2.1.Sự phát triển của thị trường chứngkhoán Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứngkhoán Việt Nam
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
2.1.Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoánViệt Nam Việt Nam
Thị trường chứng khoán là một dạng của thị trường mà ở đó đối tượng được giao dịch là loại giấy tờ có giá ( chứng khoán ). TTCK là một dấu hiệu đồng thời là một bộ phận quan trọng của một nền kinh tế thị trường đang hoạt động. Sớm nhận thức được vai trò của TTCK, ngay từ những năm đầu của công cuộc cải tổ nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phải xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam có trật tự, dưới sự quản lý của Nhà nước trên cơ sở đạt được sự chính muồi về cá điều kiện thiết nhằm khai thác và sử dụng có hiệu qua nhất nguồn vốn hạn hẹp của nền kinh tế, đảm bảo các mục tiêu vốn trong nước là quyết định trong chiến lược huy động và sử dụng cá nguồn vốn. Trên cơ sở chủ trương này, ngay từ đầu những năm 1990 chúng ta đã rất tích cực học hỏi kinh nghiệm từ cá nước đi trước, đồng thời chuẩn cá điều kiện cần thiết cho việc hình thành và phát triển TTCK Việt Nam.
Ngày 20/7/2000, Trung tâm giao dịch chưnứg khoán Tp. Hồ Chí Minh đã chính thức khai trương đi vào hoạt động, đây là cột mốc quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển TTCK Việt Nam, đồng thời là một bước đột phá cơ bản, quan trọng trong chiến lược khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thế kỷ 21. Sau hơn hai tháng chính thức đi vào hoạt động, Trung tâm giao dịch chứng khoán thu hút một lượng nhất định cá nhà đầu tư tham gia giao dịch mua bán trên thị trường, trong hai tuần đầu thị trường khá sôi động nên chỉ số giá chứng khoán và khối lượng vốn giao dịch trên thị trường liên tục tăng lên, phiên
cao nhất đạt khối lượng giao dịch đã đạt gần 2,5 tỷ đồng gấp 25 lần so với phiên giao dịch đầu tiên. tuy nhiên, hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh nói riên và TTCK Việt Nam nói chung trong thời gain này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Cho đến năm 2003, sau hơn hai năm hoạt động, trên sàn giao dich của TTGDCK đã có 19 loại cổ phiếu và 28 loại trái phiếu được niêm yết. Tuy nhiên, đây vẫn là thời kỳ thử nghiệm để đi đến xây dựng Trung tâm này thành một SDGCK hiện đại, hoàn chỉnh. Chúng ta vẫn chưa có một TTCK đầy đủ theo đúng nghĩa, sự tham gia của các định chế tài chính trung gian vào thị trường này còn ở mức độ thăm dò,nhiều tổ chức còn đứng ngoài cuộc. Đến năm 2003, sao hai năm hoạt động của TTCK VIệt Nam có thể được chia làm hai thời kỳ rõ rệt, thời kỳ tăng trương và thời kỳ suy thoái.
- Thời kỳ tăng trưởng bắt đầu từ phiên giao dịch đầu tiên ( ngày 27/7/2000 ) đén ngày 25/6/2001 là thời kỳ giá CK tăng liên tục ; số lượng tài khoản mở tại cá công ty CK cãng tăng rất nhanh, trung bình có 1000 tài khoản được mở trong một tháng; chỉ số VN- index tăng hơn 400%, đạt trên 500 diẻm, cao hơn cả TTCK Thái Lan và Thượng Hải – những thị trường ra đời trước thị trường của ta hàng chục năm.
- Thời kỳ suy thoái bắt đầu từ ngày 26/6/2001 đến năm 2003, TTCK Việt Nam luôn ở trogn tình trạng sụt giảm cả về sức cầu lẫn các chỉ số đặc trưng của thị trường khiến các nhà quan sát đã phải dùng đến những từ “ ảm đạm”, “ngủ gật”, “sớm nắng chiều mưa”,v.v để chỉ tình trạng của TTCK Việt Nam. Cho đén phiên giao dịch lần thứ 419 ngày 13/11/2002, chỉ số VN- index sụt xuóng chỉ còn 175,63 điểm.
Theo tư liệu của TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh, trong 10 tháng đầu năm 2002 có 193 phiên giao dịch vớ tổng khối lượng đặt mua là 49.081.240 CK (bình quân một phiên là 251.119); tổng khối lượng đặt bán là 51.071.580 CK ( bình quân 280.017 CK một phiên). Khối lượng CK được đặt bán cao hơn được đặt mua là 1.990.340. Hiện có khoảng 13.000 tài khoản giao dịch mở tại cá công ty chứng khoán nhưng thực tế giao dịch thực hiện chỉ ở triên vài trăm tài khoản.
Trong số cá nhà đầu tư có tổ chức, chỉ có duy nhất công ty Dragon Capital là tích cực tham gia mua cổ phiếu; số tổ chức còn lại thì hầu như hoạt động cầm chừng hoặc án binh bất động. Trước tình hình giao dịch CK ngày càng kém sôi động trên thị trường, một nhóm cá nhà đầu tư cá nhân kêu gọi thành lập Hiệp hội các nhà đầu tư CK để có tiếng nói mạnh hơn với cá nhà quản lý thị trường CK và bảo vệ quyền lợi của mình.
Trên đây là một vài nét phác thảo qua về sự hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam trong những năm đầu mới thành lập, qua đó thấy được một chặng đường cũng vói những thành tích đã đạt được và những tồn tại của thị trường ( phần này sẽ được phân tích kỹ hơn trong mục sau nói về thực trạng của thị trường chúng khoán Việt Nam hiện nay)