Bảng 1 1: Doanh số thanh toán L/C xuất nhập khẩu
3.3.3. Kiến nghị đối với ngân hàng Techcombank
Thứ nhất: Phải tạo được sự liên kết chặt chẽ với các phòng ban, quy
định rõ trách nhiệm cụ thể là từng khâu trong quy trình thanh toán, tạo điều kiện cho quá trình thanh toán diễn ra an toàn, chính xác, nhanh chóng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
Thứ hai: Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ thanh toán viên
bằng nhiều cách khác nhau:
tạo sâu hơn về chuyên môn thanh toán cho các thanh toán viên.
Tổ chức các buổi thảo luận, học tập kinh nghiệm trong nội bộ ngân hàng và với ngân hàng bạn.,nâng cao cac nghiệp vụ liên quan như nghiệp vụ vận tải bảo hiểm ngoại thương, chú trọng cập nhật các quy định và văn bản pháp luật nhà nước về XNK.
Mời các chuyên gia nước ngoài về thanh toán quốc tế giảng dạy để cán bộ và nhân viên trong các bộ phận liên quan có điều kiện trau dồi, trao đổi nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ.
Định kỳ tổ chức các đợt kiểm tra về năng lực chuyên môn các cán bộ TTQT, trên cơ sở đó để đề bạt, bố trí , sử dụng cán bộ vào những vị trí phù hợp với năng lực của họ để họ có thể phát huy được năng lực, sở trường của mình nhằm mang lại chất lượng và hiệu quả cao trong nghiệp vụ TTQT.
Thứ ba : NH nên đặt mua các tạp chí có uy tín trên thế giới về lĩnh vực
TTQT như: Documentary Credit Work.hay D/C FOCUS của ICC…Các tạp chí này có liên quan đến nội dung giải quyết các vụ tranh chấp về UCP của các chuyên gia hàng đầu trên thế giới, khuyến cáo về các kiểu lừa đảo trong thanh toán TDCT… qua những bài viết này, người đọc có thể cập nhật các thông tin mới nhất về hoạt động TTQT và nâng cao trình độ hiểu biết của mình.
Thứ tư: hoạt động Marketing, PR cần phải được đề cập một cách
nghiêm túc như một chiến lược trong việc thu hút khách hàng đến với NH.
Thứ năm: song song với việc thắt chặt mối quan hệ với các NH đại lý
truyền thống, thay vì việc ngồi chờ các NH nước ngoài đến chào giao dịch NH nên chủ động chào dịch vụ với họ như một số NHTM đã làm trong thời gian qua.
Thứ sáu: NH cần phải tích cực hơn nữa trong công tác tư vấn khách hàng, đẩy mạnh hoạt động tài trợ XNK tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính cho khách hàng …để thu hút khách hàng đến với NH.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận về thanh toán TDCT, chất lượng thanh toán TDCT ở chương 1 và thực trạng về chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh TCB HP ở chương 2, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm với mong muốn đóng góp phần nào vào việc nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ, giảm thiểu rủi ro và tránh được những thiệt hại về tài chính và uy tín.
KẾT LUẬN
Trước tình hình mở cửa và hội nhập kinh tế như hiện nay, hoạt động TTQT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương cũng như đối với sự phát triển của các NHTM. TTQT là cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Muốn phát triển kinh tế đối ngoại nhất thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT.
Hoạt động thanh toán XNK là hoạt động có tính rủi ro cao. Thực tế đã không ít doanh nghiệp phải gánh chịu hậu quả nặng nề do không chú ý đến việc phòng ngừa các rủi ro. Nhưng rủi ro lớn nhất và có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp là rủi ro thanh toán. Nhiều doanh nghiệp đã xuất hàng đi rồi mà không thu được tiền. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà các doanh nghiệp Việt Nam mới gia nhập thị trường quốc tế không lâu, việc hiểu đối tác nước ngoài là còn hạn chế nên khó có thể tránh khỏi còn thiếu kinh nghiệm trong giao dịch quốc tế. Khi đó một phương thức thanh toán an toàn như TDCT đang được áp dụng rộng rãi tại các NHTM. Nhận thức được điều đó, hệ thống ngân hàng TCB nói chung, chi nhánh TCB HP nói riêng đã và đang tích cực đẩy mạnh các biện pháp để tăng nhanh doanh số thanh toán thông qua việc không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả thanh toán. Với sự cố gắng của toàn thể ban lãnh đạo, của cán bộ nhân viên cụ thể là các thanh toán viên, TCB HP ngày càng thu được nhiều kết quả khả quan.
Trên đây là một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank Hải Phòng. Với thực trạng của chi nhánh, trong điều kiện hiện nay, trên cơ sở các quan điểm và định hướng nâng cao chất lượng thanh toán TDCT, với những mục tiêu chiến lược xác định phù hợp với thực tiễn hoạt động của NH trong từng thời
kỳ, với sự nỗ lực của bản thân NH và sư trợ giúp của các cấp ngành có liên quan, hy vọng những giải pháp trên có thể là gợi ý nho nhỏ góp phần thêm cho chi nhánh TCB HP dần nâng cao chất lượng trong phương thức thanh toán TDCT.
Qua việc hoàn thành khóa luận, em mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào lĩnh vực hoạt động thanh toán quốc tê mà cụ thể là hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Vì đây là một vấn đề rất rộng, phức tạp, với thời gian nghiên cứu hạn hẹp và trình độ, khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế do vậy, những nội dung thể hiện qua bài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót còn cần phải tiếp tục hoàn chỉnh. Cho nên, bản thân em rất mong muốn nhận được sự góp ý, chỉnh sửa, bổ sung của các thầy cô giáo và những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Để hoàn thành bài luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của thầy giáo TS. Trương Quốc Cường, ban lãnh đạo chi nhánh và đặc biệt là các anh chị phòng giao dịch Techcombank Ngô Quyền cùng tất cả những ai đã ủng hộ , động viên để em có thể hoàn thành tốt khóa luận của mình.