cho công ty.
Ngoài ra, doanh nghiệp và người nông dân còn có thể hợp tác cùng sản xuất thông qua hoạt động như doanh nghiệp hỗ trợ vốn cho người nông dân để người nông dân mua giống tốt, phân bón…tiến hành gieo trồng, sau khi họ thu hoạch, doanh nghiệp lại tiến hành thu mua lại, tạo ra đầu ra ổn định cho sản phẩm mà người nông dân tạo ra.
3.3.1.2. Nâng cao chất lượng của khâu bảo quản, dự trữ hàng nông sản
Chất lượng của hàng nông sản chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện thời tiết, chỉ cần một thay đổi nhỏ của thời tiết cũng làm cho chất lượng của hàng nông sản bị giảm sút đáng kể do sự tấn công của nấm mốc, sâu bệnh. Vì vậy, hoạt động bảo quản, dự trữ là hoạt động quan trọng quyết định đến chất lượng của hàng nông sản. Để làm tốt được công tác này, công ty phải chú trọng đầu tư
đảm bảo cho công tác bảo quản được tiến hành một cách thuận lợi. Dự trữ, bảo