Mô hình rủi ro kiểm toán ứng dụng mô hình phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro (Trang 71 - 72)

II. CÁC MÔ HÌNH RỦI RO KIỂM TOÁN

2.4 Mô hình rủi ro kiểm toán ứng dụng mô hình phân tích SWOT

Dựa trên những khái niệm cơ bản về rủi ro gắn với nguy cơ, cơ hội, kết quả tích cực và tiêu cực ( trong phần 1.1- Khái niệm rủi ro ). Hơn nữa quan điểm khi đánh giá rủi ro kiểm toán đã thay đổi về phạm vi và nhận thức, đặc biệt sau khi ISA 315 được chính thức đưa ra. Như vậy, khi đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV cần phải đặt chúng trong mối quan hệ hữu cơ với rủi ro kinh doanh.

ISA 315 – Kiểm toán viên nên có được sự hiểu biết về thực thể và môi trường của khách thể…một cách đầy đủ để xác định và đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu trong các bảng khai tài chính… ( auditor should obtain an understanding of the entity and its environment…sufficient to identify and assess the risk of material misstatement in the financial statements)

Các loại rủi ro cần đánh giá:

Rủi ro kinh doanh – business risk ( bao gồm :rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro mức đạt yêu cầu – fiancial risk,operational risk, compliance risk.

Rủi ro kiểm toán – audit risk = rủi ro mà kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phù hợp

Đặc biệt, quan điểm trên rất hữu ích trong các loại hình kiểm toán ngoài kiểm toán tài chính như kiểm toán hoạt động, kiểm toán liên kết, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán kiểm soát nội bộ…….

Ngoài ra, do một số nhược điểm của mô hình 2.1 ( đã phân tích ở mục 2.1 mô hình rủi ro kiểm toán chung). Do đó đặt ra một yêu cầu cần có một mô hình khác bổ sung cho mô hình 2.1 và có thể đứng độc lập tạo thành mô hình chung cho các loại hình kiểm toán có thể áp dụng.

Nhóm chúng tôi xin đề xuất một mô hình mới dựa trên phân tích SWOT và đặt tên là mô hình phân tích SWOT ( đúng theo tên gọi ban đầu của nó )

Một phần của tài liệu Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w