Xem xét sự trải nghiệm của khách du lịch nước ngoài khi đi du lịc hở Việt Nam.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI DU LỊCH Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP MARKETING ĐỂ NÂNG CAO MỨC ĐỘ THỎA MÃN. (Trang 37 - 45)

Nam.

Với bảng câu hỏi được soạn thảo thì có 6 địa điểm nổi tiếng được đưa ra để nghiên cứu, đó là Hà Nội, Hạ Long, Sapa, Huế, Nha Trang, TPHCM. Nhưng do sự hạn chế của việc đi phỏng vấn trực tiếp nên hầu hết công tác phỏng vấn chỉ được thực hiện ở Hà Nội, vì thế có nhiều khách du lịch họ cũng mới chỉ đến Hà Nội mà chưa kịp đến những địa điểm khác, hơn nữa cũng phần lớn là sự đánh giá của khách du lịch phương tây nên kết quả điều tra được phân tích ở đây vẫn còn nhiều thiếu sót.

Bây giờ chúng ta hãy cùng xem xét sự trải nghiệm của họ ở từng địa điểm như thế nào.

Như đã nói ở trên, do sự hạn chế của quá trình đi phỏng vấn nên hầu hết những phiếu trả lời của du khách đều trả lời về Hà Nội. Vì thế, trong bài nghiên cứu này, em chỉ có thể phân tích về Hà Nội và Hạ Long, 2 địa danh nổi tiếng được nhiều người biết đến. Các địa điểm còn lại do có quá ít phiếu trả lời nên không thể dùng để phân tích được.

1. Hà Nội

Theo bảng số liệu thì, có đến 35% số người được hỏi họ mới chỉ ở Hà nội có 1 ngày. 25% số người được hỏi đã ở Hà Nội được 2 ngày, 3 ngày cũng với tỷ lệ tương tự, còn lại một phần nhỏ là ở được trên 4 ngày. Kết quả này thực ra cũng không được khách quan cho lắm nếu đưa vào để phân tích mức độ hài lòng của khách du lịch vì nhiều người họ mới đến Việt Nam lần đầu tiên, và Hà Nội lại là điểm đến đầu tiên tại Việt Nam của họ, vì thế chúng ta sẽ xem xét đến yếu tố tiếp theo.

- Những hoạt động mà khách du lịch thực hiện khi đến Hà Nội.

Đến với Hà Nội, trung tâm chính trị, văn hóa và du lịch quan trọng của Việt Nam, có quá trình lịch sử lâu dài, nhiều công trình văn hóa kiến trúc, di tích lịch sử nổi tiếng. Hà Nội thu hút du khách quốc tế bởi dáng vẻ cổ kính, trầm mặc, thanh lịch và vẻ đẹp tiềm ẩn ở thành phố ngàn năm văn hiến này.... những hoạt động của khách du lịch nước ngoài chủ yếu là tìm hiểu về văn hóa và các di sản văn hóa.

Là một thành phố có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước nhất Việt Nam.

Trong các danh lam thắng cảnh của thủ đô, đầu tiên phải kể đến Văn Miếu- Quốc Tử Giám- trường đại học đầu tiên của Việt Nam, cũng là nơi thờ Khổng Tử và đặt bia Tiến sĩ. Là trung tâm phật giáo, đạo giáo của Việt Nam trong nhiều thế kỷ, Hà Nội có rất nhiều đền, chùa hàng trăm năm tuổi, mặc dù trải qua nhiều biến đổi nhưng vẫn giữ được nét cổ kính. Trong đó cổ nhất là chùa Trấn Quốc, xây dựng từ thời vua Lý Nam Đế (thế kỷ 6). Một biểu tượng khác của Hà Nội là Chùa Một Cột, ngôi chùa có kiến trúc hình bông sen độc đáo bậc nhất Việt Nam. Khu phố cổ Hà Nội cũng là một nét rất riêng của thành phố với những ngôi nhà, con phố còn giữ được dáng vẻ của chúng từ cuối thế kỷ 19. Khách du lịch tới Hà Nội có thể lang thang cả ngày trên những con phố cổ, khám phá những ngóc ngách nhỏ nhắn nơi thì thanh bình, nơi thì bận rộn.

