Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 64 - 75)

Ngân hàng nhà nước là cơ quản trực tiếp quản lý với thị trường ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM. Do đó, những kiến nghị chủ yếu được đưa ra với NHNN.

3.3.2.1 Thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết phù hợp

Tỷ giá cân bằng cung cầu là tỷ giá thị trường, linh hoạt, là sản phẩm của quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại tệ nhưng vẫn cần có sự điều tiết một cách vừa phải để có thể phát huy được ưu thế của nó. Hiện tại theo lý thuyết thì có 3 chế độ tỷ giá cơ bản đó là chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷ thả nổi hoàn toàn và chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Hiện tại thì Việt Nam đang thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết tức là ngân hàng nhà nước trực tiếp thực hiện chính sách tỷ giá này sẽ điều tiết tỷ giá phù hợp không có những biến động qua lớn gây bất lợi cho nền kinh tế. Nhưng dường như là NHNN đã quản lý quá chặt chẽ mà làm mất đi tính linh hoạt của chế độ tỷ giá này. Đó là việc ngân hàng nhà nước hầu như điều chỉnh tỷ

giá theo hướng tăng suốt trong khoảng thời gian trước 12/2007, cũng có nghĩa là NHNN đã gián tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu. Như vậy có thể nói là chính sách tỷ giá ơ Việt Nam tuy là thả nổi có điều tiết nhưng mức độ điều tiết hơi nhiều. Nhưng nếu bây giờ thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi hoàn toàn ngay mà ít điều tiết thì có lẽ sẽ gây ra những cú ‘sốc’ với một nền kinh tế còn đang phát triển và chưa có các yếu tố bền vững như Việt Nam. Do đó, NHNN có thể từ từ thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt phù hợp với các điều kiện phát triển của thị trường. Trên thực tế thì từ sau tháng 1/2008 tỷ giá đã không như NHNN mong muốn đó là xảy ra hiện tượng tỷ giá liên tục giảm xuống thấp hơn cả giá sàn mà NHNN công bố. Do đó cái đích tỷ giá linh hoạt nhưng có sự điểu tiết lúc cần thiết là rất quan trọng đối với thị trường ngoại hối Việt Nam. NHNN có thê thực hiện bằng cách nới dần biên độ giao động của tỷ giá. Nếu như trước kia là 0.25% thì tháng 3/2008 vừa qua NHNN cũng đã nhận ra được việc thả nổi tỷ giá nhưng điều tiết hợp lý là cần thiết nên NHNN đã nới rộng biên độ lên 1%. Và trong tương lai thì biên độ có thể nới rộng thêm 2% sẽ là phù hợp với thị trường ngoại hối Việt Nam trong thời gian tới. Việc nới rộng biên độ đó sẽ làm thị trường Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển hơn vì bây giờ sự can thiệp của NHNN vào tỷ giá sẽ giảm đi. Trước kia biên độ giao động 0.25% là qua ít, NHNN luôn phải sẵn sàng can thiệp nhưng khi biên độ mở rộng vừa phải thì NHNN sẽ đỡ phải can thiệp vào tỷ giá và để cho thị trường có thể tự điều chỉnh phù hợp. Hơn thế nữa việc mở rộng biên độ còn cho biêt tỷ giá có khả năng biến động lớn, nên buộc các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu phải quan tâm tới việc bảo hiểm cho rủi ro tỷ giá, và như vậy thì các sản phẩm như kỳ hạn, quyền chọn ngoại tệ của các ngân hàng sẽ có cơ hội phát triển.

(Tỷ giá phân tích ở trên là tỷ giá USD/VND)

Đối với thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: tỷ giá hay giá cả của ngoại tệ được hình thành theo qui luật cung cầu trên thị trường là nhân tố đóng vai trò quyết định trong việc phát triển TTNH hoạt động hiệu quả. Tỷ giá được hình thành theo 2 cấp: tỷ giá bán buôn và tỷ giá bán lẻ. Tỷ giá bán buôn được hình thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng còn tỷ giá bán lẻ hình thành trên cơ sở tỷ giá bán buôn cộng với chi phí bán lẻ.

