Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 34)

2.1.2.1. Phân tích tài chính

Là một đơn vị trọng điểm trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cùng với chiến lược hoạt động hợp lý và sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên, Sở giao dịch đã gặt hái được những con số ấn tượng trong báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây.

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của SGD

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tuyệt đối Tuyệt đối % TT Tuyệt đối % TT 1. Lợi nhuận trước thuế 184,858 321,000 74 428,000 33 2. Tổng tài sản 14,141,538 17,999,521 27 30,125,642 67 3. Lợi nhuận sau thuế 138,643.5 240,750 74 321,000 33 4. ROA (%) 0.0098 0.0134 0.0107 5. VCSH 4,030,612 2,695,509 (67) 1,206,182 (45) 6. ROE (%) 0.0344 0.0893 0.2661 Phòng giao dịch Khối đơn vị trực thuộc

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD giai đoạn 2006 – 2008

Lợi nhuận trước thuế năm 2007 đạt 321,000 triệu đồng, tăng 74% so với năm 2006. Đây là năm có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong vòng 5 năm. Lợi nhuận sau thuế phụ thuộc vào thuế suất và đối tượng chịu thuế (giả sử thuế suất cho mọi đối tượng tính toán là 25%). Do vậy, lợi nhuận sau thuế trong năm 2007 có tốc độ tăng lớn nhất là 74%. Nguyên nhân là trong năm 2007, Sở giao dịch đã xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh một cách hợp lý, có hiệu quả phù hợp và theo sát với những diễn biến của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung, nhất là diễn biến của ngành tài chính ngân hàng. Mặt khác môi trường kinh tế vĩ mô, môi trờng kinh tế quốc tế cũng có những thuận lợi đối hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng tài chính nói chung cũng như BIDV nói riêng, nhất là so với năm 2008, đó là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế được củng cố ở mức cao, dòng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp đổ vào Việt Nam lớn, cùng với đó là sự ra đời của hàng loạt công ty chứng khoán – hàn thử biểu của nền kinh tế, các ngân hàng mới được thành lập, thị trường tài chính được mở rộng và không ngừng phát triển…

Tỷ lệ ROA năm 2007 lại đạt tỷ lệ cao nhất, 0.0134, tương đương 1.34%. Do trong năm 2007, lợi nhuận sau thuế có tốc độ tăng lớn hơn so với năm 2008 và tổng tài sản lại có tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2008 dẫn đến tỷ lệ sinh lời của tổng tài sản trong năm 2007 cao hơn trong năm 2008 và cao nhất trong 3 năm. Nhưng tỷ lệ ROE cao nhất vào năm 2008 đạt 0.2661, tương đương 26,61%. Do năm 2008, lợi nhuận sau thuế lớn hơn và VCSH lại thấp hơn so với năm 2006, 2007 nên dẫn đến ROE cao hơn. VCSH giảm 45% là do trong năm 2008 Sở giao dịch đã triển khai các biện pháp, các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn từ cá nhân, tổ chức một cách đa dạng, phù hợp làm cho tỷ trọng VCSH trong tổng nguồn vốn giảm đáng kể và con số tuyệt đối của VCSH giảm so với năm trước.

2.1.2.2. Phân tích hoạt động

2.1.2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn và là tài nguyên quan trọng bậc nhất của bất kể một ngân hàng nào. Sự tăng trưởng của nó có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng.

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2006Năm Năm 2007 Năm 2008

Tuyệt đối Tuyệt đối % TT Tuyệt đối % TT Huy động vốn 10,110,926 15,304,4 62 51 28,919,4 60 89 1. Tiền gửi TCKT 7,284,959 12,760,106 75 26,485,352 108 - TG không KH 1,645,390 3,768,506 129 7,953,210 111 - TG có KH 5,639,569 8,991,600 59 18,532,142 106 2. Tiền gửi dân cư 2,791,400

2,491,02 1

(11) 2,355,87

3

(5)

- Tiền gửi tiết kiệm 2,290,055

2,130,000 (7) 1,865,230 (12) - Kỳ phiếu 122,200 125,350 3 95,023 (24) - CCTG, Trái phiếu 379,145 235,671 (38) 395,620 68 3. Huy động khác 34,567 53,335 54 78,235 47

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD giai đoạn 2006 – 2008

Sự tăng trưởng nhanh chóng từ nguồn vốn huy động trong 3 năm qua của SGD cho thấy chiến lược huy động vốn nói riêng và chiến lược hoạt động của SGD đã phát huy hiệu quả, ngày càng nâng cao vị thế, uy tín của SGD trong hệ thống BIDV và trong ngành ngân hàng.

