Tiến trình hội nhập của hệ thống NH Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO thực trạng và giải pháp (Trang 26)

Ngay sau khi cấm vận được dỡ bỏ, hệ thống NHVN đã nối lại quan hệ hợp tác với cộng đồng tài chính – tiền tệ quốc tế bằng việc khôi

phục tư cách thành viên của các tổ chức tài chính quốc tế hàng đầu như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), NH thế giới (WB), NH phát triển Châu Á (ADB). Đây là cơ sở quan trọng để chúng ta từng bước mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các NH trên thế giới cũng như các tổ chức phi Chính phủ trên thế giới.

VN cũng đã ký kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ, trong đó có vấn đề mở cửa thị trường tài chính – ngân hàng theo lộ trình đến cuối năm 2009 sẽ phải mở cửa toàn diện thị trường này cho các NH Mỹ vào kinh doanh. Và với việc VN chính thức gia nhập WTO thì thị trường ngân hàng bắt buộc phải mở cửa để NH các nước vào tham gia kinh doanh.

2.2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO

2.2.1 Tình hình chung

2.2.1.1 về số lượng các NH

Theo thống kê, tính đến năm 2005 hệ thống NH có NHNN gồm trụ sở chính tại NH trung ương ,64chi nhánh tỉnh,thành phố,văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh,8 đơn vị sự nghiệp, 4 doanh nghiệp trực thuộc, 5 NHTM Nhà nước,NH chính sách xã hội,NHTM cổ phần đô thị,11 NHTMCP nông thôn, quỹ tín dụng TW và 24 chi nhánh,909 quỹ tín dụng cơ sở,4 NH liên doanh với nước ngoài, 28 chi nhánh NH nước ngoài, 5 Công ty tài chính và 9 Công ty cho thuê tài chính; bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Bảng 2.1: Số lượng NH và mạng lưới hoạt động

27

Ghi chú: Không tính chi nhánh cấp IV và phòng giao dịch

Các tư liệu thống kê trên đây cho thấy, thị trường trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng ở VN hiện nay tương đối phát triển,bao gồm cả các NH trong nước và NH nước ngoài.Với một hệ thống các NH như vậy sẽ tạo ra một sự cạnh tranh ngày càng tăng đối với các NH.

2.2.1.2 Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực NH

Chúng ta đã xây dựng Luật NHNN và Luật các tổ chức Tín dụng vào cuối năm 1997 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/10/1998.

Bên cạnh đó , Chính phủ , mà đại diện là NHNN, cũng đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp quy quy định hoạt động của từng lĩnh vực ngân hàng cụ thể.

Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh hội nhập thì hệ thống luật lệ trong kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều bất cập cần tiếp tục phải chỉnh sửa cho hoàn thiện.

2.2.1.3 Mức độ cạnh tranh thị trường NHTM Nhà nước NHTM CP Chi nhánh NHNNg NH liên doanh số lượng Mạng lưới số lượng Mạng lưới số lượng Mạng lưới số lượng Mạng lưới 6 568 33 370 37 37 4 13

Cho đến nay , các NHTM hoạt động tại Việt Nam gồm 4 nhóm.NHTMNN (5 NH), NH thương mại cổ phần(33 NH), NH liên doanh (4 NH), các chi nhánh NH nước ngoài (28 chi nhánh).

Như vậy, chúng ta cũng có thể nhìn thấy rõ mức độ cạnh tranh giữa các NH trong nước diễn ra mạnh mẽ vì cạnh tranh là sự ganh đua giữa các đối thủ trên cơ sở tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh,các công cụ và biện pháp nhất định để giành thắng lợi tăng thu nhập tăng thị phần và quyền chi phối thị trường.Trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì các NH nước ngoài cũng tham gia vào thị trường nội địa tạo ra một sức ép và sự cạnh tranh giữa các NH trong nước và NH nước ngoài.Tuy nhiên, do năng lực cạnh tranh của các NH trong nước chưa cao còn nhiều yếu kém vì vậy mức độ cạnh tranh chưa đạt hiệu quả mong muốn , tự phát và thua thiệt về phía các NH.

