Thiết kế phần trụ cho robot

Một phần của tài liệu thiết kế, chế tạo robot điều khiển bằng tay (Trang 26 - 28)

Đối với đề thi năm nay khối lượng và kích thước của các khối quà là không lớn và không quá nặng nhưng phải đưa lên cao chính vì vậy chiều cao của robot là tương đối cao(tối đa 1,4m).

Với chiều cao của cột lưu trữ quà là 90cm

Hình 2.15:Cột lưu trữ quà

và robot phải nâng khối quà lên cao cũng như hạ xuống nên phần trụ của robot đòi hỏi phải vững chắc,cũng như khi di chuyển không bị lắc.Việc sử dụng thanh nhôm ống hình chữ nhật có kích thước 64x32 sẽ tạo cho robot có kết cấu nhẹ mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.Đồng thời viêc sử dụng 1 thanh trụ cung giúp cho việc hành động cũng như di chuyển của robot linh hoạt hơn.Tuy nhiên,để phần trụ được vững chắc thì cần phải gia công chắc chắn phần tiếp xúc giữa phần trụ và đế để đảm bảo trụ không bị lắc khi di chuyển.

Hình 2.16:kích thước trụ

2.3.4 Chọn động cơ nâng hạ.

- Sử dụng động cơ trục vít để chống chiều quay ngược lại của trục động cơ khi có tảitrọng đặt lên.

- Và để tăng tốc hay giảm tốc độ nâng hạ ta có thể tăng hay giảm đường kính tang trống. Vì vật liệu để chế tạo tang trống là loại nhựa dạng trụ có bán nhiều trên thị trường, và có nhiều kích thước khác nhau nên rất dễ để cho ta chọn được loại nhựa có đường kính phù hợp để làm tang trống.

Để robot nâng hạ dễ dàng êm,chịu tải tốt chúng em dùng cơ cấu nâng hạ bằng xích, trên thân là 4 con lăn (puli) di chuyển trên thân nhôm

Hình 2.17: Puli trượt

Một phần của tài liệu thiết kế, chế tạo robot điều khiển bằng tay (Trang 26 - 28)