Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ” potx (Trang 36 - 40)

III. Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ tại SGD NHNT.

3.2.1.2.Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Ngân hàng thường đánh giá xếp loại tín dụng doanh nghiệp theo phương pháp so sánh dựa vào loại hình doanh nghiệp và các chỉ tiêu tài chính đã xác định (

tính toán dựa trên báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình dư nợ của khách hàng, thông tin phi tài chính khác...)

Đối tượng khách hàng được phân tích, đánh giá xếp loại tín dụng là các doanh nghiệp dự định vay vốn hoặc đang có quan hệ tín dụng tại ngân hàng và có thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh được ít nhất hai năm.

a, Quy trình chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch.

Sơ đồ II.1 : quy trình chấm điểm tín dụng doanh nghiệp

b, Nội dung chấm điểm tín dụng tại SGD

(cách chấm chi tiết trong bảng phụ lục )

Chấm điểm tài chính :

- Chấm điểm quy mô doanh nghiệp. Bao gồm các tiêu chí : vốn, lao động, doanh thu thuần, nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Thu thập và kiểm tra

thông tin

Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản

xuất kinh doanh của

doanh nghiệp

Chấm điểm quy mô doanh nghiệp Chấm điểm các chỉ số tài chính Chấm điểm các chỉ số phi tài chính Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp

- Chấm điểm tài chính cho doanh nghiệp. Bao gồm 4 loại chỉ số tài chính : chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu thu nhập.

Có cách chấm điểm tài chính khác nhau giữa điểm tài chính của một doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nông lâm, thủy sản; thương mại và dịch vụ ; xây dựng ;công nghiệp.

Chấm điểm phi tài chính :

- Chấm điểm dòng tiền : bao gồm các chỉ tiêu hệ số khả năng trả lãi ( từ thu nhập thuần ), hệ số khả năng trả nợ gốc ( từ thu nhập thuần ), xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ, trạng thái lưu chuyển thuần từ hoạt động, tiền và các khoản tương đương tiền/ vốn chủ sở hữu.

-Chấm điểm quản lý: gồm kinh nghiệm trong ngành của ban quản lý liên quan đến dự án đề xuất, kinh nghiệm của ban quản lý, môi trường kiểm soát nội bộ, các thành tựu đạt được và các bằng chứng về những lần thất bại của ban quản lý, tính khả thi của phương án kinh doanh và dự toán tài chính.

- Chấm điểm uy tín giao dịch : gồm quan hệ tín dụng và quan hệ phi tín dụng  Quan hệ tín dụng : trả nợ đúng hạn, số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ, nợ quá hạn trong quá khứ, số lần các cam kết mất khả năng thanh toán ( thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết khác…), cung cấp các thông tin đầy đủ và đúng hẹn theo yêu cầu của Vietcombank.

 Quan hệ phi tín dụng : thời gian duy trì tài khoản với Vietcombank, số lượng Ngân hàng khác mà khách hàng duy trì tài khoản, số lượng giao dịch hàng tháng với các tài khoản tại VCB, số lượng các loại giao dịch với VCB ( tiền gửi, tài trợ thương mại/ thanh toán XNK, forex, thư tín dụng ), số dư tiền gửi trung bình tháng tại VCB.

- Chấm điểm yếu tố bên ngoài: gồm triển vọng ngành, được biết đến, vị thế cạnh tranh, số lượng đối thủ cạnh tranh, thu nhập của người đi vay chịu ảnh hưởng của quá trình đổi mới và cải cách các doanh nghiệp Nhà nước.

- Chấm điểm các yếu tố khác : gồm đa dạnh các hoạt động theo ngành, thị trường, vị trí ; thu nhập từ hoạt động xuất khẩu ; sự phụ thuộc vào các đối tác, lợi

nhuận sau thuế của công ty trong những năm gần đây, vị thế của công ty đối với các DNNN và các chủ thể khác.

