II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH
1. Sử dụng các giải pháp chuyên môn quản trị rủi ro tà
TRONG CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI TOCONTAP
1. Sử dụng các giải pháp chuyên môn quản trị rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế công tác thanh toán quốc tế
1.1. Các giải pháp nhận dạng và cấu trúc rủi ro tài chính.
Trong nhận dạng và xây dựng cấu trúc rủi ro tài chính,công ty cần căn cứ vào quy mô và tính chất hoạt động cụ thể mà lựa chọn sử dụng phối hợp có chọn lọc các công cụ nhận dạng và phân tích cấu trúc rủi ro tài chính.
Sử dụng báo cáo tài chính: doanh nghiệp cần thiết kế các báo cáo tài chính đúng chế độ,rõ ràng trung thực,cần tận dụng các ứng dụng tiện ích của công nghệ thông tin để lập các báo cáo chính xác,kịp thời.Nhà quản trị rủi ro tài chính theo yêu cầu của quản trị rủi ro tài chính nhằm nhận dạng và phân tích cấu trúc rủi ro tài chính của doanh nghiệp theo các thông số có trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Giao tiếp trong và ngoài công ty : tích cực sử dụng các kênh giao tiếp chính thức cũng như không chính thức trong và ngoài công ty nhằm thu nhập thông tin đa chiều, hạn chế bỏ sót hoặc đánh giá không đúng mức nguy cơ rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế.
Ngoài ra, tuỳ theo tính chất và đặc trưng của thanh toán quốc tế, công ty cần chủ động sáng tạo trong việc thiết kế và thử nghiệm các phương pháp nhận dạng và phân tích cấu trúc, đo lường rủi ro tài chính như: phân tích cấu trúc rủi ro tài chính theo nguồn rủi ro, theo các dạng rủi ro tài chính cơ bản như: rủi ro hối đoái, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất.
• Sử dụng hợp đồng kỳ hạn
Nguyên tắc chung khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá là thông qua hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn các đơn vị cố định tỷ giá mua hay bán ngoại tệ với ngân hàng, từ đó cố định khoản chi hay khoản phải thu bằng nội tệ.
Đối với hợp đồng nhập khẩu hàng hoá (Phòng ngừa cho khoản phải trả trong tương lai): Công ty sẽ thoả thuận mua ngoại tệ theo hợp đồng co kỳ hạn với ngân hàng. Qua hợp đồng này tỷ giá bán ngoại tệ được cố định, nhờ vậy mà công ty biết chắc số tiền mà mình sẽ thu về là bao nhiêu khi hợp đồng đến hạn bất chấp sự biến động tỷ giá giao ngay trên thị trường.
Đối với hợp đồng xuất khẩu hàng hóa (Phòng ngừa cho khoản phải thu trong tương lai): Công ty sẽ thỏa thuận bán ngoại tệ theo hợp đồng có kỳ hạn với ngân hàng. Qua hợp đồng này, tỷ giá mua ngoại tệ được cố định, nhờ vậy mà công ty sẽ biết chắc chắn số tiền mà mình thu về là bao nhiêu khi hợp đồng đến hạn mà bất chấp sự biến động tỷ giá giao ngay trên thị trường.
Tuy nhiên nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn là kém tính linh hoạt, tức là hợp đồng kỳ hạn không được phép huỷ bỏ đơn phương và nghĩa vụ về việc thực hiện hợp đồng của mỗi bên thường là không được chuyển giao cho người khác. Bởi vậy, nếu diễn biến tỷ giá ngược lại so với dự kiến thì việc phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn còn gây tổn thất cho công ty. Nếu công ty quyết định phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn thì công ty có thể giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank) hoặc một số ngân hàng khác. Ngay khi có hợp đồng ngoại thương (đối với thanh toán trực tiếp), có L/C (đối với thanh toán qua L/C) doanh nghiệp có thể tiến hành mua bán ngoại tệ kỳ hạn tại ngân hàng.