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD giai đoạn 2006 – 2008

Năm 2008, quy mô huy động vốn đạt 28,919,460 triệu đồng, tăng 89%. Đây là năm có tốc độ huy động vốn lớn nhất trong 3 năm. Năm 2008, Sở giao dịch đã triển khai nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, linh hoạt, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của khách hàng gửi tiền. Hiện nay với hệ thống công nghệ hiện đai Sở giao dịch đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn mới đó là: TK lãi suất bậc thang, TK dự thưởng, TK ổ trứng vàng… Nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng, là kết quả tổng hợp của việc nâng cao ứng dụng công nghệ, không ngừng phát triển sản phẩm, tiện ích, phong cách giao dịch văn minh của người cán bộ ngân hàng.

Trong hoạt động huy động vốn, tiền gửi TCKT chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng, tăng mạnh nhất vào năm 2008, tăng tới 108%; còn tiền gửi dân cư lại có xu hướng giảm, giảm mạnh nhất vào năm 2007, giảm tới 11%. Đó cũng phù hợp với nhu cầu khách quan của sự phát triển của nền kinh tế. Các doanh nghiệp không ngừng được mở rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng hoạt động, họ sử dụng các dịch vụ của ngân hàng để quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Trong tiền gửi TCKT, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có tốc độ tăng mạnh mẽ, tăng mạnh nhất vào năm 2007, tăng 129%. Còn trong năm 2008, do những biến động của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế vĩ mô, tiền gửi không kì hạn tăng 111%, nhưng trong tương lai nó sẽ tăng mạnh hơn nữa. Tiền gửi không kỳ hạn hưởng mức lãi suất thấp nhưng đó là tiền của TCKT gửi vào ngân hàng

nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ, khách hàng có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp, đem lại các tiện ích đáng kể cho chính các TCKT.

2.1.2.2.2. Trong hoạt động tín dụng

Những cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có nhu cầu vay vốn để triển khai, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đã tìm đến với SGD. Những dự án khả thi, cùng với sự cung cấp vốn kịp thời của Sở đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng doanh thu, phát triển hoạt động và thậm chí tránh nguy cơ phá sản.

Bảng 2.3. Tình hình hoạt động tín dụng của SGD

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tuyệt đối Tuyệt đối % TT Tuyệt đối % TT

Tín dụng 5,000,752 5,099,32 1 2 5,807,0 45 14 1. Cho vay ngắn hạn 1,959,934 2,059,282 5 2,915,632 42 2. Cho vay TDH TM 623,713 1,095,379 76 1,035,021 (6) 3. Cho vay ĐTT 1,894,594 1,512,000 (20) 1,584,230 5 4. Cho vay KHNN 256,478 161,000 (37) 18,520 (88) 5. Cho vay ủy thác,

ODA 266,034 271,660 2 253,642 (7)

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD giai đoạn 2006 – 2008

Tăng trưởng dư nợ tín dụng không những mang lại nguồn thu lớn cho Sở mà còn khẳng định vị thế của SGD, của BIDV, của thương hiệu ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

Biểu 2.3. Biểu đồ dư nợ tín dụng của Sở giao dịch qua các năm Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD giai đoạn 2006 - 2008

Tổng tài sản của Sở giao dịch đều tăng trong cả 3 năm, tăng mạnh nhất vào năm 2008, tăng 67%, đạt 30,125,642 triệu đồng. Tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tài sản của Sở giao dịch cũng như bất kể ngân hàng thương mại nào.

Quy mô và tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng đều tăng, tăng mạnh nhất vào năm 2008, tăng 14%, đạt 5,807,045 tri u ệ đồng. Hoạt động tín dụng tăng trưởng liên tục, thực sự phát triển lớn mạnh cả chiều rộng, chiều sâu góp phần thúc đẩy phát triển mọi thành phần kinh tế. Đi đôi với việc phục vụ tốt khách hàng truyền thống, sản xuất kinh doanh có hiệu quả Sở giao dịch còn chú trọng tới công tác mở rộng quan hệ khách hàng với nguyên tắc “Hợp tác – Phát triển – Bền vững”.

Năm 2008, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế càng có nhu cầu lớn về nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, mà ngân hàng thương mại nói chung, và Sở giao dịch nói riêng là nơi đáp ứng được nhu cầu đó. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng: với phương châm “Hiệu quả của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng”, các sản phẩm dịch vụ của Sở giao dịch càng được đa dạng hóa nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nâng cao chất lượng phục vụ: Cải tiến quy trình giao dịch, thẩm định xét duyệt cho vay theo quy trình ISO và luôn lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng. Thực hiện việc bán chéo sản phẩm để khách hàng có được hiệu quả cao bằng việc kết hợp giữa gửi tiền, cho vay vốn đầu tư, cho vay vốn lưu động, bảo lãnh thanh toán, chuyển tiền, chuyển đổi ngoại tệ, tư vấn, bảo hiểm và cho thuê. Tham gia ý kiến với

khách hàng từ khâu lựa chọn sản phẩm, lựa chọn công nghệ, phương án đầu tư và xây dựng phương án tài chính hợp lý.

Trong hoạt động tín dụng, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng dần trong suốt cả 3 năm, tăng mạnh nhất vào năm 2008, tăng tới 42%, đạt 2,915,632 triệu đồng; Cho vay TDH TM (cho vay trung dài hạn thương mại) giảm 6% vào năm 2008. Đó cũng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, cũng như chủ trương hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, chức năng nhiệm vụ của Sở giao dịch. Cho vay TDH TM giảm dần, cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng cũng là một biện pháp hạn chế rủi ro trong cho vay bởi các dự án TDH TM có thời gian hoạt động lâu, thời gian thu hồi vốn dài, trong khi Ngân hàng thương mại càng cần có nhu cầu về vốn để thực hiện các nghiệp vụ khác để giảm thiểu rủi ro, tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

2.1.2.2.3. Hoạt động dịch vụ

Ngoài hai nghiệp vụ quan trọng là huy động và tín dụng, thì hoạt động dịch vụ cũng góp phần đáng kể vào nguồn thu của Sở.

Bảng 2.4. Tình hình hoạt động dịch vụ cúa SGD Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tuyệt đối Tuyệt đối % TT Tuyệt đối % TT Thu dịch vụ ròng 49,512 76,850 55 115,000 50

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD giai đoạn 2006 – 2008

Hướng tới ngân hàng thương mại hiện đại, Sở giao dịch luôn chú trọng công tác phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Doanh số thu dịch vụ ròng qua 3 năm đều tăng trên 50%, tăng mạnh nhất vào năm 2007 là 55%, đạt 76,850 triệu đồng.

Với chính sách kết hợp phí dịch vụ hợp lý và các dịch vụ hỗ trợ tư vấn kết quả hoạt động dịch vụ trong năm 2005 thể hiện: Doanh số thanh toán trong nước là 262.047 tỷ đồng, doanh số thanh toán quốc tế là 1659 triệu USD, số dư bảo lãnh đạt 4200 tỷ đồng và trong năm đã xuất nhập khẩu 200 triệu USD an toàn.

