3.2.1 - Tổng quan ngành kho vận tại Việt Nam 3.2.1.1 - Khái quát về ngành kho vận tại Việt Nam
Ngành kho vận là 1 phần trong chuỗi hậu cần toàn cầu, một ngành mới xuất hiện nhưng đang phát triển nhanh chóng và ngày càng quan trọng ở Việt Nam. Cơ bản, nó là quá trình hàng hóa được phân loại và phân phối tới tay
người tiêu dùng cuối cùng. Ở Việt Nam, khái niệm chỉ mới được chính thức nói đến trong Luật thương mại 2005, theo đó:
“Kho vận là hoạt động thương mại được tổ chức bởi các thương nhân để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, trữ hàng, làm thủ tục thông quan và hồ sơ, tư vấn, đóng gói, giao hàng và các dịch vụ lien quan tới hàng hóa khác.”
Điều này cho thấy mức độ dịch vụ cao hơn so với việc kinh doanh giao nhận ngoại thương đã tồn tại trước khi ngành giao nhận ra đời.
Toàn cảnh thị trường kho vận ( logistics ) tại Việt Nam:
Tại Việt Nam thị trường logisitics là một mảng thị trường khá là mới mẻ. Mặc dù đã rất phổ biến trên thế giới. Nếu theo tính toán thì chi tiêu hàng năm của một quốc gia cho mảng kho vận ( logisitics ) là rất lớn, bản thân như các nước Châu Âu và Mỹ là những quốc gia có nhiều kinh nghiệm về quản lý chuỗi logisitics thì chi tiêu cho logisitics cũng chiếm tới khảong 10% GDP, còn với các nước đang phát triển thì chi phí này còn cao hơn như Trung Quốc chẳng hạn chi tiêu cho logisitics đã chiếm tới 19%GDP. Ở Việt Nam, tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng con số này cũng không nhỏ thậm chí là ngang hoặc hơn Trung Quốc- nước có nhiều đặc thù trong ngành logisitics giống Việt Nam. Quản lý chuỗi logisitics hiệu quả là một yêu cầu rất cơ bản đối với hầu hết các công ty lớn nhỏ trên thế giới. Tại Việt Nam khái niệm này được du nhập trước hết từ sự xuất hiện các công ty logisitics nước ngoài mà điển hình là APL Logisitics, Maersk Logisitics , Exel, EI, Schenker, Frizt Forwarding… Còn các doanh nghiệp trong ngành vận tải và kho vận ( logisitics ) của Việt Nam thì chỉ mới dừng lại ở một trong rất nhiều chuỗi dịch vụ logisitics mà chúng ta thấy phổ biến là hình thức giao nhận, cho thuê kho bãi và vận chuyển nội đia. Ngay trong mảng thị trường vận tải nội địa thì
các công ty Việt Nam cũng chỉ chiếm được một phần nhỏ trong miếng bánh khá béo bở này.
Phân tích SWOT thị trường kho vận ĐIỂM MẠNH
Có kinh nghiệm tại địa phương. Hiểu biết thị trường địa phương. Công ty nhà nước tận dụng chính
sách ưu đãi trong giai đoạn đầu sau khi vào WTO.
ĐIỂM YẾU
Quy mô và năng lực yếu: 80% là cty tư nhân, nhiều cty chỉ có từ 3 – 5 nhân viên, không có kinh nghiệm và mạng lưới quốc tế, chỉ tham gia vào một công đoạn trong chuỗi dịch vụ, tài chính yếu. Không thông hiểu luật pháp
quốc tế, khung pháp luật thiếu và yếu, luật sư không đủ khả năng tranh tụng ở nước ngoài.
Nguồn nhân lực không được đào tạo chuyên nghiệp. Thiếu một cộng đồng kinh
doanh kho vận chặt chẽ - ngay Hiệp hội kho vận Việt Nam cũng đã ngừng hoạt động ở Hà Nội. Thiếu quảng cáo có hiệu
quả.
CƠ HỘI
Gia nhập AFTA (Khu vực tự do thương mại Asean) năm 1995, ASEM năm 1996, APEC năm 1997, WTO năm 2006 sẽ thúc đẩy ngoại thương.
Tăng trưởng GDP ở mức 7% - 8% hàng năm.
Tăng trưởng FDI, đặc biệt là vào các khu công nghiệp Cải thiện cơ sở hạ tầng: Cảng,
đường xá, cầu..
Địa hình phù hợp cho loại hình vận tải đa phương thức – kết hiựp đường biển, thủy nội địa và đồng bằng.
