Dư nợ là kết quả tăng trưởng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Để đánh giá xác thực về hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá, ta đi sâu tìm hiểu về cơ cấu dư nợ của Ngân hàng.
Bảng 4.12: Tổng dư nợ dựa trên chỉ tiêu khách hàng Chỉ tiêu ĐVT Kí hiệu 2005 2006 Số người KH a 11.980 13.120 Số tiền Trđ/KH b 28,7107 29,8798 Thành tiền Trđ Q 343.955 392.023 Nguồn: Phòng tín dụng
Sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các yếu tố ảnh hương đến tổng dư nợ của Ngân hàng như sau
Q = Q1 – Q0 Theo thông tin ở bảng 4.12 ta có
Q = 392.023 – 343.955 = 48.068 triệu đồng. Vậy, tổng dư nợ năm 2006 tăng so với năm 2005 là 48.068 triệu đồng.
Tổng dư nợ tăng như trên là do tác động bởi 2 nhân tố đó la: số lượng khách hàng (a), số tiền dư nợ/khách hàng (b).
Trong đó:
Ảnh hưởng bởi nhân tố số lượng khách hàng của ngân hàng a = a1b0 – a0b0
a = 13.120 x 28,7107 – 11.980 x 28,7107 = 32.730,198 triệu đồng Vây, do số lượng khách hàng cuả Ngân hàng năm 2006 tăng so với 2005 là 1.140 khách hàng nên đã làm tổng dư nợ tăng được 32.730,198 triệu đồng.
Ảnh hưởng bởi nhân tố số tiền dư nợ/khách hàng của Ngân hàng b = a1b1 – a1b0
b = 13.120 x 29,8798 – 13.120 x 28,7107 = 15.337,802 triệu đồng
Vậy, do số tiền dư nợ/khách hàng của Ngân hàng năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1,1691 Trđ/lần/khách hàng nên đã làm cho tổng dư nợ tăng được 15.337,802 triệu đồng.
Trong chỉ tiêu này sự thay đổi của cả hai nhân tố a và b đều ảnh hưởng lớn đến tổng dư nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên ảnh hưởng của nhân tố a tác động mạnh hơn đến tổng dư nợ. Việc thay đổi tăng lên của nhân tố a sẽ làm dư nợ tăng lên gấp đôi so với việc thay đổi của nhân tố b thể hiện qua các con số sau khi a
tăng thì Q1 đạt 32.730,198 triệu đồng và khi b tăng Q2 chỉ đạt 15.337,802 triệu đồng.
Nói tóm lại sự thay đổi của hai nhân tố a và b đều ảnh hưởng tích cực đến tổng dư nợ của Ngân hàng.
* Phân theo thời hạn cho vay
Bảng 4.13: Dư nợ theo thời hạn cho vay
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT % ST TT % ST % Ngắn hạn 201.683 58,64 235.585 60,09 33.902 16,81 Trung và dài hạn 142.272 41,36 156.438 39,91 14.116 9,96 Tổng 343.955 100 392.023 100 48.068 13,98 Nguồn: Phòng tín dụng
Dư nợ ngắn hạn năm 2005 chiếm 58,64% trong tổng dư nợ, năm 2006 chiếm 60,09%.
Tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn năm 2006 đạt 16,81% so với 2005, làm cho số tiền tăng thêm 33.902 triệu đồng.
Dư nợ trung và dài hạn năm 2005 chiếm 41,36%, năm 2006 chiếm 39,91% trong tổng dư nợ.
Tốc độ tăng của dư nợ trung và dài hạn năm 2006 tăng 9,96% so với năm 2005 làm cho số tiền tăng thêm 14.116 triệu đồng.
Ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ nâng cao doanh số cho vay, đánh giá đúng năng lực khách hàng mà còn tránh được rủi ro đôi khi xuất hiện trong quá trình phân tích tín dụng. Doanh số cho vay của Ngân hàng phản ánh số lượng, qui mô thực hiện trong vấn đề tín dụng, doanh số thu nợ nói lên khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng có hiệu quả không trong hoạt động tín dụng. Và cũng
0 10 20 30 40 50 60 70 2005 2006 Năm % Ngắn hạn Trung và dài hạn
cần xem xét thêm tình hình dư nợ của Ngân hàng mới thấy được chất lượng tín dụng hàng năm. Trước hết là dư nợ theo thời hạn tín dụng cho vay.
Hình 4.9: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn cho vay
Trong năm 2000 hoàn thành con đường quốc lộ 62 làm cho giao thông thuận tiện hơn, giao lưu kinh tế dễ dàng hơn, việc mua bán sản phẩm nông nghiệp không còn lệ thuộc vào ghe lái, cho nên tình hình giá cả ít bấp bênh hơn, người nông dân thu nhập khá hơn. Các năm vừa qua hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng đã tăng lên do mức sống của cư dân ở đây đã tăng lên rõ rệt. Từ đó mức dư nợ cũng tăng lên theo.
