Chất lượng nhà ở cho công nhân.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN CÁC KCN. (Trang 26 - 29)

2. Thực trạng của nhà ở công nhân các KCN ở nước ta.

2.1.2. Chất lượng nhà ở cho công nhân.

Chất lượng nhà ở do dân xây dựng cho thuê.

Về hình thức: Chỉ tiêu về diện tích nhà ở trên số thành viên sinh sống trong nhà (m2 /người) giúp phản ánh được chất lượng ở của công nhân trong các khu nhà trọ cho thuê. Tỷ lệ này trung bình trên cả nước ta mới chỉ xấp xỉ 2.5m2/người, trong khi đó, theo mục tiêu phát triển của Đảng và Nhà nước ta đến năm 2020 đối mọi người dân, tỷ lệ này phải đạt đến 15m2/người.

Đồ thị 1: Diện tích nhà ở cho một công nhân năm 2006

Nguồn: www.moc.gov.vn

Loại nhà này chủ yếu là nhà cấp bốn với các kết cấu không đủ tiêu chuẩn, dùng vật liệu tạm như tre, ván ép, nếu là tường xây thường sử dụng gạch 110, mái lợp ngói hoặc Fibôximăng, chiều cao nhà khoảng 3m, trời nóng rất nóng, trời mưa thì dột. Mặt bằng nhà thường tổ chức liền căn, hành lang bên hoặc giữa rất hẹp và

không được thông gió tự nhiên, không cây xanh, mặt nước. Loại nhà này có ở tất cả các KCN trong toàn quốc, đặc biệt là tại tỉnh Bình Dương, Đồng Nai...

Về

hệ thống cơ sở hạ tầng: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở loại hình nhà ở này rất sơ sài và yếu kém. Sự đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của công nhân như điện nước còn nhiều hạn chế. Hệ thống điện không đủ sáng, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng thiếu điện. Nước sinh hoạt hàng ngày dùng nước giếng khoan, hoặc giếng ao làng, dễ gây mất vệ sinh và dịch bệnh.

Biểu đồ 5: Tỷ lệ công nhân sử dụng các nguồn nước khác nhau

Đơn vị: %

Nguồn nước sử dụng Dùng nước máy Nước giếng Nguồn khác

Tỉnh Bình Dương 18 65 17

Tỉnh Đồng Nai 21 70 9

TP Hồ Chí Minh 15 77 8

Nguồn:www.khucongnghiep.com.vn

Biểu đồ 6: Tỷ lệ công nhân sử dụng điện tại các tỉnh, thành phố

Đơn vị: %

Tỉnh, thành phố Có điện

Điện kiên cố Điện tạm

Tỉnh Bình Dương 21 68 11

Tỉnh Đồng Nai 18 72 10

TP Hồ Chí Minh 25 65 10

Nguồn:www.khucongnghiep.com.vn

Đồng thời, trong các khu trọ cũng không có hệ thống xử lý nước thải, rác thải nên đã gây tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thậm chí có những dãy nhà trọ cho công nhân thuê không có cống nước thải, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khoẻ, đời sống của người lao động.

Nhìn chung, tình hình thực tế xây dựng nhà ở cho công nhân cho thấy rằng hiện nay chất lượng của hình thức nhà do các hộ tư nhân xây dựng vẫn chưa đảm

của người công nhân. Do phải sống trong các khu nhà với chất lượng thấp kém như vậy đã làm cho người lao động không thể yên tâm sản xuất, nâng cao tay nghề, không có ý định gắn bó lâu bền với doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng của người lao động và năng suất lao động của doanh nghiệp.

Chất lượng nhà ở do doanh nghiệp các KCN, các công ty kinh doanh và các tổ chức khác xây dựng.

Để thấy rõ được thực trạng và sự khác biệt giữa chất lượng nhà ở do tư nhân xây dựng với chất lượng nhà do các doanh nghiệp KCN, doanh nghiệp kinh doanh nhà ở xây dựng chúng ta vẫn phân tích theo hai tiêu chí: hình thức nhà ở, hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu nhà ở.

Về hình thức: Nhà ở cho công nhân do doanh nghiệp KCN hay doanh nghiệp kinh doanh nhà ở, các tổ chức khác không có nhiều sự khác biệt về tỷ lệ diện tích nhà ở trên một đầu người, trung bình 8m2/người. Loại nhà này được xây do nhiều lý do về tiêu chuẩn thiết kế, về vốn đầu tư, về quy định của chính quyền địa phương…nên có tỷ lệ cao gấp 3 lần so với loại nhà ở do dân tự xây dựng.

Biểu đồ 7: Diện tích nhà ở cho một công nhân tại các tỉnh, thành năm 2006.

Đơn vị: m2/người

Tỉnh, thành phố Nhà ở của DN Nhà ở của công ty KD nhà

TP Hồ Chí Minh 6 - 7 8 - 9

Tỉnh Bình Dương 6 - 8 8 - 10

Tỉnh Đồng Nai 8 - 9 6 - 8

Nguồn: www.horea.org.vn

Khu nhà ở cho công nhân là những khu nhà cao tầng (từ 3 đến 5 tầng trở lên), diện tích trung bình của mỗi phòng 8 m2/người. Các phòng đều đảm bảo được các điều kiện tối thiểu về ánh sáng, nhiệt độ, độ thoáng mát của ngôi nhà... Trong mỗi phòng được trang bị những vật dụng cần thiết như tủ cá nhân, quạt trần, quạt treo tường, giường đơn cho mỗi công nhân. Xung quanh khu nhà ở được bố trí cây

xanh một phần để tạo ra môi trường trong lành cho khu nhà, phần khác tạo nên vẻ đẹp cho quang cảnh quanh khu nhà ở dành cho công nhân.

Về hệ thống cơ sở hạ tầng: Hình thức nhà ở này có đầy đủ hệ thống cấp nước sạch, cung cấp điện. Theo những quy định về xây dựng khu nhà ở cho công nhân lao động thì loại nhà này đều phải đảm bảo có hệ thống thoát nước thải, thu gom rác thải; đồng thời hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng được chú trọng.

Biểu đồ 8: Điều kiện điện, nước và xử lý nước thải của nhà ở cho công nhân.

Đơn vị: %

Tỉnh, thành phố Có HT xử lý nước thải Dùng nước máy Điện ổn định

TP Hồ Chí Minh 80 92 87

Tỉnh Bình Dương 86 90 81

Tỉnh Đồng Nai 77 85 90

Nguồn: www.monre.org.vn

Hai loại nhà ở này cho công nhân có những điều kiện về hình thức, cơ sở hạ tầng tốt hơn hẳn loại nhà do dân tự xây dựng. Nguyên nhân chủ yếu là do các khu nhà ở này thường nằm lân cận các KCN sản xuất nên những điều kiện về điện, nước, hệ thống nước thải, môi trường cảnh quan xung quanh… đều được đảm bảo.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN CÁC KCN. (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w