Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn:

Một phần của tài liệu kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao Dịch I – NHCT Việt Nam (Trang 28 - 33)

1.2.4.1 Các phương pháp thẩm định chung • Phương pháp thẩm định theo trình tự

Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng trong công tác thẩm định ở hâu hết các ngân hàng. Tại Sở giao dịch I NHCT các cán bộ thẩm định cũng áp dụng phương pháp này với các dự án đầu tư. Trước tiên các cán bộ thẩm định xem xét tổng quát về dự án để đưa ra những đánh giá, nhận định chung của dự án như sự đầy đủ của hồ sơ, tư cách pháp lý của chủ đầu tư và của dự

án …từ đó cán bộ thẩm định có thể nắm được quy mô và tầm quan trọng của dự án. Sau đó các cán bộ thẩm định đi sâu vào thẩm định từng nội dung cụ thể. Việc thẩm định như vậy sẽ đảm bảo cho các cán bộ thẩm định có thể rút ngắn thời gian thẩm định đối với các dự án có hồ sơ không đầy đủ hay thiếu tính hợp pháp đồng thời cũng giúp nâng cao chất lượng công tác thẩm định đối với từng nội dung cụ thể. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để thẩm định nội dung pháp lý của dự án đầu tư.

Phương pháp so sánh đối chiếu:

Đây là phương pháp cơ bản trong thẩm định dự án, phương pháp này được các cán bộ thẩm định tại Sở giao dịch I NHCT Việt Nam áp dụng tương đối nhiều trong việc thẩm định dự án đầu tư do tính chất phổ biến và dễ tiến hành. Đề thực hiện phương pháp này các cán bộ thẩm định căn cứ vào dữ liệu các dự án đã từng thẩm định tại NHCT Việt Nam hay các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật của từng ngành, các chuẩn mực luật pháp và các thông lệ quốc tế... để từ đó so sánh đối chiếu với các nội dung của dự án xem có sự tương đồng hay không. Đối với các dự án đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật của ngành và các nội dung của dự án cũng đảm bảo đối với các dự án tương đương ( cùng ngành nghề, lĩnh vực và cùng quy mô..) thì đó sẽ là một trong những cơ sở để các cán bộ thẩm định quyết định cho vay vốn và ngược lại với các dự án không đạt yêu cầu thì các cán bộ thẩm định sẽ phải xem xét cụ thể hơn và tùy thuộc vào chính sách tín dụng của ngân hàng mới có thể quyết định được cho vay hay không cho vay. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để thẩm định tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư trong nội dung thẩm định tài chính dự án và ngoài ra còn được áp dụng trong thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án...

Phương pháp phân tích độ nhạy:

Các chỉ tiêu tài chính thường được đưa ra để xem xét như chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ, thời gian thu hồi vốn đầu tư... Các cán bộ thẩm định sẽ đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu đó khi các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi ( thường cho các yếu tố liên quan thay đổi từ 1- 10%). Việc cho các yếu tố đầu vào thay đổi thường dựa trên cơ sở dự báo của các cán bộ thẩm định về dự án trong tương lai, thông thường các cán bộ thẩm định sẽ xem xét các dự án trong các điều kiện rủi ro có thể xảy ra để đánh giá được chính xác tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả tìa chính, nếu các chỉ tiêu đó vẫn đảm bảo hiệu quả thì chứng tỏ các dự án đầu tư có độ an toàn về mặt tài chính cao.

Phương pháp dự báo:

Để đánh giá tính khả thi của một dự án đầu tư các cán bộ thẩm định còn sử dụng phương pháp dự báo, đặc biệt với những dự án mang tính trung và dài hạn. Các cán bộ thẩm định thường dựa vào kinh nghiệm bản thân, sử dụng phương pháp định mức hay khảo sát thực địa và sử dụng các nguồn thông tin khác…. để có thể dự báo sự thay đổi của các yếu tố liên quan đến dự án như giá cả, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, nhu cầu của thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, các yếu tố đầu vào khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của dự án…

Phương pháp dự báo được các cán bộ thẩm định tại Sở giao dịch I NHCT Việt Nam sử dụng nhiều trong thẩm định tài chính dự án đặc biệt là trong dự báo thị trường, giúp dự tính chi phí và giá bán sản phẩm chính xác hơn. Ngoài ra phương pháp này còn được sử dụng để dự toán vốn đầu tư…

Phương pháp phân tích rủi ro:

Bên cạnh những rủi ro có thể xảy ra về mặt tài chính đã được các cán bộ thẩm định đưa vào trong phương pháp phân tích độ nhạy thì các dự án đầu tư còn có thể gặp phải rất nhiều các loại rủi ro khác nhau như Vì vậy các cán bộ thẩm định tại Sở giao dịch I NHCT Việt Nam cũng thường xuyên phải đánh giá, ước lượng được mức độ rủi ro từ đó đề xuất các biện pháp thích hợp để giảm thiểu hoặc phân tán các rủi ro có thể xảy ra của dự án và ghi chép các đánh giá về rủi ro của dự án vào trong tờ trình thẩm định để các cấp lãnh đạo xem xét và quyết định cho vay hay không.