Việc tổng hợp điểm các yếu tố phi tài chính này sẽ được tổng hợp thành một bảng riêng. Việc tính tổng điểm sẽ dựa trên điểm của từng yếu tố,trọng số của từng yếu tố đó và loại hình doanh nghiệp ( DNNN, DNTN, DNĐTNN ).

c, Kết quả của việc xếp loại tín dụng :

Việc tổng hợp điểm và xếp loại tín dụng được dựa trên điểm tài chính và phi tài chính vừa tính toán, loại hình doanh nghiệp, và tỷ trọng của chúng. Thông thường, các thông tin tài chính dùng để chấm điểm chưa được kiểm toán thì điểm tài chính có tỷ trọng 40%, còn điểm phi tài chính có tỷ trọng 60%. Các thông tin tài chính được kiểm toán thì điểm tài chính có tỷ trọng 60%, điểm phi tài chính có tỷ trọng 40%.

Hệ thống hạn mức tín nhiệm của các doanh nghiệp sẽđược phân loại chủ yếu theo hệ thống hạn mức tín nhiệm sau đây (bao gồm 10 loại hạn mức tín nhiệm) :

"AAA": Đây là định mức tín nhiệm cao nhất trong hệ thống định mức tín nhiệm của CRV. Các doanh nghiệp được xếp hạng AAA có khả năng hoàn trả cao nhất các nghĩa vụ tài chính của mình.

"AA": Các doanh nghiệp được xếp hạng "AA" chỉ khác các doanh nghiệp được xếp hạng "AAA"ở một mức độ rất nhỏ. Các doanh nghiệp được xếp hạng "AA" cũng có khảnăng hoàn trả các nghĩa vụ tài chính của mình rất cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

"A": Các doanh nghiệp xếp hạng "A" có thể dễ bị tác động bởi những thay đổi của hoàn cảnh và môi trường kinh tế hơn các doanh nghiệp xếp hạng cao hơn Tuy nhiên, khảnăng hoàn trả các nghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp này vẫn khá cao.

"BBB": Các doanh nghiệp xếp hạng "BBB" có mức độan toàn tương đối tốt. Tuy nhiên, môi trường kinh tếvà các thay đổi bất lợi của môi trường có thể làm suy yếu khảnăng thực hiện các cam kết của doanh nghiêp.

"BB" Doanh nghiệp xếp hạng "BB" có mức độ biến động thấp nhất so với cá doanh nghiệp có tính chất rủi ro biến động khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp ở thứ

hạng này phải đối mặt với các yếu tố không chắc chắn hoặc bị ảnh hưởng của điều kiện kinh doanh, tài chính, không thuận lợi đáng kể, mà nó có thểgây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các cam kết tài chính của mình.

"B": Doanh nghiệp xếp hạng "B" dễ bị mất khả năng trả nợ hơn doanh nghiệp xếp hạng "BB", tuy nhiên doanh nghiệp hạng "B" hiện vẫn có khảnăng thực hiện các cam kết tài chính của ho. Các yếu tố bất lợi về kinh doanh, tài chính và kinh tế dễảnh hưởng xấu tới khảnăng cũng như sự sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiêp.

"CCC": Doanh nghiệp xếp hạng "CCC" là doanh nghiệp hiện có nguy cơ không trảđược nợ, và phụ thuộc vào các điều kiện thuận lợi về kinh doanh, tài chính, kinh tếđể thực hiện các cam kết tài chính của họ. Trong điều kiện kinh doanh, tài chính, kinh tế bất lợi, doanh nghiệp ít có khả năng thực hiện được các cam kết tài chính của mình .

"CC": Doanh nghiệp xếp hạng "CC" hiện có nguy cơ không trả được nợ rất cao.

"C": Hạng "C" được sử dụng trong trường hợp nộp hồ sơ phá sản đã được thực hiện hoặc những hành động tương tự, tuy nhiện hiện doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục thực hiện việc trả nợ.

"D": Khác với các định mức tín nhiệm khác, hạng "D" không được dùng để nói vềtương lai, mà chỉđược sử dụng khi doanh nghiệp đã thực sự vỡ nợ.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ” potx (Trang 36 - 40)