2.1.1. Khái quát về tình hình hoạt động của BIDV Hà Thành:
Tháng 9/2003 Phòng giao dịch Tràng Tiền trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, theo đề án cơ cấu lại hoạt động của BIDV trong giai đoạn 2001- 2005 và tầm nhìn 2010 đã được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 với tên gọi là BIDV- Chi nhánh Hà Thành- là đơn vị thành viên thứ 76. Từ khi chính thức đi vào hoạt động đến nay, ngân hàng luôn luôn được hướng hoạt động theo hướng hiện đại hoá và phục vụ chủ yếu cho khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do sự phát triển không ngừng của mình mà BIDV- Chi nhánh Hà Thành được coi là mô hình bán lẻ kiểu mẫu trong hệ thống của BIDV. Tuy mới thành lập nhưng chi nhánh đã tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước về chất lượng dịch vụ.
Kể từ ngày thành lập, số lượng cán bộ của chi nhánh không ngừng tăng. Từ 50 nhân viên nay chi nhánh đã có trên 190 nhân viên, và có khoảng 10,3% cán bộ có trình độ trên đại học, 76% có trình độ đại học.
Ban giám đốc chi nhánh bao gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc, hiện nay chi nhánh có 10 phòng nghiệp vụ là: Phòng tín dụng 1, Phòng tín dụng 2, phòng thanh toán quốc tế, phòng quản lý tín dụng, Phòng thẩm định, phòng kế hoạch nguồn vốn, Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân, Phòng tài chính kế toán,phòng tổ chức hành chính. Các phòng chức năng là: Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng điện toán, Phòng giao dịch địa ốc, Phòng kiểm tra- kiểm toán nội bộ. Và 6 phòng giao dịch: Phòng giao
giao dịch Tôn Thất Tùng, Phòng giao dịch Tràng Tiền, Phòng giao dịch Nguyễn Công Chứ.
Trong các hoạt động của BIDV Hà Thành, thanh toán quốc tế luôn chiếm tỉ trọng lớn và đạt hiệu quả cao. Với ưu thế của mình đến nay đã có hơn 100 ngân hàng mở tài khoản thanh toán, thực hiện hàng triệu giao dịch với độ chính xác an toàn cao.
Được định hướng là mô hình Ngân hàng chuyên bán lẻ điển hình đầu tiên của hệ thống BIDV trên địa bàn Thủ đô, nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh là cung cấp các dịch vụ tài chính cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các hộ kinh doanh cá thể. Với phương châm lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của mình, trong những năm qua, Chi nhánh đã không ngừng đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để cùng các doanh nghiệp đi lên trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Sau một thời gian đi vào hoạt động, Chi nhánh đã bước đầu hình thành một mô hình mẫu về một ngân hàng hiện đại hoạt động trong cơ chế thị trường: vững chắc về năng lực và uy tín; sản phẩm, dịch vụ đa dạng, chất lượng cao; phong cách giao dịch chuyên nghiệp, tận tình. Là một trong những đơn vị luôn đi đầu toàn hệ thống trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Chi nhánh đã nhanh chóng làm chủ công nghệ ngân hàng hiện đại, triển khai tốt việc áp dụng các sản phẩm, dịch vụ mới của hệ thống như dịch vụ Home Banking, chuyển tiền Western Union, thu mua séc du lịch, thanh toán thẻ Visa, Master, đầu mối chi trả kiều hối Đài Loan, dịch vụ trả lương cho các cơ quan v.v....Nhờ áp dụng triệt để mô hình giao dịch một cửa, Chi nhánh đã rút ngắn được thời gian phục vụ giao dịch với khách hàng, giản tiện các thủ tục nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, an toàn, đem lại sự tiện ích, hài lòng và niềm tin tới đông đảo các khách hàng. Đặc biệt, với đặc điểm giao
