Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHCSXH Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hà Nôi (Trang 45 - 49)

Giai đoạn 2006 – 2010 và các năm tiếp theo, ngoài việc tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm, NHCSXH Hà Nội còn phải thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao theo Nghị quyết số 06/2006/NQ – CP ngày 4/5/2006.

Cụ thể năm 2007, NHCSXH Hà Nội phấn đấu đạt chỉ tiêu về nguồn vốn 2800 tỷ đồng tăng 43% so với năm 2006, dư nợ 521,1 tỷ đồng 26,7% so với năm 2006. Trong đó:

*Cho vay hộ nghèo: 342 tỷ đồng, tăng 25,7%

*Cho vay giải quyết việc làm: 138 tỷ đồng, tăng 19%

*Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: 8 tỷ đồng, tăng 14,3% *Cho vay xuất khẩu lao động: 0,5 tỷ đồng, tăng 66,7%

*Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ: 18,6%, tăng 24% *Cho vay NS & VSMTNT: 14 tỷ đồng

tỷ lệ thu nợ đạt 99 – 100% kế hoạch, tỷ lệ nợ quá hạn đạt dưới 1%, tỷ lệ kiểm tra đạt 100% số Tổ TK&VV, dự án và đối chiếu tối thiểu 50% số hộ vay. Về các chính sách đối với người lao động mục tiêu: Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, ngày càng nâng cao đời sống vật chất; tinh thần cho người lao động.

Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 và các năm tiếp theo cho vay vùng khó khăn, khắc phục được những khó khăn trước mắt, cũng như lâu dài thì mới đáp ứng nhu cầu tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH Hà Nội cần phải có nguồn vốn lớn với lãi suất phù hợp khi nguồn lực Nhà nước có hạn. Do vây, chúng ta cần có định hướng, chiến lược đồng bộ mang tính lâu dài và bền vững. Cụ thể như:

Thứ nhất: 100% vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đến được với hộ nghèo và các đối tượng chính sách; tất cả hộ nghèo có nhu cầu vay vốn đều được hỗ trợ và tư vấn cách thức sử dụng vốn sản xuất, chuyển mạnh sang đầu tư theo các

chương trình dự án, tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống

Thứ hai: Tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý đã xác định, mở rộng phương thức đầu tư uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội, không chỉ cho vay hộ nghèo, cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn mà mở rộng uỷ thác tới các chương trình tín dụng khác mà người thụ hưởng là cá nhân, hộ kinh tế gia đình khó khăn trên địa bàn xã, huyện.

Thứ ba: Có đề án tăng cường năng lực quản lý theo hướng xây dựng ngân hàng hiện đại trong tương lai, thay thế quy trình công nghệ thủ công năng suất lao động thấp, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham ô, phấn đấu giảm chi phí giao dịch tối thiểu cho khách hàng và ngân hàng

* Thực hiện định hướng trên, kế hoạch hoạt động được xác định như sau: Một là: Xây dựng kế hoạch chiến lược dài hạn 5, 10, 20 năm: Việc tạo lập nguồn vốn, sử dụng vốn, phấn đấu mỗi năm góp phần giảm được bao nhiêu % hộ nghèo? tạo được bao nhiêu việc làm? hỗ trợ bao nhiêu cho doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn? Phương hướng đào tạo nâng cao trình độ nhân lực đổi mới công nghệ và các dịch vụ, định hướng về tự chủ tài chính.. để thích ứng với tình hình mới. Việc xây dựng kế hoạch chiến lược dài hạn của NHCSXH Hà Nội phải khoa học, cụ thể, có tính thuyết phục cao, là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để kêu gọi và thuyết phục các nhà tài trợ trong và ngoài nước đầu tư vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua kênh tín dụng của NHCSXH.

Hai là: Hàng năm ngoài việc xin cấp vốn điều lệ và các nguồn khác có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước cần tranh thủ khai thác các nguồn vốn ổn định, bền vững như: vay vốn ODA; phát hành trái phiếu Chính phủ; công trái xoá đói giảm

nghèo với thời hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm..; đặc biệt là trái phiếu dài hạn 5, 10, 15, 20 năm; trình Chính phủ cho phéo được huy động tiền gửi 2% đối với tất cả các đối tượng có hưởng lợi trong thanh toán. Coi đây là sự đóng góp của các tổ chức này vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

Ba là : Khi gia nhập WTO thì các tổ chức, cá nhân, thương gia nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ…sẽ đến và có quan hệ với Việt Nam nhiều hơn. Vì vậy, công tác tuyên truyền đóng một vai trò quan trọng, các bài viết Tiếng Việt cần biên dịch ra các thứ tiếng nước ngoài, nêu tổng quát về chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo như: những thành quả đạt được về mặt kinh tế, chính trị - xã hội, định hướng hoạt động trong tương lai của NHCSXH để các tổ chức; thương gia; cá nhân; tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước hiểu rõ về công cuộc xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước nói chung và hoạt động của NHCSXH Hà Nội nói riêng. Bên cạnh đó, xây dựng đội ngũ làm công tác quan hệ quốc tế chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, hiểu được tập quán văn hoá, kinh doanh quốc tế. Việc tiếp cận trực tiếp và thuyết phục các nhà tài trợ quốc tế như: WB, IMF, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp, thương gia với tiềm lực tài chính mạnh có thể tạo ra nguồn vốn ổn định không lãi, hoặc lãi suất thấp một cách thuận lợi hơn.

Bốn là: Tham gia thị trường liên ngân hàng để tránh lãng phí vốn, tận dụng, sử dụng tối đa nguồn vốn nhằm tăng thu nhập, giảm chi phí cấp bù cho Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn và triển khai các sản phẩm dịch vụ của NHCSXH.

Năm là : Triển khai các sản phẩm, dịch vụ như: thanh toán chuyển tiền điện tử, thu hộ, chi hộ bảo hiểm, mobile Banking… từ đó có thể tăng thêm nguồn vốn huy động nhàn rỗi của các tổ chức chính trị - xã hội, Kho bạc Nhà nước, bảo

hiểm, dân cư. Đồng thời tăng thêm nguồn thu, từng bước nâng cao tính tự chủ tài chính cho NHCSXH Hà Nội.

Sáu là: Tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh chính sách, cơ chế quản lý, đặc biệt là cơ chế huy động vốn, cơ chế tín dụng và cơ chế tài chính. Đến năm 2010, các chi phí quản lý ngành (trừ chi phí lãi suất huy động) được thực hiện trên cơ sở nguồn thu lãi cho vay cà các dịch vụ ngân hàng, giảm cấp bù cho Ngân sách Nhà nước Bảy là: Xây dựng và thực hiện chương trình tin học hiện đại để giải quyết những khó khăn về tổ chức mạng lưới, về nhân lực và điều hành tác nghiệp của Ngân hàng. Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành gọn nhẹ, bỏ cầu cấp trung gian, khuyến khích tính năng động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm từ cơ sở.

Thật vậy, với lộ trình cổ phần hoá các NHTM như hiện nay sẽ có rất nhiều ảnh hưởng, tác động đến nguồn vốn và hoạt động của NHCSXH. Chính vì vậy, NHCSXH cần có định hướng phát triển trong những giai đoạn tiếp theo nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của NHCSXH.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hà Nôi (Trang 45 - 49)