2.2.1.4 Công nghệ

Trong kinh doanh NH hiện đại thì công nghệ giữ vai trò có tính quyết định bởi vì các lĩnh vực dịch vụ mới đều đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin.Chính vì vậy đang đặt ra cho NH VN phải có những chiến lược cụ thể để tiếp cận với các công nghệ thông tin mới để nâng cao từng bước năng lực cạnh tranh.

2.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của NH Việt Nam sau khi gia nhập WTO

2.2.2.1 Năng lực tài chính

Theo quy định của luật các tổ chức tín dụng thì vốn tự có bao gồm số thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác do

NHNN quy định; nhưng ở VN, NHNN không quy định thành phần tài sản nợ này, nên thực chất vốn tự có là vốn chủ sở hữu

-Nhóm NHTM Nhà nước từ năm 2000 đến nay, vốn chủ sở hữu của các NHTMNN đều tăng:

+ Mức tăng từ năm 2000 đến năm 2004 đã tăng gấp khoảng gần 3 lần.

+ Quy mô vốn chủ sở hữu bình quân một NH tăng đáng kể, gấp gần 3 lần.

+ Phương thức tăng vốn: Tăng do nguồn cấp phát của NN bằng trái phiếu đặc biệt.Số cấp bổ sung này tổng số trên 10.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, năng lực vốn chủ sở hữu của nhóm NH này bộc lộ khá nhiều hạn chế, làm giảm năng lực canh tranh. Cụ thể : quy mô vốn của một NHTMNN còn quá nhỏ bé, không so sánh được với các NHTM nước ngoài có chi nhánh ở VN. Triển vọng tăng vốn điều lệ của các NHTMNN là rất khó ngoại trừ việc phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các ngân hàng này.

- Nhóm NHTM cổ phần : Có thể nhận thấy thực trạng vốn chủ sở hữu của nhóm NH này như sau:

+ Vốn chủ sở hữu liên tục tăng nhưng quy mô rất nhỏ bé

+ Các NHTM cổ phần tăng quy mô vốn bằng chính thực lực của mình và còn nhiều khả năng tăng vốn.

+ Mặc dù có xu thế phát triển quy mô vốn chủ sở hữu nhưng trong giai đoạn trước mắt, năng lực tài chính chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn.

- Nhóm NH liên doanh: Theo đúng tính chất pháp lý thì ở VN hiện nay có 4 NH liên doanh. Đây là ngân hàng liên doanh giữa NH nước ngoài với NHTM Việt Nam.Những NH có mức tăng vốn chủ sở hữu không lớn lắm, trên thực tế vốn tăng chủ yếu là do trượt giá vốn chủ sở hữu bằng ngoại tệ.Việc tăng vốn góp của NH liên doanh phụ thuộc vào khả năng tài chính của các NH mẹ điều này về phía VN là không lớn.

- Nhóm chi nhánh NH nước ngoài: Nhóm NH này có năng lực tài chính tiềm năng, là đối thủ cạnh tranh chủ yếu đối với các NHTM VN trên thị trường trong nước và quốc tế.Nhưng thị trường tài chính vẫn chưa phát triển do VN còn áp dụng giới hạn chặt chẽ với các chi nhánh NH nước ngoài.

Tổng vốn điều lệ của các NHTM quốc doanh hiện mới đạt trên 21.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng mới xấp xỉ 55% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trên 80% của các nước trong khu vực. Bình quân mức vốn tự có của các NHTM quốc doanh khoảng từ 200 đến 250 triệu USD, chỉ bằng một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực, còn các NHTM cổ phần có mức vốn điều lệ bình quân chỉ trên dưới 500 tỷ đồng.