2.2. Thực trạng công tác quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – BIDV

BIDV nói chung và Sở giao dịch nói riêng là ngân hàng đi đầu trong việc minh bạch nợ xấu, nhất là trong bối nền kinh tế phải trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mà khởi đầu là từ Mỹ. Những khoản nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng phát sinh ngày càng nhiều trên tất cả các lĩnh vực đe dọa đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và của BIDV nói riêng. Theo yêu cầu của Ngân hàng nhà nước, đến tháng 6 năm 2008, các ngân hàng thương mại phải hoàn thành xây dựng và chính thức áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên đến thời điểm này, chỉ có Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chính thức phân loại nợ theo sát chuẩn mực quốc tế này. Sự chậm trễ của các ngân hàng khác, không hoàn toàn nằm ở vấn đề kỹ thuật mà có liên quan tới một chủ đề tế nhị khác, đó là nợ xấu.

Nếu thực hiện phân loại khách hàng và nợ theo điều 7, nợ xấu của ngân hàng lên tới 2 – 3 lần, dẫn đến các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, lợi nhuận giảm. Với BIDV, khi chính thức phân loại nợ theo điều 7, nợ xấu của ngân hàng lên tới 31%, phải mất 2 năm quyết liệt nhằm lành mạnh tài chính với con số trích lập dự phòng 3.500 tỷ đồng thì nợ xấu của BIDV mới còn 2.77%, tức là nằm trong mức an toàn 5% theo thông lệ quốc tế.

BIDV là ngân hàng đi đầu trong việc minh bạch nợ xấu. Trước hết đó là quyết tâm đổi mới của BIDV. Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, BIDV sớm nhận thấy việc Việt Nam trước sau cũng vào một sân chơi WTO và phải tuân theo luật chơi chung. Do đó, nhân tố công khai, minh bạch trở thành yếu tố bắt buộc. Mặt khác, là một tổ chức tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, BIDV tuyệt đối tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước.

2.2.1. Tình hình nợ xấu

Trong thời gian qua, dư nợ tín dụng của SGD đều tăng trưởng nhanh chóng và Sở cũng áp dụng một loạt biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho từng khoản vay, được thể hiện qua bảng 2.5.

Bảng 2.5. Tình hình nợ xấu 2007 - 2008

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá trị Giá trị Giá trị % TT

1. Tổng dư nợ 5,000,752

5,099,321 2 5,807,045 14

2. Nợ xấu 185,027.8 178,476 96.5 145,756.83 95

- Nợ dưới tiêu chuẩn 156,209.8 154,004.49 141,596.83

- Nợ nghi ngờ 1,743 502.51 0

- Nợ không thu hồi

được 27,075 23,969 4,160

3. Nợ không thu hồi được/ Tổng dư nợ 0.0054 0.0047 0.0007 4. Nợ xấu/ Tổng dư nợ 3.7% 3.5% 95% 2.51% 71.7% 5. Trích lập DPRR 41092 30,000 71,270 6. DPRR/ Nợ xấu 0.222 0.168 0.489 7. DPRR/ Tổng dư nợ 0.0082 0.0059 0.0123

Nguồn: Báo cáo một số chỉ tiêu tín dụng của Sở giao dịch năm 2007 - 2008

Là một đơn vị có dư nợ lớn trong hệ thống BIDV, trong hoạt động tín dụng Sở giao dịch thực hiện phương châm tăng trưởng ổn định, bền vững, tăng trưởng đi kèm với kiểm soát và bảo đảm chất lượng tín dụng. Dư nợ tín dụng năm 2008 đạt 5,807,045 tri u ệ đồng, tăng 14% so với dư nợ năm 2007. Qua việc lập kế hoạch giải ngân, thu nợ hàng tháng, hàng quý đối với từng khách hàng, từng dự án, SGD đã thực hiện tốt việc kiểm soát chặt chẽ giới hạn tín dụng theo đúng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (H.O).

Dư nợ tín dụng tại Sở Giao dịch năm 2008 tập trung chủ yếu ở một số khách hàng lớn, thường xuyên phát sinh dư nợ trong năm như Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, BQLDA Nhiệt điện 1, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, CN Công ty TNHH SX KD Bình Minh, Công ty CP Vận tải Xăng dầu Vitaco…Những khách hàng nói trên đều là những khách hàng thuộc Nhóm nợ 1, có

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w