Đối với Việt Nam do trình độ thị trường còn sơ khai, ngoài yếu tố tỷ giá còn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố can thiệp hành chính, do đó doanh số giao dịch ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng mới chỉ chiếm khoảng 25% do đó thị trường chỉ đóng vai trò thứ yếu, tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng chưa thể là tỷ giá cơ bản đặc trưng cho nền kinh tế. Do đó, việc hình thành và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là việc làm tất yếu để hình thành và phát triển TTNH Việt Nam

Đối với thị trường liên ngân hàng do định hướng lâu dài trong việc điều tiết thị trường ngoại tệ phải thông qua công cụ lãi suất nên lãi suất không những là yếu tố trung tâm của thị trường tiền tệ mà còn là công cụ hiệu quả để điều tiết TTNH. Về nguyên lý, giống như tỷ giá, lãi suất cũng được hình thành theo 2 cấp là lãi suất bán buôn và lãi suất bán lẻ.

Đối với Việt Nam, do thị trường tiền tệ liên ngân hàng còn trong qua trình đang định hình và phát triển, thủ tục phức tạp nên có mức độ thanh khoản chưa cao và doanh số giao dịch còn thấp. Việc ảnh hưởng của NHNN lên lãi suất thường phải thông qua các biện pháp như can thiệp trực tiếp, hay nói cách khác là thị trường không có độ nhạy cảm cao với việc thay đổi lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Chính vì vậy, để có thể sử dụng công cụ lãi suất vào việc điều tiết TTNH một cách có hiệu quả thì tất yếu phải hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân

hàng. Ngoài ra, việc hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng còn góp phần vào việc thúc đẩy phát triển các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.

3.3.2.3 Hoàn thiện phương pháp công bố tỷ giá

Hiện nay tại Việt Nam, tỷ giá VND hầu như mới chỉ gắn với USD mà rất ít gắn với các ngoại tệ khác. Điều này có thể được giải thích bởi lượng USD giao dịch trên thị trường ngoại hối chiếm một tỷ trọng qua lớn và phương pháp xác định và công bố tỷ giá VND/USD được xác định và công bố gần như độc lập hoàn toàn với quan hệ tỷ giá của USD với các ngoại tệ khác.

Thực tế cho thấy, USD có giá trị khá ổn định trong khi đó VND có giá trị thay đổi do ảnh hưởng bởi tỷ lệ lạm phát từ một nên kinh tế đang trong quá trình phát triển. Chính vì vậy việc ấn định tỷ giá của VND với USD là điểu bất hợp lý, nó làm giảm sức cạnh tranh trong thương mại quốc tế của Việt Nam. Mặt khác, hậu quả của chế độ ấn định tỷ giá VND/USD còn thể hiện ở chỗ nếu USD lên giá với các ngoại tệ khác thì VND cũng sẽ lên giá với các ngoại tệ khác, do đó kìm hãm xuất khẩu khuyến khích nhập khẩu. Trong khoảng thời gian từ tháng 1/2008 đến tháng 3/2008 thì tỷ giá USD/VND lại xảy ra tình trạng ngược lại, tức là USD giảm giá so với các ngoại tệ khác và đương nhiên VND sẽ giảm giá so với các ngoại tệ khác do đó khuyến khích nhập khẩu nhưng gây khó khăn cho xuất khẩu. Do đó với phương pháp ấn định và công bố tỷ giá so với USD như trên thì hoạt động của TTNH Việt Nam sẽ chứa đựng rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra khi mà giá trị của USD đột ngột thay đổi qua lớn so với các ngoại tệ khác.