Đến Hà Nội, ngoài tham quan những thắng cảnh du khách không thể bỏ qua các lễ hội truyền thống diễn ra ở đây. Nơi mà được xem tập trung nhiều lễ hội nhất là Thăng Long –Hà Nội. Chủ yếu những lễ hội truyền thống ở khu vực Hà Nội được tổ chức nhiều nhất vào mùa xuân, và thường là những lễ hội để tưởng nhớ những nhân vật lịch sử, truyền thuyết như Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Quang Trung, An Dương Vương...Trong lễ hội đó còn có tổ chức nhiều trò chơi dân gian độc đáo như hội thổi cơm thi làng Thị Cấm, hội bơi cạn và bắt chạch làng Hồ, hội chạy cờ làng Đơ Thao, lễ hội thả diều truyền thống Bá Giang, hội Đền Sóc ở xã Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm, hội Sóc Sơn ở huyện Sóc Sơn, hội Phù Thánh Gióng ở làng Chi Nam, xã Lệ Chi huyện Gia Lâm,...

Tiêu biểu nhất trong những lễ hội đó là lễ hội Triều Khúc được tổ chức tại ngôi làng cùng tên, thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì. Hội diễn ra vào ngày 9 đến 12 tháng 1 âm lịch. Làng Triều Khúc là nơi nổi tiếng với nghề làm nón quai thao và may các đồ thờ như lọng, tàn, trướng, y môn, tán tía. Một lễ hội lớn nữa của Hà Nội là lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng, diễn ra vào 9 tháng 4 âm lịch hàng năm. Vào ngày 5 Tết Nguyên Đán, lễ hội Quang Trung được tổ chức ở gò Đống Đa, thuộc quận Đống Đa.

Thưởng thức ẩm thực cũng là một trong số những hoạt động rất thú vị mà họ thực hiện ở đây, Hà Nội có truyền thống ẩm thực lâu đời với nhiều món ngon nổi tiếng. Món ăn Hà Nội có nhiều, nhưng nhắc đến món ăn Hà Nội là người ta nhắc đầu tiên đến phở. Phở như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Lý do thật đơn giản phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác, nó không thể trộn lẫn với bất cứ một thứ phở nơi nào. Phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái

thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm.

Du khách tới Hà Nội cũng thường tìm để thưởng thức món Chả Cá Lã Vọng. Ngoài ra món bánh cuốn Thanh Trì, hay bánh Tôm Hồ Tây, cốm làng vòng...cũng là những món ăn nổi tiếng rất đáng để thưởng thức.

Ngoài những hoạt động trên thì hầu như các du khách không có hứng thú nhiều với các hoạt động khác ở Hà Nội.

- xem xét mức độ thỏa mãn đối với các yếu tố của khách du lịch.

Nói chung, mức độ thỏa mãn của du khách đối với Hà Nội là tương đối cao, có đến 40% trong số họ cảm thấy thỏa mãn, 45% cảm thấy rất thỏa mãn, số còn lại cảm thấy bình thường. Chúng ta hãy cùng phân tích để xem họ thấy thỏa mãn với yếu tố nào nhất, còn vấn đề gì nữa khiến cho du khách vẫn còn băn khoăn, không hài lòng về chuyến đi của họ.

Đối với dịch vụ café, nhà hàng: có đến 60% cảm thấy thỏa mãn, 20% cảm thấy bình thường và 20% cảm thấy rất thỏa mãn. Điều này chứng tỏ dịch vụ ăn uống ở Hà Nội cũng khá là tốt, có nhiều địa điểm ăn uống để họ có thể lựa chọn với các mức giá khác nhau, từ những nhà hàng sang trọng ở các khu Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Ba Đình… với dịch vụ chu đáo( nhưng giá cao hơn hẳn những nơi khác) đến những nhà hàng bình dân, truyền thống, giá thấp hơn một chút hoặc những khu dành cho sinh viên, khu này nhiều dịch vụ, đồ ăn phong phú mà giá lại rẻ, chỉ có điều hơi phức tạp một chút và vấn đề vệ sinh ở nhiều chỗ cũng không đảm bảo lắm. Khách du lịch khi có nhu cầu thưởng thức ẩm thực Hà Nội do đó cũng có rất nhiều cơ hội để lựa chọn, nếu nhiều tiền họ có thể vào những khu sang trọng còn nếu ít tiền thì họ có thể đi khám phá các món ăn ở trong ngõ, ngách hoặc những hàng bán ở vỉa hè, đây thực sự cũng là một điều rất thú vị.