1.2.4.2 Phương pháp thẩm định tài chính dự án:

Đối với quy trình thẩm định dự án đầu tư nói chung thường được áp dụng 5 phương pháp chủ yếu đó là phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo và phương pháp phân tích rủi ro. Mỗi phương pháp có một đặc thù riêng và được áp dụng đối với các nội dung khác nhau. Trong quy trình thẩm định tài chính dự án do đặc thù về các nội dung phân tích nên Sở giao dịch I thường áp dụng 3 phương pháp phân tích chính đó là so sánh đối chiếu, phân tích độ nhạy và phương pháp dự báo.

Phương pháp so sánh đối chiếu:

Đây là phương pháp phổ biến trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư. Các cán bộ thẩm định sẽ tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án và so sánh chúng với những quy chuẩn của từng ngành thuộc lĩnh vực của dự án đầu tư hay so sánh giữa chính các dự án đầu tư với nhau. Trong quá trình áp dụng phương pháp, các cán bộ thẩm định thường xuyên vận dụng những kinh nghiệm thực tế đã tích lũy được kết hợp với các bộ số liệu sẵn có của hệ thống NHCT và các tiêu chuẩn , định mức đã được quy định để đưa ra những kết luận chính xác. Trên thực tế phương pháp này đã và đang được áp

dụng rất nhiều trong quá trình thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch I , chủ yếu là về các nội dung như tổng vốn đầu tư, suất vốn đầu tư hay cơ cấu vốn đầu tư… Tuy những kết luận sau khi phân tích không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác do có những sai số nhất định nhưng khi biết áp dụng phương pháp này một cách linh hoạt và kết hợp với các phương pháp khác thì sẽ cho những kết quả đã đem lại độ chính xác cao.

Phương pháp phân tích độ nhạy:

Đây là phương pháp được hệ thống các ngân hàng sử dụng nhiều nhất trong quá trình thẩm định tài chính dự án bởi phương pháp này khác với các phương pháp khác, nó đưa ra kết quả mang tính chất định lượng hết sức cụ thể do đó tránh được những yếu tố chủ quan của các phương pháp định tính. Phương pháp này được áp dụng khi thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là lựa chọn các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu tài chính như : NPV, IRR,T…sau đó dự báo một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai khi các yếu tố này thay đổi như: chi phí đầu tư tăng, giá thành sản phẩm giảm … sau đó ta khảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư, hiệu quả của các chỉ tiêu tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Đối với sở giao dịch I các yếu tố tác động thường được cho sai lệch so với dự kiến từ 1-10% tùy vào từng đặc điểm của dự án. Nếu dự án vẫn hiệu quả trong nhiều trương hợp bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là dự án có độ an toàn cao, nên đầu tư. Nếu ngược lại cần xem xét để đề xuất kiến nghị các biện pháp hạn chế, khắc phục thậm chí là huỷ bỏ dự án.

Qua phương pháp này các cán bộ thẩm định có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, qua đó xem xét những chỉ tiêu nào có ảnh hưởng lớn để có biện pháp phòng ngừa phù hợp

đồng thời qua đó xác định được các dự án có độ rủi ro thấp, an toàn cao tạo thuận lợi cho các quyết định đầu tư sau này.

Phương pháp phân tích độ nhạy được sử dụng trong Sở giao dịch I ở cả 2 phòng: phòng khách hàng và phòng quản lý rủi ro. Các cán bộ thẩm định và quản lý rủi ro sẽ luôn phải xác định những yếu tố tác động đến các chỉ tiêu tài chính, qua đó đưa vào tính toán để đánh giá tính khả thi của dự án, giảm thiểu rủi ro khi cho vay đối với các dự án. Có thể nói đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình thẩm định tài chính dự án và đòi hỏi các cán bộ phải có trình độ chuyên môn cao cũng như đòi hỏi sự cẩn thận trong từng phép tính để đem lại kết quả có độ chính xác cao.

Phương pháp dự báo

Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong khâu thẩm định tài chính dự án đầu tư, chủ yếu được áp dụng khi thẩm định doanh thu và chi phí của dự án. Khi doanh thu và chi phí thay đổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền hàng năm và các chỉ tiêu tài chính khác của dự án chính vì vậy việc thẩm định chúng là hết sức cần thiết. Để thẩm định các cán bộ thẩm định thông qua việc sử dụng phương pháp dự báo ước lượng được nhu cầu sản phẩm, ước tính được giá thành cũng như các khoản chi phí nào là cần thiết đối với dự án. Bên cạnh việc dự báo thị trường làm căn cứ thẩm định doanh thu và chi phí của dự án, các cán bộ thẩm định còn đồng thời có thể dự báo được cả tổng vốn đầu tư cần thiết cũng như những rủi ro có thể gặp phải trong khi dự án khởi công và đi vào hoạt động từ đó có những biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Một phần của tài liệu kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao Dịch I – NHCT Việt Nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w