Vốn thấp dẫn đến khả năng chống đỡ rủi ro của các ngân hàng Việt Nam còn kém, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chỉ đạt trung bình hơn 5%, so với chuẩn mực quốc tế là lớn hơn hoặc bằng 8%. Bên cạnh đó, sản phẩm dịch vụ còn quá ít và đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, hoạt động ngân hàng chủ yếu dựa vào “độc canh” tín dụng. Quy trình quản trị trong các tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung và của các NHTM nói riêng còn chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế; tính minh bạch thấp, hệ thống thông tin

điều hành và quản lý rủi ro chưa thực sự hiệu quả. Hầu hết các NHTM Việt Nam đều có mức dư nợ không sinh lời lớn hơn giới hạn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần, khả năng thanh toán bình quân chỉ mới đạt xấp xỉ 60%, tỷ lệ sinh lời bình quân trên vốn tự có (ROE) hiện chỉ là 6% so với 15% của các NHTM các nước trong khu vực.

Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư tín dụng của các TCTD phi ngân hàng như kho bạc, quỹ hỗ trợ… chiếm trên 34% trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại nằm ngoài vòng kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán còn lạc hậu, thậm chí có nguy cơ tụt hậu so với khu vực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý điều hành của NHNN. Thể chế của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập. Việc quản trị doanh nghiệp trong các NHTM còn nhiều khiếm khuyết, nổi bật là sự chưa tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, điều hành ngân hàng. Các NHTM Việt Nam chỉ mới dừng lại ở tầm cỡ kinh doanh ngắn hạn, chưa có lộ trình thực hiện chiến lược trung - dài hạn cũng như giải pháp phát triển đồng bộ, dẫn đến tình trạng phát triển thiếu bền vững.

Theo kết quả khảo sát của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, có 42% doanh nghiệp và 50% người dân được hỏi đều trả lời rằng khi mở cửa thị trường tài chính, họ sẽ lựa chọn vay tiền từ các ngân hàng nước ngoài chứ không phải là ngân hàng trong nước; có 50% doanh nghiệp và 62% người dân cho rằng sẽ lựa chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền vào.

Như vậy, với năng lực cạnh tranh dưới trung bình, các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

Các NHTMVN tuy cơ cấu lao động đã được cải thiện nhiều, nhưng trước yêu cầu hội nhập thì vấn đề nhân lực còn nhiều bất cập sau:

+ Một là : Cơ cấu lao động có trình độ cao chưa đạt mức hợp lý.

+ Hai là: Chính sách đãi ngộ không theo kịp các NHNN nên đã có sự dịch chuyển lao động có trình độ cao ra khỏi các NHTMNN.

+ Ba là: Các chương trình đào tạo, đào tạo lại lao động chưa đáp ứng ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Nguồn nhân lực ở VN rất dồi dào nhưng còn hạn chế về năng lực chuyên môn cao vì vậy NHTM của VN gặp nhiều khó khăn.

Bộ máy tổ chức- mô hình quản lý.

Khó khăn của các NHTMVN để mô hình quản lý và bộ máy tổ chức chủ yếu trên các mặt sau:

+ Mạng lưới rộng theo địa giới hành chính, không thích hợp với mô hình NHTM trong nền kinh tế thị trường.

+ Mô hình NH hiện đại đòi hỏi giao dịch một cửa, trong khi năng lực nhân viên chưa sẵn sàng đáp ứng .

+ Trụ sở chính của hầu hết các NHTM theo nghiệp vụ truyền thống,vừa chồng chéo về nghiệp vụ, nhưng lại phân tán về chức năng.

Các NHLD có lợi thế cơ bản là mô hình theo cơ cấu NH mẹ - những NH đã có hàng trăm năm kinh nghiệm thông thường.Hơn nữa, tại VN các NH hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, nên chỉ chọn nơi có kinh tế thị trường thực sự phát triển để mở chi nhánh (hiện tại có 28 chi nhánh NHNN thì chỉ còn có một chi nhánh ở Vũng Tàu, còn lại 27 chi nhánh ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh). Đây là ưu thế vượt trội của nhóm NH này.

Việc quản trị tài sản nợ trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cập.Thể hiện: + An toàn của các NHTM VN rất thấp.

+ Việc quản lý vốn khả dụng của các NHTM VN chưa đúng nghĩa, chưa có một NH quản lý theo mô hình trực tuyến.

+ Thương hiệu sản phẩm, uy tín của NH : Hiện nay, một số NHTM bước đầu đã hình thành thương hiệu riêng về sản phẩm huy động vốn nhưng chưa thật hiệu quả.Hơn nữa, bản thân các NH chưa có chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ cho việc huy động nguồn vốn trung dài hạn.

