Cơ chế và biện pháp điều hành thu, chi NSĐP

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi potx (Trang 50 - 54)

II. Thu hỗ trợ từ TW 211.814 237.341 453.322 670.968 316,

2.2.2.1.Cơ chế và biện pháp điều hành thu, chi NSĐP

- Công tác chỉ đạo điều hành thực hiện dự toán thu, chi NSNN

+ Trên cơ sở những chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán NSNN đã được HĐND tỉnh thông qua; UBND tỉnh ban hành nhiệm vụ cho giám đốc Sở, Ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; giám đốc các DNNN xây dựng chương trình kế hoạch cụ thể thuộc phạm vi của ngành, đơn vị mình phụ trách để thực hiện tốt dự toán thu, chi NSNN năm.

+ Căn cứ dự toán thu NSNN năm đã được UBND tỉnh quyết định, Cục thuế chịu trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành, huyện, thị xã triển khai thực hiện các biện pháp quản lý thu nhằm thu đúng, thu đủ theo qui định của pháp luật; chống thất thu, trốn thuế; thực hiện có hiệu quả và đồng bộ các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống nợ đọng thuế.

Thực hiện việc miễn giảm thuế cho nhân dân vùng bị thiên tai, lũ lụt, các đối tượng chính sách, hộ nghèo, xã nghèo đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng cao, vùng sâu theo chính sách của Nhà nước; tiếp tục không thu thuế đối với hoạt động buôn chuyến hàng nông sản.

+ KBNN Quảng Ngãi có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo KBNN các huyện phối hợp với cơ quan tài chính và thuế các cấp thu, nộp các khoản thu vào NSNN theo đúng chế

độ qui định, đồng thời căn cứ vào các qui định về tỷ lệ điều tiết nguồn thu giữa các cấp ngân sách, để xác định số thu điều tiết cho từng cấp ngân sách được hưởng đúng nội dung và tính chất các khoản thu theo mục lục NSNN.

- Về cơ chế quản lý điều hành thu, chi NSNN. + Về đầu tư XDCB

Tiếp tục ưu tiên vốn ngân sách tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, nhất là vùng kinh tế trọng điểm, vùng sâu, vùng xa; đảm bảo đủ vốn NSNN cho các công trình trọng điểm, các công trình đảm bảo tiến bộ chống bão lụt, công trình chuyển tiếp hoàn thành năm 2000.

+ Về quản lý thu, chi NSNN

Năm 1998, 1999, 2000, 2001 tiếp tục giao ổn định tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu ngân sách như các năm trước. Riêng khoản thu cấp quyền sử dụng đất để lại cho ngân sách huyện, thị xã hưởng 100% để phục vụ công tác đo đạc địa hình chính, kiểm kê đất, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; về thu thuế sử dụng đất nông nghiệp đã giao chỉ tiêu cho các huyện, thị xã đồng thời đã bố trí trong tổng chi ngân sách phần kinh phí bù giảm thu do miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các gia đình chính sách vùng cao, vùng sâu, hộ đói nghèo...

Thực hiện Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 03/01/1998 của Chính phủ về hệ thống tổ chức y tế địa phương: Chuyển nhiệm vụ y tế xã, phường, thị trấn từ ngân sách xã, phường, thị trấn về cho Sở Y tế quản lý toàn ngành.

Trong chi thường xuyên cho đơn vị, ngân sách các cấp trích lại 0,5% để chi cho công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư số 24/1999/TT-BTC ngày 04/3/1999 của Bộ Tài chính.

Ngoài việc thực hiện những qui định chung về đầu tư xây dựng, một số nguồn thu để lại đầu tư XDCB địa phương như:

Nguồn thu xổ số kiến thiết phải được đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội có địa chỉ cụ thể và được gắn biển các công trình được đầu tư bằng nguồn thu xổ số kiến thiết.

Nguồn thu quảng cáo truyền hình được đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, mua sắm thiết bị cho Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và được quản lý theo chế độ hiện hành.

Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý như Qui định số 38/2000/QĐ-TTg ngày 24/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 41/2000/TT-BTC ngày 19/5/2000 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

+ Đối với DNNN

Thực hiện đầy đủ, nhất quán các quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; tiếp tục thực hiện cổ phần hóa và sắp xếp lại doanh nghiệp. Tập trung ưu tiên bổ sung vốn lưu động, vốn đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh mở rộng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xuất khẩu, chế biến nông sản, thực phẩm, doanh nghiệp hoạt động công ích...

- Những biện pháp chủ yếu để thực hiện dự toán thu, chi NSNN năm 1998, 1999, 2000, 2001.

+ Dự toán thu các năm là mức thu tối thiểu. Các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thị xã giao dự toán thu cho các đơn vị trực thuộc và cấp dưới, phấn đấu từ 5% đến 10% so với số thu của UBND tỉnh giao.

+ Các cơ quan chức năng và các sở quản lý chuyên ngành có trách nhiệm xây dựng và thực hiện qui chế giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng đổ vỡ về tài chính doanh nghiệp. Tăng cường công tác phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp, công tác thanh tra, giám sát để phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp lại DNNN, thực hiện các hình thức chuyển đổi DNNN theo hướng giao, bán,

khoán kinh doanh, cho thuê theo Nghị định 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ; cổ phần hóa doanh nghiệp một cách vững chắc. Từ đó, thực hiện cơ chế chính sách tài chính để sử dụng có hiệu quả các nguồn tập trung đầu tư, nhằm phát huy nội lực, mang lại hiệu quả kinh tế và tăng thu cho NSNN.

+ Cục Thuế tập trung triển khai các nguồn thu ngân sách từ trước nay chưa được khai thác và quản lý, nhất là trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, khu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị sự nghiệp có thu.

Triển khai đổi mới quy trình nghiệp vụ quản lý thuế, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, phân công lại nhiệm vụ thu thuế giữa Cục Thuế và Chi cục Thuế nhằm tranh thủ và tăng cường sự phối hợp chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp nhằm tạo chuyển biến mạnh trong công tác quản lý thu thuế, nhất là khu vực ngoài quốc doanh.

Các địa phương phải tổ chức tốt việc thực hiện miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với các gia đình chính sách, vùng cao, vùng sâu, hộ đói nghèo... đúng đối tượng chính sách, hạn chế thất thoát nguồn thu ngân sách.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành chế độ thu nộp ngân sách của các đơn vị. Duy trì nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đội chống thất thu ngân sách.

- Về quản lý vốn đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan cấp phát vốn đầu tư cùng các sở, ngành liên quan phải tuân thủ các quy trình quản lý đầu tư XDCB, tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy nhanh việc cấp phát, thanh toán vốn cho các công trình, dự án đầu tư qua các hình thức tạm cấp, tạm ứng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa các công trình vào khai thác, sử dụng có hiệu quả. Các dự án triển khai thực hiện ngay từ đầu năm, khắc phục tình trạng "vốn chờ công trình".

- Về quản lý chi hành chính sự nghiệp

Phải dự lường khả năng thu để sắp xếp các khoản chi theo dự toán, không bố trí chi trong khi chưa có nguồn thu tương ứng.

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã bố trí đủ dự phòng ngân sách theo qui định của Luật NSNN; chủ động sắp xếp trong phạm vi nguồn thu để đáp ứng các nhu cầu chi phát sinh như khắc phục hậu quả thiên tai, cứu đói; không trông chờ vào sự hỗ trợ của ngân sách tỉnh. Đề ra các biện pháp tăng cường tuyên truyền vận động, kiểm tra, thanh tra để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành công tác thường xuyên của các cơ quan, đơn vị.

Các Sở, Ban ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã triệt để tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, sử dụng tài sản công; thực hiện nghiêm túc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị, giao dịch, trang bị điện thoại công vụ, quản lý tài sản công... Tổ chức thực hiện các biện pháp tiết kiệm gắn liền với công khai hóa ngân sách, công khai các khoản đóng góp của nội dung theo qui định của Chính phủ; tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chi tiêu ngân sách. Nghiêm cấm các cơ quan hành chính sự nghiệp tự ban hành, thực hiện chế độ chi tiêu ngoài quy định của Nhà nước.

Giám đốc các Sở, Ban ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thực hiện qui chế dân chủ ở cơ quan; dự toán thu, chi của các đơn vị hành chính sự nghiệp phải được công khai để mọi người tham gia góp ý; đối với thu, chi NSNN, nhất là các quỹ huy động sức dân phải công khai cho dân biết, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm trong quản lý tài chính ngân sách [34], [35], [36], [37].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi potx (Trang 50 - 54)