Sự sẵn có của các phương tiện giao thông công cộng: về điểm này thì đúng là một điểm yếu của Hà Nội, có 25% số người được hỏi trả lời rằng họ thỏa mãn, 50% cảm thấy bình thường, 5% không thỏa mãn và 5% rất không thỏa mãn. Giao thông ở Việt Nam đúng là một vấn đề nan giải và nó lại càng nan giải hơn ở các thành phố lớn và điển hình nhất là Hà Nội. Mật độ tham gia giao thông hàng ngày quá lớn, hơn nữa có rất nhiều phương tiện cùng tham gia: xe đạp, xe máy, ô tô, xe bus, xe tải, xe con… ý thức tham gia giao thông của người dân thực sự là quá kém, đi nhanh, vượt ẩu, không tuân thủ luật lệ giao thông, vào những giờ cao điểm thì mọi ngả đường ở Hà Nội hầu như ngày nào cũng tắc gây cản trở rất nhiều cho việc đi lại. Người nước ngoài khi sang đây, họ không thông thuộc đường phố ở Hà Nội, lại cũng không biết làm sao để chọn được phương tiện giao thông thuận tiện nhất. Có nhiều người họ phải đi bộ từ Hồ Hoàn Kiếm đến tận Văn Miếu- Quốc Tử Giám chỉ

vì không biết phải đi bằng phương tiện gì, xe máy họ không có, xe bus thì cách rất xa mới có một bến đỗ, hơn nữa việc bắt xe bus cũng rất lằng nhằng, xe ôm thì lừa đảo nhiều nên họ cũng sợ…

Một vấn đề nữa của giao thông tại Hà Nội là nhiều tuyến đường rất bụi và bẩn. Hà Nội ngoài một số con phố gần những khu trung tâm chính trị, văn hóa, thương mại là có những con đường có thể gọi là xanh, sạch và đẹp ra thì những con đường khác thật sự là rất bụi mà cứ hễ trời mưa một chút là ngập lụt luôn, rồi lại còn nhiều ổ gà, hố ga…cũng vì thế mà Hà Nội được đưa vào danh sách một trong 10 thành phố bụi nhất thế giới.

Những vấn đề về giao thông đã tồn tại từ rất lâu và cũng là điểm nóng của các chương trình thời sự. Thế nhưng việc giải quyết nó thì vẫn còn rất khó khăn và hiệu quả hầu như là chưa thấy, hiện nay mặc dù Hà Nội đã mở thêm những tuyến đường mới nhưng chất lượng của những con đường này thì thực sự là cần xem xét lại. Làm sao để thủ đô Hà Nội thực sự trở thành một thủ đô xanh, sạch, đẹp, văn minh, lịch sự? câu hỏi này đến bao giờ mới được giải đáp đây.

- Dịch vụ nhà ở: có đến 40% số người trả lời rằng họ thỏa mãn với dịch vụ nhà ở tại Hà Nội, 24% rất thỏa mãn, 12% bình thường và 4% rất không thỏa mãn. Theo như điều tra thì giá phòng ở Hà Nội so với các địa điểm du lịch khác trong cả nước đắt hơn rất nhiều, nhất là giá ở khách sạn, phòng 5 sao lên tới 155 USD/phòng/đêm, cao hơn so với khá nhiều thành phố trong khu vực. Thông cáo của CBRE cho biết: "Việc giá phòng tăng nhanh khiến cho các khách lữ hành cũng như doanh nhân du lịch thất vọng. Hầu hết các khách sạn đang trong giai đoạn triển khai đều nằm ở khu vực Mỹ Đình hoặc phía Tây Hà Nội". Theo dự đoán của CBRE Việt Nam, có thể chỉ sau năm 2011, một số dự án văn phòng, khách sạn lớn hoàn thành thì giá văn phòng cho thuê, giá phòng khách sạn mới ổn định.

- Các dịch vụ du lịch, chất lượng của các hướng dẫn viên, việc quản lý môi trường các tour du lịch: nói chung phần lớn khách du lịch đều cảm thấy thỏa mãn đối với dịch vụ du lịch tại Hà Nội.

- Mức độ ô nhiễm nguồn nước, rác thải nơi công cộng, mức độ tiếng ồn, mật độ giao thông: dễ dàng nhận thấy nguồn nước ở Hà Nội, không khí, môi trương đang bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Từ nhiều năm nay, tình trạng ô nhiễm hệ thống sông, hồ trong khu vực nội thành Hà Nội đã được báo chí và các cơ quan quản lý, nghiên cứu quan tâm. Chính quyền thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý, khai thác, giữ gìn hệ thống sông, hồ. Tuy nhiên, những nỗ lực của chính quyền và người dân trong nhiều năm qua vẫn chưa đủ để giải quyết thực trạng ô nhiễm trước mắt cũng như nguy cơ ô nhiễm nặng hơn trong tương lai. Bằng giác quan thông thường, ai cũng nhận thấy hệ thống sông, hồ (ngoại trừ những hồ đã được cải tạo) đều đã bị ô nhiễm ở mọi cấp độ. Nước thải từ hoạt động sản xuất, bệnh viện và cơ sở dịch vụ