NGUY CƠ
Cạnh tranh từ các cty quốc tế sau khi gia nhập WTO.
Tốc độ cải thiện cơ sở hạ tầng chậm do thiếu vốn, giải phóng mặt bằng chậm, giá xây dựng tăng, v.v Tắc đường tại các thành phố lớn Tập quán kinh doanh
của các cty Việt Nam xuất FOB nhập CIF không có lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển
3.2.2 - Kho bãi ở Hà Nội và những vùng phụ cận
Về loại hình kinh doanh, các công ty tư nhân chiếm 62% về số lượng tuy nhiên các công ty này chỉ chiếm 50% tổng diện tích kho bãi cho thuê, trong khi 9 công ty quốc doanh ( 31% của các công ty được khảo sát) chiếm 41% diên tích này.
Tổng diện tích kho bãi cho thuê hiện tại đựoc cung cấp bởi các công ty này là 205,907mét vuông.
Tại thời điểm của báo cáo này, có 23,836 mét vuông còn trống, chiếm 11.58% của tổng số cung. Điều này chứng tỏ hoạt động tốt của ngành đang lên này, mặc dù kho bãi ở những địa điểm chiến lược thường có tỷ lệ cho thuê cao hơn những nơi khác.
Giá thuê hàng tháng trong phạm vi từ 20,000 ngàn đồng tới 90.000 ngàn đồng (1.25 đô la tới 5.63 đô la mỹ)/m2/tháng với mức bình quân là 45.000 đồng (2.8 đô la mỹ)/m2/tháng. Giá thuê bình quân cho những vị trí lý tưởng (gần các trung tâm thương mại hoặc 7 quận nội thành Hà nội) là 59,930 đồng trên một mét vuông một tháng trong khi đó những huyện ngoại ô (như Đông Anh, Gia Lâm ,Thanh Trì, Từ Liêm) giá thuê trung bình chỉ khoảng 36,900 đồng/m2/tháng. Đây là giá thuê dành cho kho tạm, có tường và mái đơn giản và thường là ở trong tình trạng cũ kỹ. Những giá cho thuê này là không cố định, nó phụ thuộc vào việc đàm phán giữa chủ cho thuê và người thuê, thời hạn của hợp đồng thuê, khu vực thuê và mối quan hệ giữa các bên.
Hình 1: Mười công ty kinh doanh kho bãi hàng đầu ở Hà Nội và tình hình hoạt động
Nguồn: Bộ phận công nghiệp của Công ty Savills 3.2.3 - Kho bãi trong các khu công nghiệp Bắc Ninh, Hưng Yên và Vĩnh Phúc.
Nhu cầu tương lai ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc
Hiện nay tổng diện tích các khu công nghiệp ( KCN ) ở những tỉnh này (đồng thời là vùng ảnh hưởng của nhà kho của Bắc Kỳ ở tỉnh Bắc Ninh) là 6918 ha. Tới năm 2015, có thêm 9337 ha nữa sẽ được xây dựng theo quy hoạch của chính phủ. Hiện giờ, tổng diện tích kho bãi ở các nơi này là 362 403 m2 và tỷ lệ diện tích nhà kho/diện tích KCN là 0,5%. Theo phân tích trên đây, tỷ lệ thuê là 90%, do vậy cung theo kịp với cầu. Do vậy, Savills dự đoán đến năm 2015, thêm 46,7 ha kho bãi mới nữa sẽ cần phải xây dựng. Nếu tốc độ tăng trưởng logistics 20%/năm không thay đổi cho tới năm 2010 thì thêm
16 ha kho bãi mới sẽ cần phải xây thêm trước năm 2010 để đáp ứng nhu cầu mới.
Tới 1/3 diện tích KCN của những tỉnh này nằm ở tỉnh Bắc Ninh. Nguồn cung mới sẽ gấp đôi nguồn cung hiện thời. Do vậy, Savills dự đoán tỷ lệ thuê của nhà kho Bắc Kỳ ở KCN Tiên Sơn sẽ nằm trong khoảng 80%-90%. Bên cạnh đó, tốc độ lưu chuyển hàng trong cảng nội địa mà Bắc Kỳ dự tính xây dựng sẽ là 1 ngày đêm, tương tự tốc độ hiện thời tại các cảng nội địa miền Bắc khác.
