Phương hướng phát triển hoạt động SX – KD chung của công ty

Một phần của tài liệu bx210 (Trang 62)

5. Kết cấu đề tài

3.1.1. Phương hướng phát triển hoạt động SX – KD chung của công ty

Công ty từng bước mở rộng lĩnh vực kinh doanh, vốn, thị trường, quy mô sản xuất… để tiến đến cổ phần hoá trở thành một công ty cổ phần vào năm 2012 và dần thành một tập đoàn lớn mạnh. Nhiệm vụ của công ty là nhận biết và thoả mãn nhu cầu đầu tư, phát triển của đối tác, khách hàng và xã hội vì vậy chiến lược phát triển kinh doanh của công ty là phát triển đa nghành, đa nghề, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ, ưu tiên các lĩnh vực có hiệu quả cao, ổn định lâu dài, phát triển bền vững. Công ty đang sản xuất kinh doanh thương mại, dich vụ, xây

dựng các công trình … trong thời gian tới sẽ kinh doanh thêm lĩnh vực bất động sản, nhà đất, thuê tài chính…

Trong những năm vừa qua doanh nghiệp đã đạt được một số thành công, song doanh nghiệp vẫn không ngừng hoàn thiện và phát triển. Mục tiêu của doanh nghiệp là phải lập cho mình những kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn, kế hoạch tài chính để giảm chi phí kinh doanh xuống mức thấp nhất, tăng cường việc xúc tiến bán hàng, mở rộng quy mô kinh doanh về về thị trường cũng như bán hàng.

Trong những năm tới với quyết tâm đưa công ty phát triển toàn diện, vững chắc, thực hiện thành công các kế hoạch đã và đang thực hiện. Đề ra các chính sách giữ vững và mở thị trường, khôi phục lại các mối quan hệ để khai thác mở rộng thêm các thị trường mới. Tăng cường các mối quan hệ với các cộng tác viên, liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh của mình.

Doanh nghiệp đã có những kế hoạch thúc đẩy đổi mới cơ cấu kinh doanh, đổi mới phương pháp kinh doanh nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, gây chữ tín với người tiêu dùng. Đồng thời tìm kiếm những những bạn hàng mới nhằm tạo cho mình khả năng chủ động trong kinh doanh cũng như sụ linh hoạt để theo kịp với sự biến động của nền kinh tế thị trường. Cụ thể trong 3 năm tới kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008 – 2010

Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán tài vụ công ty THNN Thương mạ & Xây dựng Tiến Đạt

Theo kế hoạch năm 2008 doanh nghiệp cố gắng tăng doanh thu lên 17% so với năm 2003 đạt 35.285 triệu đồng và dự tính chi phí tăng 10.5%, tăng tỷ trọng thương mại xây dựng lên 12% trong tổng doanh thu, doanh nghiệp sẽ cắt giảm chi phí không hợp lý ở năm trước, đồng thời sẽ quản lý sát sao tình hình thực hiện chi phí toàn công ty. Tuy nhiên để khắc phục những hạn chế trong công tác bán hàng năm trước, doanh nghiệp sẽ phát triển thêm bộ máy nhân sự, cụ thể là phải bổ sung lực lượng người cho bộ phận kinh doanh công tác ở các tỉnh

3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả nhập khẩu của công ty.

Trên cơ sở những thành công về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty trong kinh doanh nhập khẩu hàng hoá. Công ty đã khẳng định quyết tâm giữ vững hiệu quả kinh doanh đạt được cũng như giữ vững uy tín của mình trong lĩnh vực xây dựng – xây lắp, nỗ lực hơn nữa để tăng thị phần, chiếm lĩnh thị trường trong những năm tới. Công ty đã lên kế hoạch kinh doanh nhập khẩu trong ba năm liên tiếp như sau:

Bảng 3.2: Kế hoạch kinh doanh nhập khẩu của công ty năm 2008 – 2010 ĐVT :Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Giá trị Tăng so với năm trước (%) Giá trị Tăng so với năm trước (%) Giá trị Tăng so với năm trước (%) Tổng doanh thu. 35.285 17 40.578 15 45.448 12 Tổng chi phí. 31.904 10,5 34.775 9 37.732 8,5 Lợi nhuân. 3.381 5.803 7.716

Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán tài vụ công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt

Để đạt được kết quả trên (Bảng 3.2) hay đúng hơn để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh nhập khẩu công ty đưa ra ba định hướng cơ bản sau:

Tăng doanh thu:

Trong thời gian tới công ty tiếp tục nâng cao doanh thu tiêu thụ kinh doanh thương mại nhập khẩu. Với kế hoach tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm trong ba năm tới trung bình là 15% một năm. Cụ thể tốc độ gia tăng so với năm trước theo kế hoạch năm 2008 là 28%, năm 2009 là 15% và năm 2010 là 12%. Cố gắng phấn đấu đến hết năm 2010 tăng doanh thu nhập khẩu hàng hóa lên trên 25 tỷ đồng. Để đạt được kết quả đó tức là làm tăng sản lượng tiêu thụ hàng hóa và tăng giá bán một số mặt hàng nhạy cảm có hàm lượng kỹ thuật cao công ty đã đưa ra phương hướng như sau:

+ Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường hàng nhập khẩu cũng như thị trường tiêu thụ trong nước, chú trọng tìm kiếm khách hàng mới, thành lập một số chi nhánh mới để thuận tiện cho giao dịch bán hàng… Xu hướng phát triển tiêu thụ của công ty tập trung vào mọi đối tượng khách hàng, chú trọng ưu tiên

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Giá trị Tăng so với năm trước (%) Giá trị Tăng so với năm trước (%) Giá trị Tăng so với năm trước (%) Tổng kim nghạch 15.964 15 18.838 18 22.606 20 Doanh thu NK. 18.540 28 21.322 15 23.881 12 Chi phí NK. 17.867 18 20.368 14 22.405 10 Lợi nhuận NK. 673 954 1.476

khách hàng có quy mô lớn. Tìm hiểu mở rộng các đoạn thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước, từ đó tăng sản lượng tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu, tăng doanh thu tiêu thụ.

+ Chú trọng tìm hiểu nhập các loại sản phẩm có chất lượng tốt hơn trước để tăng tính cạnh tranh trên thị trường tiêu thu với các đối thủ khác và các nhà sản xuất trong nước để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

+ Tăng cường thông tin quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để khách hàng biết được sản phẩm cung cấp trên thị trường của công ty, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng tiêu thụ sản phẩm ngoại nhập.

+ Đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá các mặt hàng nhập khẩu nhằm tăng vòng quay của vốn, tăng nguồn thu và giảm thiểu các rủi ro.

+ Tổ chức tốt việc cung cấp, thu thập sử lý thông tin kịp thời, chính xác. Tăng cường đầu tư và đưa đi công tác thông tin pháp triển để thị trường đi trước một bước so với yêu cầu của nhiệm vụ kinh doanh.

Giảm chi phí:

Công ty tìm cách hạ chi phí đến mức thấp nhất, hạn chế chi phí không đáng có như chi phí kiện tụng trong việc thực hiện hợp đồng, vận chuyển, bảo hiểm… Qua việc giảm chi phí công ty có thể bán được nhiều hàng hóa hơn trước làm doanh thu tăng lên thu được nhiều lợi nhuận lên. Qua đó làm kết quả kinh doanh nhập khẩu của công ty nâng lên. Để làm được điều này công ty có phương hướng như sau:

+ Tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ: Vận tải, bốc dỡ, bảo hiểm… có giá rẻ nhất có thể để hạ chi phí xuống mức thấp nhất.

+ Lựa chọn phương án kinh doanh hợp lý, quy định điều kiện mua hàng chặt chẽ để phòng tránh rủi ro… Có như vậy mới bớt được một số chi phí mà công ty cho là không hợp lý góp phần vào chiến lược hạ chi phí chung của công ty.

+ Thiết lập các mối quan hệ mới ở nước ngoài bằng việc lập các văn phòng và chi nhánh tại nước ngoài.