Khả năng phối kết hợp của các NH trong nước.

Trong thời gian qua tinh thần hợp tác của các NHTM trong nước không cao.Một số NH quá chú trọng đến lợi ích riêng, thiếu quan tâm cần thiết đến lợi ích của toàn hệ thống.Trong việc cung cấp các dịch vụ NH khác, đặc biệt là các dịch vụ mới ( chẳng hạn dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh…) vẫn đang xảy ra hiện tượng “mạnh ai nấy làm” và “ mỗi NH mỗi cách” mà chưa có sự đồng thuận hợp tác để đưa ra giải pháp.

2.2.2.3 Khả năng sinh lời

Nếu so sánh với các NH của những nước trong khu vực thì ROE của các NHVN chênh lệch không nhiều, nhưng ROA thì chênh lẹch quá lớn.Khả năng sinh lời trên tổng tài sản có thấp cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của các NHTMVN thấp.Mức sinh lời ROA của NHTMVN đạt thấp do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

+ Do vốn tự có của NHTM quá nhỏ đương nhiên làm giảm khả năng tăng lợi nhuận.

+Tỷ lệ tài sản có không sinh lời/ tổng tài sản có quá cao nên làm giảm thu nhập của NH.

+ Do mức độ áp dụng công nghệ tiên tiến hạn chế, tỷ lệ giao dịch tự động còn thấp nên năng suất lao động kém.

+Cơ cấu thu nhập của các NHTM còn chưa hợp lý, chỉ có khoảng 10% là từ dịch vụ.Trong khi khả năng sinh lời từ dịch vụ cao hơn nhiều so với khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng.

2.2.2.4 Khả năng Marketing của NHTM

Marketing là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Marketing đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong các doanh nghiệp nói chung và trong các NHTM nói riêng. Marketing ngân hàng thuộc nhóm Marketing kinh doanh, là lĩnh vực đặc biệt của ngành dịch vụ. Có thể hiểu: Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu đặt ra là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, về các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.

Kết quả sử dụng công cụ Marketing của các NHTM Việt Nam

Có thể thấy rằng trong thời gian qua, các NHTM đã rất tích cực trong việc tiến hành các hoạt động Marketing. Các chương trình khuyến mại làm thẻ, quảng cáo thương hiệu, huy động vốn với lãi suất cao, các chương trình quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng,... liên tục được áp dụng rộng rãi đã tạo tiền đề để các NHTM đạt được những kết quả nhất định và nâng cao hoạt động Marketing ngân hàng tiến dần đến thông lệ khu vực và quốc tế.

Trước tiên, nói về quảng cáo, ta có thể thấy rằng: trong nền kinh tế thị trường, quảng cáo là sức mạnh đích thực. Bất cứ một sản phẩm nào dù chất lượng có tốt đến đâu cũng không chiếm lĩnh được thị trường nếu không có quảng cáo. Hiện nay, các NHTM đã tiến hành quảng cáo dưới rất nhiều hình

thức như: báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, băng rôn, áp phích, gửi thư trực tiếp, Internet... Do mỗi hình thức đều vươn tới các đối tượng khách hàng khác nhau nên các NHTM thường áp dụng đồng thời nhiều phương thức quảng cáo để thu hút khách hàng

Thời điểm quảng cáo cũng được các NHTM chú trọng vào những ngày lễ, Tết, ngày kỷ niêm thành lập ngân hàng hay ngày khai trương Chi nhánh mới,... Sự tập trung quảng cáo vào những khoảng thời gian này của các NHTM đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của khách hàng. Nội dung quảng cáo cũng đã bước đầu thu hút được khách hàng với những hình ảnh sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng như thẻ rút tiền tự động, dịch vụ chuyển tiền nhanh, truy vấn số dư tài khoản, trả tiền điện, nước, trả lương... Chẳng hạn ngay trên chứng từ rút tiền của BIDV cũng có in quảng cáo về các dịch

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO thực trạng và giải pháp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w