chứa nhiều chất gây ô nhiễm chưa được xử lý chiếm tới 90% tổng lượng nước thải công nghiệp, dịch vụ, xả thẳng vào nguồn nước mặt. Hiện Hà Nội mới chỉ có 40 cơ sở sản xuất công nghiệp, 29 cơ sở dịch vụ và 5 bệnh viện có trạm xử lý nước thải. Ngoài những nguồn ô nhiễm trên, hệ thống sông, hồ nội thành còn phải chịu thêm nguồn ô nhiễm từ nước thải của các bệnh viện trên địa bàn. Nước thải từ bệnh viện được dồn vào bể phốt rồi thoát thẳng ra cống. Hiện nay, một thực tế không thể phủ nhận là chính các bệnh viện lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Hầu hết bệnh viện không thể xử lý nước thải y tế theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường vì chưa được đầu tư cho việc này.

Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí đang gia tăng ở Hà Nội. Thành phố nên có hướng đầu tư cải tạo các vườn hoa, khu cây xanh và hệ thống giao thông đô thị, nhất là các nút giao thông, xây dựng đường vành đai Hà Nội. Đồng thời cải thiện chất lượng phương tiện vận chuyển thông qua kiểm soát và siết chặt tiêu chuẩn khí thải đối với các phương tiện ô tô và xe máy; đưa ra lộ trình thực hiện được cộng đồng chấp thuận. Tuy nhiên dịch vụ cải thiện khí thải bằng giải pháp công nghệ của thành phố hiện còn hạn chế trong cải tạo thiết bị và chất lượng nhiên liệu bởi điều kiện kinh tế còn thấp, nhiên liệu vẫn phải nhập khẩu. Quản lý chất lượng không khí là một chương trình liên tục, lâu dài, liên quan tới cộng đồng và phải áp dụng nhiều giải pháp tổng hợp về truyền thông, cơ chế chính sách, cải tiến công nghệ, quy hoạch. Vấn đề này đòi hỏi phải huy động toàn bộ cộng đồng tham gia và phải được xem xét một cách hài hoà, gắn kết với quá trình phát triển kinh tế- xã hội.

- Sự sẵn có của các thông tin du lịch: khách du lịch nước ngoài hầu hết đều rất thỏa mãn với sự sẵn có của các thông tin du lịch. Bởi vì không khó để tìm kiếm các thông tin về Hà Nội khi họ kích vào một trang web du lịch bằng tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác. Việc quảng bá và hướng dẫn du lịch về Hà Nội đã được thực hiện cách đây khá lâu, bây giờ nó vẫn đang được thực hiện và trong tương lai sẽ còn xúc tiến mạnh hơn nữa.

- Số lượng hàng quán, chất lượng sản phẩm du lịch và số lượng những người bán hàng trên đường phố: nói chung khách du lịch cảm thấy hơi ngại với vấn đề này. Mặc dù, việc có nhiều hàng quán như vậy cũng khá thuận tiện, nhưng phiền phức mà họ gây ra cũng không ít. Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông lên tiếng về tình trạng các "nữ quái" ép khách du lịch ở khu vực xung quanh Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với "bình phong" là những người làm nghề gồng gánh, bán hàng rong trên phố, nhóm phụ nữ này ép du khách để lấy tiền bằng các thủ đoạn: ấn quang gánh vào vai du khách, ép chụp ảnh rồi đòi tiền “bo”, chèo kéo khách mua hàng giá …Ngày nào cũng vậy, khoảng 9h30 sáng, nhóm phụ nữ này bắt đầu tụ tập tại đầu phố Cầu Gỗ. Sau đó, họ chuẩn bị vài túi dứa xanh gọt sẵn, mấy quả chuối để lỏng chỏng trên đôi quang gánh và bắt đầu một "ngày làm việc". Ai cũng đi đôi

giầy ba ta buộc chặt chân gọn gàng. Khi “hóa trang” xong, nhìn hình thức bề ngoài, họ không khác gì mấy người buôn bán gồng gánh quê chân chất, nhưng thực chất chỉ nhăm nhe rình rập "chộp" những vị nước ngoài đang còn bỡ ngỡ để moi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI DU LỊCH Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP MARKETING ĐỂ NÂNG CAO MỨC ĐỘ THỎA MÃN. (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w