Nhận thức chung về kế hoạch phòng ngừa tội phạm.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giai đọan điều tra ban đầu các vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trang 160 - 165)

2. Xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm

2.1 Nhận thức chung về kế hoạch phòng ngừa tội phạm.

2.1.1. Khái niệm về xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm.

Thuật ngữ “kế hoạch “ theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là: “Toàn bộ những điều vạch ra có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức trình thời hạn tiến hành”. Công tác phòng ngừa tội phạm là một hoạt động có chủ định của Nhà nước hoặc từng cơ quan đơn vị trên từng địa bàn cụ thể, vì vậy cần có kế hoạch cụ thể rõ ràng. Từ khái niệm về kế hoạch nói chung, chúng ta hiểu: Kế hoạch phòng ngừa tội phạm là toàn bộ những công việc dự định cần tiến hành theo những cách thức trình tự thời gian nhất định nhằm xoá bỏ nguyên nhân điều kiện tội phạm, ngăn chặn tình trạng tội phạm trong những phạm vi quy mô nhất định.

Trong khoa học nghiên cứu về tội phạm và biện pháp phòng ngừa tội phạm đã được đặt ra nghiên cứu về kế hoạch hóa phòng ngừa tội phạm. Đó là quan điểm đưa toàn bộ công tác phòng ngừa tội phạm được thực hiện theo một kế hoạch thống nhất nhằm nâng cao hiệu quả của biện pháp phòng ngừa của các lực lượng cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân. Nhiệm vụ của kế hoạch hoá phòng ngừa tội phạm có hai nhiệm vụ cơ bản:

a) Xây dựng, xác lập kế hoạch phòng ngừa.

b) Tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm biến những dự định đã đặt ra trong kế hoạch trở thành hiện thực: Xoá bỏ nguyên nhân điều kiện Tình trạng tội phạm và ngăn chặn, làm giảm tội phạm

Đó là những quá trình cần thiết của kế hoạch hoá hoạt động phòng ngừa tội phạm, chúng có mối quan hệ chặt chẻ với nhau tác động ảnh hưởng lẫn nhau, đảm bảo cho hoạt động phòng ngừa tội phạm được tiến hành một cách khoa học và có hiệu quả.

Từ quan niệm trên, chúng ta hiểu khái niệm xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm là: hoạt động của cơ quan có thẩm quyền soạn thảo mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng, biện pháp, phân công cách nhiệm giữa các lực lượng trong hoạt động phòng ngừa tội phạm theo phạm vi, quy mô nhất định nhằm chỉ đạo hướng dẫn thực hiện những yêu cầu của công tác phòng ngừa tội phạm trong thực tế đấu trtanh chống tội phạm.

Như vậy xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm là một bước trong quá trình hoạt động phòng ngừa tội phạm. Trong bước này, những cơ quan có thẩm quyền (Công an, coa quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các ngành các lĩnh vực…) soạn thảo ấn định những nội dung cơ bản như mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp, dự kiến phân công trách nhiệm giữa các lực lượng có liên quan trong hoạt động phòng ngừa tội phạm. Yêu cầu của bước này là có một văn bản kế hoạch được soạn thảo khoa học để ban hành và chỉ đạo hoạt động thực tiển phòng ngừa tội phạm ở một địa bàn nhất định, trong một thời gian nhất định.

2.1.2. Vị trí, ý nghĩa của công tác xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm

Trong hoạt động của Nhà nước và xã hội, V.I Lênin đã khẳng định: “Kế hoạch là cương lĩnh thứ 2”. Đó là sự khẳng định về vị trí ý nghĩa to lớn của kế hoạch. Việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động phòng ngừa tội phạm. Điều đó đượcthể hiện ở những khía cạnh sau:

- Xây dựng kế hoạch phòng ngừa ở một địa bàn đơn vị cụ thể là sự cụ thể hoá những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Vì vậy kế hoạch phòng ngừa có ý nghĩa tạo cơ sở cho các cấp các ngành thực hiện những nội dung cụ thể của hoạt động phòng ngừa tội phạm. Bởi vì trong quá trình xây dựng kế hoạch, các cấp có thẩm quyền đã vạch rõ mục tiêu, phương hướng, biện pháp tổ chức hoạt động phòng ngừa. Điều đó giúp cho các cấp thực hiện có cơ sở , điều kiện để tiến hành theo trình tự quy định của kế hoạch đã vạch ra.

- Xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm hợp lý, khoa học sẽ

giúp cho các cấp, các ngành và cá nhân cụ thể thực hiện hiệu quả các công việc được giao công tác phòng ngừa được giao, từ đó tránh được sự lãnh phí và công sức, kinh phí trong quá trình hoạt động, tránh được sự trùng lập hoặc sơ hở thiếu sót khi tiến hành. Cũng trong ý nghĩa này, khi tổ chức tiến hành hoạt động phòng ngừa trên cơ sở một kế hoạch được xây dựng đúng đắn sẽ đảm bảo huy động được lực lượng đông đảo mọi người tham gia phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng đó theo một mục tiêu phương hướng thống nhất.

- Xây dựng kế hoạch phòng ngừa tốt còn có tác dụng là một cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, các cơ quan lãnh đạo có thẩm quyền tiến hành tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra hoạt động phòng ngừa của các lực lượng, tổ chức xã hội.