+ Với các thị trường mới có thể thông qua các công ty mô giới. ∗ Tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí:

Theo kế hoach ba năm tới của công ty thì năm 2008 tốc độ tăng doanh thu là 28% còn chi phí là 18%, như vậy xét về mặt tuyệt đối tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí là 10%, còn năm 2009 là 10% và năm 2010 là 2%. Công ty luôn tìm cách làm sao cho tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí và khoảng cách lớn này ngày càng lớn, có như vậy kinh doanh nhập khẩu của công ty mới ngày càng có hiệu quả. Cụ thể công ty đang thực hiện các biện pháp sau:

+ Công ty định hướng phát triển mối quan hệ bạn hàng truyền thống tăng cường vai trò của các đại lý ở Việt Nam thông qua việc thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình trong hoạt động nhập khẩu. Qua đó, công ty tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà cung cấp tài chính, trình độ quản lý, đặc biệt tham gia vào các chương trình Marketing mang tính toàn cầu của nhà cung cấp. Bên cạnh đó, công ty đã có những bước đầu tìm kiếm đối tác kinh doanh mới, theo hướng đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh.

+ Thông qua các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cũng như các đại diện nước ngoài tại Việt Nam để khái thác và thu thập thông tin.

+ Tổ chức và tham gia các hội chợ và triển lãm trong và ngoài nước, đặc biệt là các hội chợ - triển lãm Thương mại Quốc tế.

+ Đảm bảo hàng hoá nhập khẩu đúng tiêu chuẩn, thực hiện nghiêm túc các hợp đồng mua bán và củng cố uy tín trên thị trường quốc tế. Trong những năm tới công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt sẽ tập trung vào những thị trường đã và đang có quan hệ với công ty, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Tuy nhiên để xác định hướng đi và tìm đúng đối

tác công ty cũng phải tập chung vào nghiên cứu một số khả năng, nhu cầu thị hiếu và nhu cầu kinh doanh của từng thị trường và từng khu vực thị trường.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt.

Kinh doanh nhập khẩu là hoạt động phổ biến trong mọi nền kinh tế. Đối với Việt Nam hoạt động này chỉ thực sự khởi sắc từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đã đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế. Họ là những người trung gian là cầu nối giữa người mua trong nước và người bán nước ngoài. Để làm tốt nhiệm vụ này cần có sự hoàn thiện và phối hợp các chính sách với các giải pháp sau:

3.2.1. Đẩy mạnh nghiên cứu và mở rộng thị trường.

Thành lập phòng chức năng Marketing của công ty.

Sự vận động của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia phải có sự nhanh nhạy trong mọi hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là kinh doanh nhập khẩu diễn ra rất phức tạp như hiện nay. Công ty TNHH Thương mại & Xây dựng thiếu hẳn một bộ phận chức năng chuyên phụ trách về Marketing. Những vấn đề về nghiên cứu thị trường, khách hàng, bán hàng... đều do phòng kinh doanh đảm nhiệm, đặc biệt về kinh doanh nhập khẩu do phòng kinh doanh 1 (có chức năng như phòng xuất nhập khẩu) làm chưa mang tính chuyên nghiệp. Điều này tỏ ra không phù hợp vì các chuyên viên vừa phải thực hiện kinh doanh vừa phải nghiên cứu thị trường.

Trước diễn biến thị trường ngày ngày càng phức tạp như hiện nay đòi hỏi công ty phải có một bộ phận chuyên trách về thị trường để tổ chức và quản lý các hoạt động Marketing. Chức năng của phòng Marketing sẽ tổng hợp và sử lý các nguồn thông tin liên quan đến thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và

kinh doanh nhập khẩu nói riêng của công ty. Để hoạt động của phòng Marketing đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp thu thập thông tin từ các văn phòng đại diện trong và ngoài nước.

Đối với thị trường nhập khẩu.

Trong cơ chế thị trường bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng cần phải gắn với thị trường. Sự tồn tại của doanh nghiệp gắn liền với sự nắm vững thị trường. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì công tác nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước là rất cần thiết và phải được quan tâm thoả đáng.

