Đặc trưng của các dự án xin vay vốn tại Ngân hàng Phát triển ch

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH (Trang 34 - 35)

nhánh tỉnh Thái Bình

Ngân hàng Phát triển được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước thông qua việc cho vay, thu nợ các dự án đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi dầu tư thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của nhà nước có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư. Do đó các dự án xin vay vốn tại ngân hàng ngoài những đặc trưng chung của một dự án đầu tư thông thường còn tồn tại những đặc trưng riêng biệt sau:

- Lĩnh vực đầu tư: Dự án phải thuộc những lĩnh vực khó khăn cần sự trợ giúp

của chính phủ, các chương trình hỗ trợ phát triển của nhà nước và các dự án này cũng phải phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương cũng như chiến lược của cả nước. Các dự án thuộc các ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi được quy định trong nghị định 151/2006/ NĐ- CP ngày 20/12/2006 của chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.

- Hình thức đầu tư: Các dự án phải là các dự án đầu tư phát triển: bao gồm

đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh hỗ trợ cho sự phát triển ngành nghề cụ thể đối với từng dự án. Ngân hàng không tiếp nhận các dự án thuộc các lĩnh vực đầu tư tài chính, bất động sản, kinh doanh thương mại, dự án thuộc các lĩnh vực đã phát triển mạnh và các dự án của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

- Quy mô vốn và hiệu quả: Thái Bình là một tỉnh thuần nông, các dự án sản

xuất công nghiệp và chế biến nông phẩm còn nhỏ lẻ, gặp khó khăn trong khâu sản xuất và cạnh tranh, các làng nghề truyền thống chưa phát triển mạnh, mà đây lại chính là các đối tượng phục vụ của Ngân hàng phát triển; vì thế các dự án do ngân hàng thẩm định đều có quy mô vốn đầu tư tương đối nhỏ, thị phần của dự án hẹp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, thời gian thu hồi vốn chậm, mức độ rủi ro mà các dự án gặp phải cao.

Chính vì những đặc điểm trên mà các dự án xin vay vốn tại ngân hàng phát triển có sự khác biệt đối với các dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại. Việc thẩm định và quyết định cho vay của ngân hàng thể hiện sự hỗ trợ của nhả nước đối với các lĩnh vực kém phát triển của nền kinh tế. Các yêu cầu về thẩm định dự án của ngân hàng sẽ thấp hơn mức trung bình tại các ngân hàng thương mại nhưng vẫn phải đàm bảo khả năng thu hồi vốn nhằm dễ dàng tài trợ vốn kích thích các thành phần kinh tế kém phát triển.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH (Trang 34 - 35)