dịch cả thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ tết, thời gian giao dịch kéo dài đến 18h hàng ngày, Chi nhánh Hà Thành đã trở thành sự lựa chọn số một của đông đảo khách hàng trên địa bàn. Đến nay, sau 3 năm hoạt động, Chi nhánh đã mở mới thêm được 17.000 tài khoản cá nhân, 550 tài khoản doanh nghiệp, phát hành mới thêm được 17.000 thẻ ATM, thu dịch vụ chiếm xấp xỉ 40% tổng lợi nhuận của Chi nhánh. Về hoạt động tín dụng, với định hướng hoạt động ngay từ lúc thành lập là phục vụ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, Chi nhánh đã nhanh chóng thay đổi nhận thức, đổi mới tác phong làm việc, xây dựng chính sách, cơ chế phù hợp để có thể tiếp cận và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Những nỗ lực phấn đấu của Chi nhánh sau 3 năm hoạt động đã phần nào được đền đáp. Từ chỗ ban đầu chỉ có 12 khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, bảo lãnh với Chi nhánh với tổng dư nợ 65 tỷ VND đến nay Chi nhánh đã có 130 khách hàng doanh nghiệp, hơn 100 khách hàng cá nhân có quan hệ vay vốn thường xuyên với dư nợ tín dụng đạt gần 1.300 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đến 90%. Hình ảnh Chi nhánh Hà Thành với tư cách là một NHTM quốc doanh chuyên phục vụ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được rất nhiều các đơn vị biết tới và lựa chọn. Trong số các khách hàng đó, có rất nhiều các đơn vị đã có thương hiệu trên thị trường, tiêu biểu có thể kể đến như: Công ty CP FPT, Tập đoàn Việt Á, Tập đoàn Hoà Phát, Công ty TNHH Hoà Bình, Công ty CP VPP Hồng Hà, Công ty CP Cơ giới lắp máy và xây dựng Vimeco v.v...
2.1.2. Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại BIDV Hà Thành:
Hiện nay các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam thường thực hiện là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Trong đó, tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến và chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thanh toán (trên
thanh toán xuất nhập khẩu chính là vì những ưu điểm của nó như chúng ta đã biết. Hơn nữa, phương thức này cũng khá phù hợp với điều kiện và tình hình của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung. Sau đây, chúng ta hãy cùng xem xét các số liệu dưới đây:
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu qua BIDV HT từ 2006 đến 2008
Đơn vị: triệu USD
Năm Doanh số % so với năm trước
2006 54 114,3
2007 61 107,1
2008 70 114,8
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Thành
Đối với thanh toán xuất khẩu: qua bảng trên ta có thể thấy, mặc dù tình hình XNK còn gặp nhiều khó khăn- hoạt động XNK có những thách thức mới do môi trường cạnh tranh ngày càng chặt chẽ- nhưng doanh số thanh toán xuất khẩu tại BIDV Hà Thành trong các năm vẫn liên tục tăng.
Năm 2006 hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội có nhiều khó khăn, môi trường cạnh tranh gay gắt, các quy định về rào cản đối với hang xuất khẩu của Việt Nam ngày càng chặt chẽ, giá một số vật tư, dịch vụ đầu vào tăng làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, tuy nhiên với nhiều cơ chế chính sách tạo điều kiện của Chính phủ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng. Đặc biệt là những nỗ lực chủ quan của ngân hàng khiến hoạt động thanh toán quốc tế tại cũng tăng trưởng. tại BIDV HT, kim ngạch thanh toán xuất khẩu qua chi nhánh đạt 54 triệu USD, tăng 14,3% so với năm 2005.
Năm 2007, 2008, công tác thanh toán quốc tế vẫn duy trì chất lượng tốt với tổng doanh số xuất khẩu đạt cao- năm 2007 đạt 61 triệu USD, tăng 7,1% so với năm 2006; năm 2008 đạt 70 triệu USD, tăng 14,8% so với năm 2007.
Chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2008 tăng cao, NHNN đã phải sử dụng hàng loạt các biện pháp ‘sốc’ nhằm thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, trong đó có thắt chặt tín dụng. Chính sách này đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu do chi phí đầu vào tăng và lãi xuất vay tăng lên.