• Sử dụng thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ la thị trường giao dịch các loại vốn ngắn hạn ( dưới 1 năm ). Công ty có thể sử dụng thị trường tiền tệ kết hợp với thị trường hoạt động mua bán ngoại tệ như là một phương pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái. Nguyên tắc chung: Khi công ty có một khoản phải thu hay một khoản phải trả bằng ngoại tệ, công ty thấy rằng trị giá bằng VNĐ của khoản phải thu hay phải trả này tuỳ thuộc rất lớn vào tỷ giá giao ngay giữa ngoại tệ và VNĐ ở thời điểm thanh toán. Ta có
thể kết hợp giao dịch trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ để tránh khỏi chịu ảnh hưởng đến sự biến động tỷ giá này.
Đối với hợp đồng xuất khẩu ( Phòng ngừa cho khoản phải thu trong tương lai ): Để cố định khoản phải thu trong tương lai mà không sợ ngoại tệ xuống giá, công ty có thể vay ngoại tệ thể hiện khoả phải thu trong tương lai. Sau đó đầu tư vào đồng tiền trong nước hay để sử dụng, thời hạn vay ngoại tệ trùng với thời hạn thanh toàn của khoản vay.
Số tiền phải vay để phòng ngừa khoản phảu thu = Thu nhập ngoại tệ trong tương lai/ (1+ R)n
Trong đó :
R: lãi xuất vay ngoại tệ n: Thời hạn vay
Đến hết thời hạn vay công ty thu ngoại tệ về đồng thời dùng khoản đó thanh toán cả gốc lẫn lãi của khoản vay ngắn hạn.
Đối với hợp đồng nhập khẩu ( Phòng ngừa cho khoản phải trả trong tương lai ): Để cố định khoản phải trả trong tương lai mà không sợ ngoại tệ lên giá so với nội tệ, công ty có thể dùng tiền mặt dư thừa của mình hay vay nội tệ để mua trước ngoại tệ thể hiện trên khoản phải trả theo tỷ giá hiện hành. Sau đó dùng ngoại tệ mua trước gửi ngắn hạn, thời hạn trùng với thời hạn phải trả trong tương lai.
Số ngoại tệ cần mua = Khoản phải trả/ (1+R)n
R: lãi suất tiền gửi n:Thời hạn tiền gửi
Khi đến hạn thanh toán, công ty rút ngoại tệ để thanh toán cho khách hàng.
• Sử dụng hợp đồng quyền chọn
Phòng ngừa bằng quyền chọn tiền tệ cho phép công ty giảm thiệt hạn do sự thay đổi tỷ giá giao ngay ngược với dự kiến hoặc cho phép công ty thu lợi khi tỷ
Nguyên tắc chung là nghiệp vụ này cho phép công ty có quyền chứ không phải nghĩa vụ thực hiện một hợp đồng ngoại hối nào đó trong một khoản thời gian nhất định. Để có được quyền này, công ty sẽ phải trả một khoản phí cho ngân hàng. Thí dụ : Công ty vay 500 triệu Yên và phải thanh toán khoản vay trong vòng 3 tháng tới. Lưu ý, mức tỷ giá 105 là do công ty chọn chứ không phả do ngân hàng đưa ra như trong hợp đồng kỳ hạn. Công ty phải trả một mức phí cho quyền lựa chọn này. Nếu tỷ giá ở mức 103, công ty sẽ thực hiện hợp đồng quyền lựa chọn với ngân hàng ở mức giá 105 vì ở mức giá này Yên Nhật rẻ hơn so với mức giá trên thị trường. Nếu tỷ giá ở mức 107, công ty sẽ không thực hiện hợp đồng và tiến hành mua Yên Nhật trên thị trường ở mức giá 107. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng quyền chọn và hợp đồng kỳ hạn vì công ty bắt buộc phải thực hiện hợp đồng kỳ hạn vào ngày tới hạn của hợp đồng.
