Đông Hà Nội
3.2.1. Mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và các hình thức hỗ trợ
Để có thể thu hút khách hàng thanh toán xuất khẩu, cũng như nhập khẩu nhiều hơn nữa, chi nhánh nên có nhiều biện pháp hỗ trợ hoạt động ngoại thương hơn nữa. Hiện nay, ngân hàng cũng đã có những hình thức tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu, nhưng chưa được phát triển và áp dụng rộng rãi. Một mặt là do các nghiệp vụ này còn khá phức tạp, đối với một chi nhánh mới đi vào hoạt động 5 năm, đội ngũ nhân viên thanh toán quốc tế còn yếu. Các hình thức mà chi nhánh nên nhanh chóng triển khai và áp dụng:
- Chiết khấu chứng từ: Đây là hình thức rất có lợi và hỗ trợ cho nhà nhập khẩu rất nhiều, vì nó giúp nhà nhập khẩu nhanh chóng vay vòng vốn. So với hình thức cho vay để thực hiện hàng xuất khẩu thì hình thức này mang tính rủi ro thấp hơn vì ngân hàng được đảm bảo hàng đã được giao đúng và đủ số lượng, chất lượng đến người mua. Nhưng để có thể thực hiện được nghiệp vụ này, thanh toán viên phải xác định được đâu là bộ chứng từ có chất lượng và đảm bảo an toàn. Chi nhánh có thể áp dụng 2 hình thức là chiết khấu truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi.
- Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở: Đây cũng là một hình thức hỗ trợ nhà xuất khẩu. Nhưng so với hình thức chiết khấu thì rủi ro với ngân hàng hơn. Hiện nay, chi nhánh cũng đã áp dụng hình thức này, nhưng còn khá dè dặt. Vì để áp dụng hình thức này, chi nhánh phải tiến hành thẩm định khách hàng, xem khách hàng có đủ khả năng, và uy tín không?
Theo hình thức này thì cho nhánh sẽ tài trợ vốn lưu động trong giai đoạn sản xuất hàng hoá để chuẩn bị giao hàng dựa trên L/C đã mở. Chi nhánh có thể tài trợ tối đa là 70% giá trị lô hàng xuất khẩu. Đây là một hình thức tín dụng quan trọng, vì hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu nguồn vốn để mở rộng sản xuất, thực hiện hợp đồng nên không thể thực hiện các hợp đồng có giá trị lớn.
Để phát triển hoạt động này, chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại tệ, huy động vốn, tín dụng và thẩm định dự án.
- Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu: Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp sau khi nhập hàng về, chưa thể có ngày lượng vốn lớn để thanh toán ngay cho ngân hàng. Trong khi đó, hàng nhập về có khả năng tiêu thụ lớn và nhanh chóng, hoặc hàng nhập về là nguyên liệu để sản xuất. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp này, chi nhánh có thể tiếp tục cho khách hàng vay, hoặc ra hạn thanh toán khi mà khách hàng này lập được phương thức sản xuất, tiêu thụ lô hàng nhập khẩu có tính khả thi và khả năng thanh toán đến thời điểm thanh toán.