- MTP1 t−ơng đ−ơng với lớp vật lý trong mô hình OSI. MTP1 định nghĩa các thuộc tính vật lý, điện của đ−ờng báo hiệu. Giao diện vật lý đ−ợc định nghĩa bao gồm E1, DS-1, V35, DS-0, DS-0A.
- MTP2 đảm bảo việc truyền vận một tin từ đầu cuối đến đầu cuối. Nó thực hiện chức năng điều khiển luồng, sắp xếp kiểm tra thứ tự các bản , và kiểm tra lỗi. Khi một lỗi xuất hiện trên một link báo hiệu thì bản tin đó sẽ đ−ợc gửi lại. MTP2 t−ơng đ−ơng với lớp liên kết dữ liệu trong mô hình OSI.
- MTP3 thực hiện định tuyến các bản tin giữa các điểm báo hiệu trong mạng báo hiệu số 7. MTP3 định tuyến lại l−u l−ợng khi một link hay một điểm báo hiệu bị lỗi, mặt khác nó cũng điều khiển l−u l−ợng khi trong mạng xảy ra nghẽn. MTP3 t−ơng đ−ơng với lớp mạng trong mô hình OSI.
4.1.2.2. Phần ứng dụng ISDN - ISUP
ISUP định nghĩa các bản tin dùng để thiết lập, quản lý, và giải phóng các kênh trung kế nối từ tồng đài này sang tổng đài khác. Nó đ−ợc dùng cho cả các cuộc gọi ISDN và không phải là ISDN.
4.1.2.3. Phần ứng dụng điều khiển kết nối báo hiệu SCCP
SCCP cung cấp các dịch vụ mạng h−ớng liên kết và không liên kết. trong giao thức SCCP có một khái niệm mới là nhãn toàn cầu, nhãn toàn cầu (GT) là một dịa chỉ (VD nh− số bị quay là 800, số card gọi, hay số nhận thực thuê bao di động
80
MIN), nhãn này đ−ợc lớp SCCP ở bên thu dịch ra mã điểm báo hiệu đích và số hiệu phân hệ con. Một số hiệu phân hệ con xác định duy nhất một ứng dụng ở điểm đích báo hiệu đó. SCCP đ−ợc sử dụng nh− tầng truyền vận cho các dịch vụ dựa trên giao thức TCAP.
4.1.2.4. Phần ứng dụng khả năng giao dịch - TCAP
TCAP cung cấp việc trao đổi các dữ liệu không liên quan đến kênh giữa các ứng dụng qua mạng SS7 sử dụng dịch vụ h−ớng không liên kết của SCCP. Ví dụ nh− SSP gửi một truy vấn TCAP cho SCP để xác định số định tuyến với số quay là 800/888 và kiểm tra số nhận thực thuê bao PIN của một thẻ gọi điện thoại. Trong mạng di động , TCAP mang các bản tin MAP đ−ợc gửi giữa các tổng đài di dộng và cơ sở dữ liệu để hỗ trợ việc nhận thực thuê bao, thiết bị và roaming.
4.2. Liên kết báo hiệu giữa mạng SS7 và Chuyển mạch mềm
Báo hiệu từ mạng PSTN gửi sang mạng NGN, để tạo lập liên kết giữa các đầu cuối của hai mạng, nhận đ−ợc ở Signalling Gateway (SG) hoặc Media Gateway (MG). Với báo hiệu MFC R2 hay các cuộc gọi ISDN từ PSTN (sử dụng Q.931), các Gateway sẽ nhận các bản tin báo hiệu và ánh xạ (mapping) các thông tin cuộc gọi vào các tr−ờng của bản tin báo hiệu trong mạng NGN (H323, MGCP) và gửi tới phần điều khiển t−ơng ứng của Softswitch.
Với báo hiệu kênh riêng SS7, kênh báo hiệu SS7 (data link) đ−ợc kết cuối tại Signalling Gateway ở đây có hai tr−ờng hợp
- Signalling Gateway có cùng vị trí với Softswitch, và đ−ợc nối với softswitch thông qua mạng truyền thông bên trong của hệ thống, lúc này SG thực hiện việc chuyển thông tin ng−ời sử dụng lớp trên MTP3 cho Softswith thông qua mạng truyền thông bên trong đó
- Signalling Gateway kết nối với Softswitch qua mạng IP. Lúc này nó sẽ kết cuối link SS7 hoặc chuyển đổi và chuyển tiếp qua môi tr−ờng IP tới Call Agent hay các phần xử lí cuộc gọi t−ơng ứng của hệ thống Softswitch (SS7 over IP) qua giao thức SIGTRAN.