Bảng 2.2: Kim ngạch thanh toán nhập khẩu qua BIDV HT từ 2006 đến 2008
Đơn vị: triệu USD
Năm Doanh số So với năm trước (%)
2006 615 102,5
2007 629 102
2008 752 119,5
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Thành
Đối với thanh toán nhập khẩu: doanh số thanh toán nhập khẩu tại BIDV HT trong các năm cũng liên tục tăng, năm 2007, doanh số nhập khẩu qua ngân hàng đạt 629 triệu USD, tăng 2% so với 2006, năm 2008 doanh số đạt 752 triệu USD, tăng 19,5% so với năm 2007. Nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam luôn là rất lớn do điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu, sản xuất chưa đủ phục vụ cho tiêu dùng cũng như có nhiều loại hàng hóa mà Việt Nam chưa sản xuất được, hay sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường đòi hỏi phải có những hàng hóa có chất lượng cao. Vì vậy, cơ hội cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng là rất lớn. Hiện nay, hoạt động thanh toán hàng nhập chủ yếu của BIDV HT là trong phạm vi Châu Á với các nước như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Trung Quốc với các mặt hàng chủ yếu là nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, xe máy…
Có thể thấy được, trong những năm gần đây, mức độ gia tăng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu năm nay so với năm trước qua ngân hàng được bảo đảm. Có được sự tăng trưởng đều đặn như vậy là so uy tín, chất lượng thanh toán quốc tế luôn được đặt lên hàng đầu trong công tác thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng. Ngoài ra đó còn do làm tốt công tác phục vụ khác hàng, công tác phát triển mạng lưới và sự phối hợp, hỗ trợ của các bộ phận nghiệp vụ có liên quan của ngân hàng như tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, kế toán tài chính…tạo sự tín nhiệm của khách hàng với ngân hàng. Đây là kết quả nỗ lực thị phần trong hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV HT.
Bảng 2.3. Cơ cấu phương thức thanh toán TDCT qua BIDV HT năm 2006-2008
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 XK NK XK NK XK NK - Kim ngạch - Tỷ trọng (%) 51 34,54 615 82,63 61 15,35 629 73,42 70 25,35 752 79,9
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV HT
Tại BIDV HT, kim ngạch thanh toán bằng phương thức này thường chiếm trên 80% tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng, trong đó thanh toán L/C nhập chiếm tỉ trọng 70% và xuất chiếm 30%. Trong những năm gần đây: năm 2006 là L/C xuất chiếm 34,54%, L/C nhập chiếm 82,63%, năm 2007 L/C xuất chiếm 15,35%, L/C nhập chiếm 73,42%, năm 2008 L/C xuất chiếm 25,35% và L/C nhập chiếm 79,9%.
Nguyên nhân của việc sử dụng phương thức thanh toán L/C với tỉ lệ cao nhưng mất cân đối giữa L/C nhập và xuất là do: trường hợp nhập khẩu hàng
hóa, một mặt do phía doanh nghiệp Việt Nam thường dễ dãi chấp nhận yêu cầu của phía đối tác, một mặt do thị trường nước ta không ổn định vì vậy để ràng buộc trách nhiệm thanh toán của ngân hàng cũng như đảm bảo khả năng an toàn nên họ thường xuyên yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam mở L/C, hoặc cũng có thể do bản thân các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế nên họ lựa chọn phương thức L/C để nhận được sự tư vấn và tài trợ từ phía ngân hàng. Ngược lại, trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa, thì một doanh nghiệp Việt Nam tin tưởng phía nước ngoài nên sẵn sàng chấp nhận thanh toán theo phương thức D/A hay thanh toán TTR sau khi giao hàng.
Ngoài ra, có những doanh nghiệp không muốn sử dụng phương thức L/C vì phí dịch vụ phát sinh nhiều hơn so với phương thức khác. Thực trạng này xảy ra phổ biến ở các công ty tư nhân, các công ty mới bước vào thương trường quốc tế, vì muốn bán nhiều hàng nên thường chấp nhận các yêu cầu do phía nước ngoài đưa ra mà không quan tâm đến sự an toàn trong thanh toán. Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế trên cho thấy hoạt động này đã có những đóng góp nhất định trong việc mang lại hiệu quả kinh doan cho ngân hàng như:
- Giữ vững thị phần thanh toán quốc tế trong cơ chế cạnh tranh gay gắt. - Là một mắt xích quan trọng trong thúc đẩy các hoạt động khác phát triển có hiệu quả.