Thị trường tài chính chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Nhiều công týât thành công trong sản xuất kinh doanh nhưng lại không chú ý nhiều đến việc phòng ngừa rủi ro cho đồng vốn của mình, công ty TOCONTAP cũng không nằm ngoài số đó. Do đó, cách phòng ngừa rủi ro tốt nhất là công ty cố gắng đối ứng giữa tài sản nợ và tài sản có và áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuậ tài chính. Trong trường hợp không thể xác định được xu hướng thị trường, công thức thường được các công ty sử dụng để phòng ngừa rủi ro là 40:20:40. Trong công thức này, 40% rưi ro sẽ được phòng ngừa qua hợp đồng kỳ hạn, 20% thông qua hợp đồng quyền chọn và 40% thì sẽ mua giao ngay và ngày thanh toán. Thí dụ: Công ty có nhu cầu mua một triệu bảng Anh để thanh toán hàng nhập khẩu trong một tháng tới. Công ty sẽ sử dụng công thức 40:20:40 để phòng ngừa rủi ro. Nếu tỷ giá bảng Anh/USD tăng lên,công ty sẽ có lợi trong các hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn ( 60% giá trị hợp đồng ). Nếu tỷ giá giảm, công ty sẽ có lợi trong các hợp đồng quyền chọn và giao ngay ( 60% giá trị hợp đồng ). Như vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, công ty luôn có lợi trong 60% giá trị hợp đồng bất kể tỷ giá tăng hay giảm. Tuy nhiên, đối với công cụ bảo hiểm rủi ro nào, công ty dều phải trả một khoản phí hay chấp nhận một rủi ro nào đó để được bảo hiểm cho một rủi ro khác,và tất nhiên rủi ro cần được bảo hiểm luôn luôn có giá trị cao hơn với khoản phí hay rủi ro mà công ty phải chấp nhận.
Bên cạnh các giải pháp nói trên, trong công tác thanh toán quốc tế không thể không nhắc tới các giải pháp đặc biệt sử dụng để đối phó với rủi ro hối đoái như kỹ
thuật Hedging và các công cụ trên thị trường ngoại hối. Công ty cũng nên nhìn nhận Hedging không đơn giản như một kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái mà nên tìm cách mở rộng ứng dụng Hedging như một phương pháp đối phó với những biến động (đặc biệt là biến động tỷ giá, lãi suất…) trên thị trường.
2. Các giải pháp hỗ trợ trong nội bộ công ty
Để một giao dịch được tiến hành nhanh chóng chính xác, đem lại hiệu quả cao thì phải có sự đồng lòng và phối hợp nhịp nhàng của tất cả những người liên quan đến công tác thanh toán. Cụ thể:
Công ty phải đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ về nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế. Có như vậy, công ty mới tránh được rủi ro không đáng có trong việc ký kết hợp đồng như: các điều khoản không đề cập đến những vấn đề phát sinh sau đó như điều kiện giao hàng, địa điểm, phương tiện chuyên chở, các chi phí phát sinh do bên nào chịu…
Công ty phải đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ ngoại ngữ tốt để có thể dễ dàng tiếp cận được với các phương thức thanh toán hiện đại. Bởi vì trong các hoạt động thanh toán quốc tế, hầu hết các chứng từ giao dịch đều bằng tiếng Anh, do đó nếu không có trình độ sẽ mắc phải những lỗi không thể kiểm soát được.
Tạo điều kiện cho các cán bộ đi học các lớp nâng cao trình độ nghiệp vụ do các trường đại học hoặc các tổ chức trong và ngoài nước đào tạo. Công ty có thể mời các chuyên gia về giảng dạy cho các cán bộ công nhân viên và làm cán bộ tư vấn trong vấn đề ngoại thương.
Nếu làm được như vậy, nghiệp vụ của các cán bộ trong công ty sẽ được nâng cao. Tránh được các sai xót trong công việc, đồng thời có khả năng phán đoán và ứng phó linh hoạt hơn khi thị trường tiền tệ có biến động. Tuy nhiên để làm được điều này, công ty cần sự đầu tư lớn từ may móc trang thiết bị đến thời gian để đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn.