Khả năng của sợi và cáp quang

Một phần của tài liệu cáp sợi quang (Trang 59 - 60)

2. Nhận xột của giảng viờn:

3.1.2. Khả năng của sợi và cáp quang

Để đáp ứng được những yêu cầu trên thì sợi và cáp quang phải đáp ứng được những yêu cầu rất ngặt nghèo, vừa đảm bảo được bền vững cơ học, vừa đảm bảo được đặc tính truyền dẫn. Nếu xét trong một chừng mực nào đó thì cáp quang thể hiện tính ưu việt so với cáp kim loại như:

• Sợi quang là vật liệu cách điện nên hoàn toàn không nhạy cảm với nhiễu điện từ, do đó trong cáp không cần có lớp bao che điện từ như đối với cáp kim loại.

• Sợi quang là rất nhỏ, tốn ít nguyên liệu. Nếu xét trong cùng một khoảng thời gian truyền dẫn thì 1 gam thuỷ tinh làm sợi dẫn quang thay thế được vài kg đồng để làm cáp kim loại. Nguyên liệu chế tạo cáp quang là sẵn có trong tự nhiên, trong khi đó kim loại màu chế tạo cáp kim loại thì ngày càng khan hiếm.

• Sợi quang rất dòn và dễ gẫy. Thế nhưng nhờ lớp bảo vệ trực tiếp bao quanh sợi đã làm co sợi tránh được độ ẩm, tăng độ bền cơ học và dễ uốn dẻo. Khi chế tạo thành cáp thì cấu trúc của cáp còn vượt xa những đặc điểm này của sợi

• Xét về phương diện truyền sóng, nếu sợi bị uốn cong nhỏ thì năng lượng của trường lọt từ ruột ra vỏ gây ra tiêu hao phụ. Nếu sợi quang trong cáp không được bảo vệ cẩn thận thì sẽ chịu các tác động của bên ngoài, sợi bị uốn cong hoặc khi sợi cáp bị uốn cong với bán kính nhỏ, sợi cũng bị uốn theo gây suy hao phụ

Bởi vậy, cáp quang phải được chế tạo một cách bền vững với các tác động cơ học và nhiệt độ của môi trường, để đảm bảo sợi vừa không bị đứt vừa không giảm sút các đặc tính truyền dẫn, trong mọi điều kiện sử dụng cáp.

Một phần của tài liệu cáp sợi quang (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w