3.3.2.4 Hoàn thiện công tác quản lý dự trữ ngoại hối

Để có thể thực hiện một chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết hợp lý thì việc dự trữ ngoại hối (DTNH) để can thiệp là rất thiết hơn nữa dự trữ ngoại hối còn cho

thấy sự khả năng phản ứng của nhà nước trước nhứng biến động lớn về tỷ giá cũng như thị trường ngoại hối. Quản lý dữ trữ ngoại hối tôt cũng sẽ góp phần thúc đây sự phát triển của thị trường ngoại hối. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng một cách đáng kể trong thời gian qua, cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phát triển hết sức khả quan. Nhưng trên thực tế thì việc dự trữ ngoại hối của Việt Nam còn nhiều vấn đề. Người viết chuyên đề này xin trích một số hạn chế và giải pháp chính từ bài viết ‘thực trạng quản lý dự trữ ngoại hối và giải pháp’ của tác giả Trần Thanh Hải:

Các hạn chế đối với dự trữ ngoại hối tại Việt Nam

Thứ nhất là, hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý DTNH còn bộc lộ nhiều bất cập về tổ chức thực hiện quản lý DTNH, về nghiệp vụ kiểm soát, quản lý nội bộ hoạt động quản lý DTNH.

Thứ hai là, chiến lược quản lý DTNH vẫn thụ động, hoạt động đầu tư dự trữ đơn điệu, chưa tương xứng với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập. Định hướng chiến lược quản lý DTNH chủ yếu mới chỉ đặt ra mặt cơ cấu đảm bảo an toàn tài sản, đáp ứng các nhu cầu chi tiêu trả nợ của Chính phủ, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, mà chưa đặt ra mức dự trữ, hay căn cứ để xác định DTNH chính thức của nhà nước ở tầm vĩ mô phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong từng thời kỳ như tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm pháp, xuất khẩu,…DTNH tăng chủ yếu do FDI, ODA và kiều hối thu hút tăng. Việc quản lý các luồng ngoại tệ ra, vào Việt Nam nhất là nguồn trả nợ (như L/C trả chậm, bảo lãnh…) còn hạn chế do sự phối hợp chưa hiệu quả, chưa nhịp nhàng trong điều hành xuất, nhập khẩu, ngân sách…

Thứ tư là, thiếu cán bộ có trình độ và kinh nghiệm thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối và chuyên gia phân tích, dự báo giỏi.

Để cóthể khắc phuc tình hình dự trữ ngoại hối trên cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định quản lý DTNH.

Thứ hai, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của các cấp quản lý DTNH

Thứ ba, tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng cho hoạt động đầu tư DTNH. Một trong những yêu cầu quan trọng của quản lý DTNH là đảm bảo sự có sẵn sử dụng, do đó, cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính xác đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ kịp thời.

Thứ tư, hình thành các quỹ DTNH theo chức năng và xây dựng cơ cấu ngoại tệ và cơ cấu đầu tư DTNH cho từng quỹ.

Thứ năm, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý DTNH và cán bộ phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô.

Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót kịp thời trong quá trình thực hiện nghiệp vụ đầu tư DTNH

Thứ bảy, có chiến lược tăng DTNH phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia

Thứ tám, củng cố bộ phận tổng hợp thông tin và báo cáo và dự báo thị trường.

3.3.2.5 Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động ngoại kinh doanh ngoại tệ

thị trường ngoại hối Việt Nam. Ở Việt Nam thì cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động ngoại hối đó là NHNN ngoài ra có một số cơ quan khác có liên quan như bộ tài chính hay chính phủ.

Trên thực tế, các qui định liên quan đến hoạt động KDNT tại Việt Nam còn rất nhiều vấn đề bất cập mà NHNN chưa đưa ra những giải pháp hay sửa đổi hợp lý. Xin lấy ví dụ về qui đinh buộc các ngân hàng giao dịch trong biên độ giao động đối với tỷ giá là ±0.25% trước tháng 3/2008. Khi đó do tỷ giá liên tục giảm nên trên thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng và cả BIDV giao dịch mua bán USD dưới mức giá sàn mà NHNN công bố. Nhưng do NHNN chỉ cố định tỷ giá giao dịch trong biên độ đối với USD/VND mà không cố định với các ngoại tệ khác. Do đó đã xảy ra tình trạng các NH thực hiện mua bán dưới tỷ giá sàn bằng cách giao dịch USD với một ngoại tệ khác sau đó mới lại giao dịch ngoại tệ đó với VND. Tức là đã thực hiện qua 2 giao dịch, như vậy là các ngân hàng vẫn thực hiện mua bán dưới tỷ giá sàn do NHNN công bố.

