Chương trình giả lập vi điều khiển “8051 series microcontroller simulator”

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:KIỂM THỬ PHẦN MỀM NHÚNG docx (Trang 27 - 29)

simulator”.

5.1.1. 8051 series microcontroller simulator

Có rất nhiều các chương trình mô phỏng vi điều khiển 8051 trên Windows, các chương trình này là các vi điều khiển ảo, sau khi viết mã nguồn và biên dịch, ta có thể

kiểm tra chương trình bằng cách chạy chương trình mô phỏng và kiểm tra kết quả thực thi chương trình mà không cần dùng đến vi điều khiển thật. Ởđây tôi chọn công cụ giả lập “8051 series microcontroller simulator” vì nó có giao diện đơn giản, dễ nhìn, dễ sử dụng và nó miễn phí. 8051 series microcontroller simulator có thểđược tải về tại

http://www.dontronics.com/8051sim.html

Chương trình giả lập này rất đơn giản, gọn nhẹ chỉ có một file thực thi duy nhất là file sim8051.exe, ta chạy file này, chương trình sẽ có giao diện như sau:

Hình 5. chương trình giả lập 8051 series microcontroller simulator

Cách sử dụng chương trình cũng rất dễ dàng, khi đưa con trỏ chuột đến một nút (biểu tượng) trên cửa sổ chương trình chính (hình vẽ trên), dòng status ( ở dưới cùng của khung cửa sổ chương trình ) sẽ hiển thị chức năng của nút, trong hình trên, khi ta chưa chọn file chương trình thực thi thì status thông báo ởđây là “Stopped”.

Chức năng của các nút như sau: - nút : chọn file .hex để thực thi. - nút : thực thi file đã chọn.

- nút : tạm dừng thực thi và giữ nguyên trạng thái của vi điều khiển.

- nút : dừng thực thi chương trình và reset vi điều khiển trở lại trạng thái ban

đầu.

- nút : chạy chương trình từng bước. - nút : chạy đến lệnh tiếp theo

- 10 nút còn lại ở bên phải của cửa sổ chương trình có chức năng hiển thị các bảng thông số của vi điều khiển mà ta sẽđề cập đến ở dưới đây.

Ta có thể chọn File > open để chọn file thực thi .hex mà ta muốn kiểm thử.

Các mục trong menu view là để chọn hiển thị các bảng thông số của vi điều khiển khi ta thực thi chương trình. Các bảng thông sốởđây là [10] :

- Bảng Processor Core : hiển thị các thông số của các thanh ghi chính, thanh ghi

đặc biệt, các cổng vào ra, thông số hiển thị ở đây là giá trị của từng bit và giá trị của toàn bộ thanh ghi dưới dạng số hexa.

- Bảng Code viewer : hiển thị mã assembly của chương trình mà ta nạp để kiểm thử. - Bảng Core direct memory Core indirect memory hiển thị bộ nhớ trực tiếp và không trực tiếp của vi điều khiển.

- Bảng Break point giúp ta tạo các điểm dừng chương trình - Bảng ROM : hiển thị nội dung bộ nhớ ROM

- Bảng RAM : hiển thị nội dung bộ nhớ RAM

- Bảng Active Interrupt ( IQR): giúp ta tạo các ngắt

- Bảng Processor Transmit Monitor : hiển thị output của cổng Serial

- Bảng Input Data to Processor Serial Comms : hiển thị input của cổng Serial Bảng thông số mà ta hay dùng nhất, để quan sát chương trình là bảng “Processor Core”, ta bấm nút để hiển thị và ẩn bảng này

Hình 6. bảng Processor Core của chương trình giả lập 8051 series microcontroller simulator

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:KIỂM THỬ PHẦN MỀM NHÚNG docx (Trang 27 - 29)