Một chỉ số họat động quan trọng trong lĩnh vực kho vận ( logistics ) là tỷ lệ diện tích trên đầu người. Nếu lấy tỷ lệ này ở một quốc gia đang phát triển tương tự Việt Nam – thủ đô Moscow của Nga – chúng ta có thể thấy con số của Moscow cao gấp 10 lần con số của Hà Nội: 0,9 so với 0,09. Tuy nhiên, dựa vào tỷ lệ thuê kho bãi ở Hà Nội (90%), chúng ta có thể thấy rằng sự thiếu hụt kho bãi chưa diễn ra. Lý do của hiện tượng này có thể là 1) các công ty ở địa phương tự xây kho bãi cho mình hoặc 2) pháp luật hiện thời cấm xe tải vào thành phố phần lớn thời gian trong ngày. Trong tương lai gần, một trong những địa điểm thuận lợi để phát triển kho bãi sẽ là Hà Tây, tỉnh sẽ chính thức sát nhập với Hà Nội kể từ ngày 01/08/2008.
3.2.4 - Lựa chọn địa điểm lập dự án đầu tư:
Vị trí xây dựng Trung tâm phân phối kho vận (Tiên Sơn Logistics Centre) nằm trong khu công nghiệp Tiên Sơn thuộc phường Đồng Nguyên và Tương Giang, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Khu công nghiệp Tiên Sơn nằm giữa 2 tuyến đường huyết mạch của tỉnh Bắc Ninh, kết nối với các tỉnh lân cận, 2 hướng cảng biển lớn nhất phía Bắc, kết nối với hành lang thương mại giữa Việt Nam-Trung Quốc và khu vực Hà Nội. Tổng diện tích khu đất giai đoạn 1 là 10ha.
3.3 - Lập dự án:
3.3.1- Sự cần thiết đầu tư: 3.3.1.1 - Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ Luật Xây dựng và Nghị định số: 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về việc quản lý đầu tư xây dựng công trình.
- Các nghị định, thông tư như: Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, Thông tư số 112/2005/TT-BTC, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP, Nghị định 209/2004/NĐ-CP, Nghị định số 99/2007/NĐ-CP, Nghị định 03/2008/NĐ-CP
- Căn cứ vào các quyết định: Quyết định số: 202/1999/QĐ-TTg, Quyết định 885/QĐ-TTg,
- Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015.
- Giấy CNĐKKD số 010300701 – Phòng đăng ký Kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 14/03/2005 (cấp lần đầu).
- Căn cứ hợp đồng cho thuê lại đất tại Khu công nghiệp Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh số 04/2008/BĐS-HĐKT ngày 24/01/2008 và các phụ lục hợp đồng số 1 ngày 18/02/2008, phụ lục số 2 ngày 04/12/2008 giữa Công ty Bất động sản Viglacera và Công ty TNHH Một thành viên Logistics Bắc Kỳ.
- Các công văn: công văn số 26/KH-KTĐN; số 88/CV-CN; số 16/STC- TCDN, Công văn số 18/BQL-ĐT, Công văn số 572/UBND-CN, Công văn số 4185/BGTVT-KHĐT, Công văn số 13437/BTC-TCHQ.
- Giấy chứng nhận đầu tư số 21221.000130 ngày 04/4/2008 do Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cấp phép đầu tư cho Công ty TNHH Một thành viên Logistic Bắc Kỳ được thực hiện dự án Trung tâm kho vận tại Khu Công nghiệp Tiên Sơn trong đó có các hạng mục đầu tư: kho chứa hàng cao cấp, cảng nội địa ICD, kho ngoại quan, các dịch vụ logistics....
- Báo cáo sơ bộ Đầu tư xây dựng và khai thác tuyến đường sắt quốc gia với Trung tâm kho vận Tiên Sơn do Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây dựng Giao thông vận tải thực hiện ngày 07/04/2008.
3.3.1.2 - Mục tiêu :
Trong sự phát triển giao lưu thương mại quốc tế hiện nay, nhu cầu sử dụng phương tiện container là một tất yếu. Việt Nam từ khi mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu, lượng container xuất nhập vào cảng mỗi năm rất lớn. Tính riêng tại cảng Hải Phòng trong năm 2007, lượng container đã tăng đột biến 40% và dự báo trong nhiều năm tới lượng phát triển hàng hoá qua các cảng phía Bắc trung bình tăng khoảng 20%-30%.