- Là một trong những tiêu chí góp phần tạo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
- Nâng cao được uy tín và thương hiệu BIDV HT trên thương trường quốc tế.
Bảng 2.4. Báo cáo 6 tháng đầu năm 2008 về tình hình TTQT tại BIDV Hà Thành.
Đơn vị: 1.000USD
Giao dịch Đầu kì Phát sinh tăng Phát sinh giảm Cuối kì Số món Số tiền Số món Số tiền 1. L/C nhập khẩu 269481.44 916 526034.8 1192 473638.68 321877.56 1.1. Trả ngay 146422 680 187091.56 828 142711.44 190802.12 1.2. Trả chậm dưới 1 năm 123059.44 236 338943.24 364 330927.24 131075.44 1.3. Trả chậm trên 1 năm - - - - - - 2. L/C xuất khẩu 2.1. Thông báo - 84 31440.52 2.2. Thanh toán 2964.96 120 11,820. 152 26,335.28 27360 2.2.1. Đòi tiền 2964.96 116 23515.04 148 26206.4 273.60 2.2.2. Chiết khấu - 4 128.88 4 128.88 - 3. Nhờ thu nhập khẩu 540.84 80 1226.4 76 1017.68 749.56 3.1. Thông báo 80 1226.40 - 3.2. Thanh toán 76 1017.68 4. Nhờ thu nhập khẩu 382.24 1012 1445.96 1608 1727.48 100.72 4.1. Kèm chứng từ không theo L/C 34.8 28 1164.92 28 1164.92 34.8
4.2.Nhờ thu trơn (séc,hối
phiếu) 347.44 984 281.04 1580 562.56 65.92
Phí dịch vụ TTQT ( triệu đồng) 14,152 Doanh số hoạt động TTQT trong kì (ngàn USD) 1086510.72 Doanh số thanh toán XNK (ngàn USD) 502719.12
Và so sánh kết quả hoạt động TTQT 06 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007:
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động TTQT 06 tháng đầu năm 2008 với cùng kì 2007 tại BIDV HT.
STT Chỉ tiêu Đơn vị 6 tháng đầunăm 2007 6 tháng đầunăm 2008 Tỷ lệ TT(%) 1 Doanh số TTQT Ngàn USD 533840 1086510.72 414.12 2 Doanh số TT XNK Ngàn USD 318440 502719.12 231.48 3 LC nhập khẩu phát hành Số món 752 916 87.24
Ngàn USD 300164.84 526034.8 301 4 LC nhập khẩu thanh toán Số món 840 1192 167.6
Ngàn USD 206474.28 473638.68 517.56
5 LC xuất khẩu thông báo Số món 88 84 (18)
Ngàn USD 9516 31440.52 921.28 6 Bộ chứng từ hàng xuất thanh toán/chiếtkhấu Số món 108 152 162.96 Ngàn USD 8181.48 26335.28 887.56 7 Bộ ctừ nhờ thu hàng nhập thanh toán Số món 48 76 233.20 Ngàn USD 419.12 1017.68 571.24
8 Phí TTQT Triệu VND 12,000 14,152 71.72
Bên cạnh đó hoạt động thanh toán quốc tế cũng còn một số khó khăn, tồn tại nhất định, cần phải có biện pháp khắc phục để hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung có thể nhanh chóng đáp ứng yêu cầu theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2 Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV Hà Thành:
Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà còn được hiểu là bất kì một sự chậm trễ nào trong các khâu của thanh toán quốc tế.
Như vậy, rủi ro trong thanh toán L/C không chỉ là những mất mát, thiệt hại xảy ra cho ngân hàng do không thu hồi được vốn cho vay mở L/C hay chiết khấu chứng từ hàng hóa mà còn là những chi phí phải bỏ ra do không