Trong kinh doanh phải nắm vững yếu tố thị trường, hiểu biết được các quy luật vận động của chúng để ứng sử kịp thời, mỗi chủ thể kinh doanh nhất thiết phải tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhất là trong kinh doanh nhập khẩu của công ty.

Qua quá trình quan sát và nghiên cứu ở công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt cho thấy công ty công ty đã thực sự coi trọng vấn đề nghiên cứu thị trường như một động lực, tiền đề để phát triển kinh doanh. Trên thực tế cho thấy hoạt động giao dịch, tìm kiếm bạn hàng của công ty đã thực sự quan tâm thích đắng đến công tác kế hoạch, Marketing quốc tế, tìm kiếm nguồn hàng từ các thị trường trên thế giới.

Trong nghiên cứu thị trường xác định mặt hàng nhập khẩu, một nhân tố quan trọng cần phải xem xét đó là tỷ xuất ngoại tệ các mặt hàng nhập khẩu. Tỷ suất ngoại tệ sẽ được so sánh với tỷ suất hối đoái để quyết định xem có nên nhập khẩu hay không. Như vậy, yêu cầu mới đặt ra là công ty phải luôn bám sát giá cả thị trường, xu hướng vận động của giá cả cũng như việc tiếp cận với nhiều nguồn hàng.

Công ty cần phải xác định được nhu cầu và nguồn hàng một cách thực tế, kể cả lượng dự trữ, xu hướng biến động trong từng thời điểm, từng vùng, từng khu vực. Cùng với việc xác định nắm bắt nhu cầu là việc nắm bắt khả năng cung cấp

của thị trường bao gồm: Việc xem xét đặc điểm tính chất, khả năng của của sản xuất hàng hoá thay thế, khả năng lựa chọn mua bán. Kết hợp với việc nghiên cứư dung lượng thị trường, các điều kiện chính trị, thương mại, luận pháp, tập quán buôn bán quốc tế để có thể hoà nhập với thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thị trường nhập khẩu là mảng không thể thiếu của công ty gắn liền với thị trường trong nước, thị trường tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu của công ty.

Đối với thị trường bán trong nước.

Việc nắm bắt tình hình kinh tế chính trị xã hội cũng như cơ sở luận pháp hay tìm hiểu bạn hàng trong nước phải được cán bộ kinh doanh tiến hàng rất kỹ lưỡng, đầy đủ và có hiệu quả. Tuy nhiên về hàng hoá mới chỉ quan tâm đến giá cả mà chưa chú ý đến dung lượng thị trường hay chu kỳ biến động của việc tiêu thụ hàng hoá, do đó hầu như chưa thể có dự đoán chính thức của giá cả. Nếu như không có các nhân tố ảnh hưởng đột biến tới dung lượng thị trường như bão lụt, hạn hán,... thì quan sát thị trường thực tế có thể thấy dung lượng thị trường biến đổi có tính chu kỳ và tương đối ổn định. Mặt khác do là người nhập khẩu trực tiếp nên cán bộ có thể nắm bắt được giá gốc (giá thấp nhất có thể bán) từ đó biết được giá cả của giá lên xuống. Nắm vững chu kỳ trên, cán bộ kinh doanh tính toán thời gian nhập hàng đúng lúc để tiêu thụ hàng hoá có thể bán với giá thấp với thời gian nhanh. Để làm được điều này thì đợt giá đang xuống vẫn lập phương án nhập hàng, khi hàng về là vừa lên giá.

Để có khả năng nghiên cứu thâm nhập và mở rộng thị trường xuất bán, bộ phận nghiên cứu thị trường cần hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Việc thu thập thông tin chính xác, kịp thời là vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh hàng hoá nói chung và hàng nhập khẩu nói riêng.

Trên cơ sở thu thập và sử lý những thông tin thị trường, công ty sẽ xác định thị trường mục tiêu, đây ra các quyết định như kế hoach sản phẩm, kế hoach

Một phần của tài liệu bx210 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w