Có thể nói rằng luật điều chỉnh hoạt động KDNT nói riêng và TTNH nói chung còn mang tính bắt buộc, thiếu tính sáng tạo và nhiều kẽ hở nên các ngân hàng có thể lách luật một cách dễ dàng. Nhưng nhiều khi những qui định đó còn không hợp lý với thời điểm thị trường lúc đó. Do đó kìm hãm sự phát triển của thị trường ngoại hối.

Do đó NHNN cần hoàn thiện hệ thông pháp luật liên quan đến hoạt động KDNT theo các hướng sau:

Thứ nhất, nghiên cứu thị trường vào từng thời điểm và việc áp dụng nguồn luật hiện thời có còn phù hợp hay không để có thể kịp thời sửa đổi vì sự phát triển chung của TTNH.

Thứ hai, ban hành các văn bản luật hướng dẫn cụ thể về các qui định chung mà gây ra sự lầm lẫn hay hiểu sai từ phía các ngân hàng.

Thứ ba, sửa đổi các văn bản luật về kinh doanh ngoại hối hiện hành theo hướng dần dần tự dó hóa thị trường ngoại hối, giảm những can thiệp mang tính áp đặt của nhà nước hay NHNN vào tỷ giá hay vào các ngân hàng.

Kết luận

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới. Điều đó cũng đồng nghĩa với viêc Việt Nam đang ngày càng tham gia hội nhập sâu vào một nền kinh tế toàn cầu hóa và cái mốc mà nhà nước phải thực hiện mở cửa với lĩnh vực kinh doanh ngân hàng cũng đang đến gần. Khi mà các ngân hàng nước ngoài thật sự gia nhập vào nền kinh tế Việt Nam thì đó sẽ là một sự cạnh tranh quyết liệt và nhất định sẽ xảy ra tình trạng các ngân hàng thôn tính lẫn nhau hay sát nhập nếu như khả năng tài chính của các ngân hàng đó không đủ. Do đó trong điều kiện hiện tài khi mà nền kinh tê Việt Nam còn đang trong quá trình phát triển và các cam kết mở cửa với lĩnh vực ngân hàng còn chưa thực hiện thì các ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng cần củng cổ vị thế, thương hiệu và năng lực tài chính của mình để có đủ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

Để có thể nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng thì phát triển hoạt động KDNT là hết sức cần thiết đối với BIDV. Khi mà nền kinh tế mở cửa thì hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư quốc tế sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, cũng tức là dòng ngoại tệ trên thị trường sẽ luân chuyên mạnh hơn, thị trường ngoại hối sẽ có cơ hội phát triển hơn. Do đó BIDV cần phát triển hơn nữa hoạt động KDNT của mình để có thể trước hết là đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với sự phát triển của thị trường. Thứ đến là có đủ khả năng cạnh tranh với không chỉ các ngân hàng trong nước mà còn với cả các ngân hàng nước ngoài sẽ tham gia thị trường trong thời gian tới.

Thực tế hiện tại thì hoạt động KDNT của BIDV có một số vấn đề như đã phân tích ở trên. Để có thể phát triển hoạt động KDNT của mình thì trong số những giải pháp đề cập ở trên BIDV cần chú trọng đến 3 giải pháp chính mà nó chi phối đến cả các giải pháp khác đó là: phát huy nhân tố con người một cách tích cực chủ động trong hoạt động KDNT, không ngừng hoàn thiện công nghệ đáp ứng sự phát

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w