Thực tế cho thấy khi nền kinh tế phát triển, dư nợ Ngân hàng tăng có lợi cho nền kinh tế, đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho mọi thành phần kinh tế. Nhìn chung 2 năm gần đây dư nợ ngắn hạn có tăng với tốc độ tăng nhanh dư nợ trung và dài hạn, tuy tỷ trọng dư nợ trung hạn chiếm ít hơn nhưng đó là nguồn vốn quan trọng đối với người dân. Như vậy, khả năng về nhu cầu về vốn trung và dài hạn còn rất lớn đối với người dân.
* Phân theo ngành kinh tế
Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ năm 2005 chiếm 9,97% , năm 2006 chiếm 9,2% trong tổng cơ cấu dư nợ.
Tốc độ tăng trưởng ngành thương mại dịch vụ năm 2006 tăng 5,12% so với năm 2005 với số tiền tăng thêm 1.755 triệu đồng.
Tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp năm 2005 chiếm 90,03%, năm 2006 chiếm 90,08% trong tổng cơ cấu dư nợ.
Tốc độ tăng trưởng năm 2006 so với 2005 tăng 14,96% với số tiền tăng thêm 46.313 triệu đồng.
0 20 40 60 80 100 2005 2006 Năm % TM-DV Nông-lâm-ngư nghiệp
Bảng 4.14: Dư nợ phân theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT % ST TT % ST % CN- TTCN - - - - - TM-DV 34.297 9,97 36.052 9,2 1.755 5,12 Nông-lâm-ngư nghiệp 309.658 90,03 355.971 90,08 46.313 14,96 Ngành khác - - - - Tổng 343.955 100 392.023 100 48.068 13,98 Nguồn: Phòng tín dụng
Để thấy rõ tình hình dư nợ trong các ngành kinh tế nào tăng hay giảm cần đi sâu phân tích dư nợ theo từng ngành cụ thể.
Hình 4.10: Tỷ trọng dư nợ theo ngành kinh tế
Trong thương mại – dịch vụ đạt được mức tăng là do sự gia tăng đầu tư cho nông dân mua sắm và sữa chữa máy móc nông nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các đại lý phân bón, thuốc trừ sâu để kinh doanh.
Còn trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp do NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá ưu tiên cho vay nhiều đối với nông nghiệp và phát triển ngành nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá đã thực hiện theo nghị quyết tỉnh, Đảng bộ huyện Mộc Hoá về phát triển
nông nghiệp và nông thôn, tập trung vốn tín dụng cho sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp rất lớn.
* Phân theo thành phần kinh tế
Để thấy được tình hình dư nợ của các thành phần kinh tế ta xem bảng số liệu sau:
Bảng 4.15: Dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT % ST TT % ST % DNNN - - - - DN ngoài quốc doanh 6.048 1,76 4.743 1,21 -1.305 -21,58 Cá nhân, hộ sản xuất 337.907 98,24 387.280 98,79 49.373 14,61 Tổng 343.955 100 392.023 100 48.068 13,98 Nguồn: Phòng tín dụng
Năm 2005 tỷ trọng thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 1,76%, năm 2006 chiếm 1,21% trong tổng cơ cấu dư nợ.
Tốc độ tăng trưởng ngành này trong năm 2006 giảm 21,58% so với năm 2005 làm cho số tiền giảm 1.305 triệu đồng.
Tỷ trọng thành phần kinh tế cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh năm 2005 là 98,24%, năm 2006 là 98,79% trong tổng cơ cấu dư nợ.
14,61% là tốc độ tăng trưởng của thành phần kinh tế cá nhân, hộ sản xuất của năm 2006 so với năm 2005.
Mặc dù trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện có phát triển nhưng số lượng doanh nghiệp vẫn chưa nhiều, đa số là các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ họ cần các đồng vốn xoay vòng nhanh nên tiền gửi vào Ngân hàng ít và điều này ảnh hưởng đến dư nợ của Ngân hàng.
0 20 40 60 80 100 120 2005 2006 Năm % DN ngoài quốc doanh Cá nhân. hộ sản xuất
Hình 4.11: Tỷ trọng dư nợ theo thành phần kinh tế
Nói chung, NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá đã thực hiện đạt được chỉ tiêu của huyện. Đáp ứng được nhu cầu về vốn cho mọi ngành, mọi thành phần kinh tế thúc đẩy phát triển nền kinh tế huyện Mộc Hoá.