Bắc Ninh là một tỉnh được định hướng sẽ phát triển mạnh về công nghiệp với một loạt các khu công nghiệp lớn đã và sẽ xuất hiện trong tương lai gần với sự tham gia của nhiều tập đoàn sản xuất lớn trong nước và trên thế giới. Vị trí tại Tiên Sơn đảm bảo đủ quy mô và rất thuận tiện cho các khu công nghiệp trong tỉnh Bắc Ninh đến làm các thủ tục hải quan, góp phần làm giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Ngoài ra, vị trí Tiên Sơn cũng góp một phần điều phối hàng hoá cho thị trường Hà Nội, góp phần giảm tải cho giao thông đô thị.
Ngoài các lĩnh vực về đầu tư tài chính và bất động sản, Công ty được các cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh loại hình dịch vụ kho vận. Xuất phát từ điều kiện, nhu cầu thực tế xu hướng phát triển và nhằm phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh phù hợp với Pháp luật hiện hành thì một trong những mục tiêu của công ty đặt ra trong những năm tới là trở thành nhà cung cấp dịch vụ kho vận trọn gói (3PL) với tính chuyên nghiệp cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có tính cạnh tranh cao.
Dịch vụ vận tải Đa phương thức và dịch vụ Logistic là những dịch vụ đang phát triển mạnh trên thế giới bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế to lớn
trong quá trình vận tải giao nhận và điều phối hàng hóa từ sản xuất đến người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu. Song song với dịch vụ trên, quá trình container hóa trong vận tải biển và phát triển hệ thống cảng cạn nằm sâu trong nội địa (ICD), để thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, chất rút đóng hàng vào các container và lưu giữ hàng hoá, gắn với các trung tâm phân phối tiêu thụ, sản xuất hàng hóa... cần có những chuyển biến và phát triển đột phá.
3.3.1.3 - Sự cần thiết phải đầu tư :
Từ các kết quả phân tích đánh giá về hiện trạng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, kết cấu hạ tầng kho bãi và dự báo khối lượng vận tải hàng hóa trong toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc cho thấy: vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc hiện có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, song mạng dịch vụ Logistics chưa phát triển. Để có thể hội nhập và cạnh tranh được với các tập đoàn quốc tế ngay tại thị trường bán lẻ trong nước ngành thương mại Việt Nam cần được tổ chức lại và nâng cao tính chuyên nghiệp. Việc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam đầu tư xây dựng cảng nội địa ( ICD ) và Tổng kho phân phối Logistics tại Bắc Ninh để hoàn tất các thủ tục Hải quan; nhận đơn hàng vận tải; lập kế hoạch nhận và vận tải hàng; lưu kho, kiểm soát hàng tồn kho; đóng gói và đóng gói lại; tái chế hàng trả lại; dịch vụ sửa chữa container và cho thuê kho bãi; quản lí việc phân phối; xúc tiến thị trường và các dịch vụ thông tin; … là hợp lý và hết sức cấp thiết nhằm:
- Là đầu mối chuyển tiếp giữa các phương thức vận tải khác nhau, vận chuyển hàng hoá từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng. Đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá trong khu vực; thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức; nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ logistics Việt Nam trong thị trường nội địa và quốc tế.
- Đáp ứng yêu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá, phục vụ trực tiếp cho doanh nghiệp tại các khu kinh tế, công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và Đông Bắc thủ đô Hà Nội, tạo điều kiện hiện đại hoá công tác hải quan trên địa bàn tỉnh. Thúc đẩy phát triển dịch vụ kho vận khu vực phía Bắc, mang lại hiệu quả kinh tế cho các nhà sản xuất dịch vụ vận tải.
- Giảm ách tắc giao thông xung quanh các cảng biển bằng việc khuyến khích vận chuyển hàng hóa đã được hợp nhất trong các container; Giảm sự ùn tắc hàng hóa do tập trung mật độ quá cao để làm thủ tục tại các cửa khẩu cảng biển; Giảm mức luân chuyển container rỗng nhờ thông qua trung tâm thu gom đóng và rút hàng hóa được tập trung tại một đầu mối ở ICD nằm gần các chủ hàng.
- Góp phần tăng các nguồn thu cho ngân sách của tỉnh thông qua các khoản thuế; tạo việc làm cho người lao động; là động lực thúc đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung.
Vị trí xây dựng Trung tâm phân phối phải đạt được các yêu cầu sau: - Đặt tại nút giao thông chính, dễ tiếp cận với tuyến đường cao tốc ra cảng biển và sân bay.
- Gần thủ đô Hà Nội và các khu công nghiệp lớn (Yên Phong, Quế Võ, Bắc Thăng Long Nội Bài ....)
- Có quỹ đất đủ rộng để triển khai xây dựng cảng nội địa và trung tâm kho vận.