Chúng ta hiểu rằng, kế hoạch có tính pháp lệnh, đó là một văn bản pháp quy, bởi vậy xây dựng được kế hoạch, tức là đã tạo ra một cơ sở pháp lý, một công cụ quan trọng để chỉ đạo hướng dẫn hoạt động phòng ngừa tội phạm đối với các cơ quan chỉ đạo thực hiện phòng ngừa tội phạm.

Với những ý nghĩa như trên, đòi hỏi trong hoạt động phòng ngừa tội phạm cần phải chú ý ngay từ đầu bước xây dựng kế hoạch phòng ngừa, đảm bảo tính khoa học và sâu sắc ohục vụ cho việc tiến hành trên thực tế công việc phòng ngừa ở trong những phạm vi không gian và thời gian nhất định.

2.1.3. Phân loại kế hoạch hoạt động phòng ngừa tội phạm.

Hoạt động phòng ngừa tội phạm là hoạt động đa dạng với nhiều hình thức, biện pháp phong phú. Vì vậy kế hoạch phòng ngừa cũng có nhiều loại khác nhau tuỳ thuộc vào phạm vi yêu cầu hoạt động và lực lượng tiến hành. Điều đó đặt ra yêu cầu trong nghiên cứu về xây dựng kế hoạch cần xác định phân loại các kế hoạch cụ thể để có phương pháp xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phù hợp.

Khi phân loại kế hoạch phòng ngừa cần dựa trên các tiêu chí sau đây:

a. Phân loại kế hoạch phòng ngừa tội phạm theo thời gian.

Đây là những loại kế hoạch được phân chia theo những khoảng thời gian nhất định theo yêu cầu của công tác phòng ngừa tội phạm. Cách chia này gồm hai loại chính:

- Kế hoạch phòng ngừa ngắn hạn:

kế hoạch ngắn hạn thường được chia theo quý, nữa năm hoặc một năm. Trong kế hoạch này vạch ra phương hướng giải quyết những nhiệm vụ phòng ngừa cụ thể, trước mắt trong một giai đoạn ngắn nhằm phục vụ một yêu cầu phòng chống tội phạm cụ htể.

- Về kế hoạch dài hạn:

kế hoạch phòng ngừa tội phạm dài hạn là những kế hoạch được thực hiện trong năm 5, 10 năm trở lên. Loại kế hoạch này thường có quy mô lớn, tiến hành rộng rãi và giải quyết những vấn đề cơ bản về phòng ngừa ngăn

chăn Tình trạng tội phạm trong phạm vi cả nước hoặc ở một địa phương nhất định.

Những kế hoạch được phân chia theo thời gian như trên có tính chất tương đối, có thể thay đổi theo yêu cầu phòng ngừa tội phạm.

b. Phân loại kế hoạch phòng ngừa tội phạm theo phạm vi lãnh thổ hoặc lĩnh vực hoạt động xã hội.

Do tính chất đan dạng của Tình trạng tội phạm và nguyên nhân điều kiện của nó, do chức năng nhiệm vụ phạm vi quyền hạn của câc chủ thể phòng ngừa và do đặc điểm riêng của từng vùng lãnh thổ, lĩnh vực xã hội có những đặc điểm khác nhau, từ đó dẫn đến việc tiến hành phòng ngừa của mỗi vùng lãnh thổ có khác nhau. Vì vậy khi thực hiện cần có những kế hoạch khác nhau. Theo tiêu chí này có thể phân loại các kế hoạch sau:

- Kế hoạch phòng ngừa trong phạm vi cả nước, trong phạm vi một tỉnh, một huyện, một xã, một thôn.

- Kế hoạch phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực kinh tế văn hoá, giáo dục, du lịch, dịch vụ…

- Kế hoạch phòng ngừa tội phạm của các cơ quan xí nghiệp, tập thể lao động, trường học, hợp tác xã.

Mõi loại kế hoạch như trên có những nội dung, biện pháp tiến hành cụ thể. Cần phải căn cứ vào điều kiện cụ thể để xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch một cách sát hợp.

c. Phân loại kế hoạch phòng ngừa tội phạm theo đối tượng cụ thể của hoạt động phòng ngừa tội phạm.

Trong quá trình phòng ngừa tội phạm có những lúc, những nơi nổi lên những loại tội phạm cụ thể, điều đó đòi hỏi cần có những biện pháp phòng ngừa cụ thể cá biệt đối với từng loại tội phạm cụ thể, vì vậy cần đến những kế hoạch phòng ngừa riêng bịêt, cụ thể bao gồm các loại sau:

- Kế hoạch phòng ngừa tội phạm giết người.

- Kế hoạch phòng ngừa tệ nạn nghiện hút…

Những loại kế hoạch mang tính chất chuyên môn nghiệp vụ nhiều hơn, vì vậy thường do các cơ quan chức năng phòng chống tội phạm xây dựng và tổ chức thực hiện, đó là các cơ quan Công an, Toà án, Viện kiểm sát, Tư pháp…Tuỳ theo mỗi cơ quan đơn vị, căn cứ vào yêu cầu phòng ngừa từng loại đối tượng cụ thể mà xây dựng, vạch ra những nội dung biện pháp thực hiện cụ thể.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giai đọan điều tra ban đầu các vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trang 160 - 165)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w