Thực hiện tốt chiến lược khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 72 - 73)

Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có hơn 60 Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ tiền tệ do đó có sự cạnh tranh gay gắt và phân chia khách hàng. Chính vì vậy, mỗi Ngân hàng cần xây dựng cho mình một chiến lược khách hàng riêng hợp lý. Trong đó xác định rõ đối tượng nào cần ưu tiên, đối tượng nào cần khuyến khích phát triển.

Đối với những khách hàng truyền thống, Ngân hàng cần duy trì mối quan hệ tín dụng ổn định, lâu dài bằng cách tiếp tục cung ứng các sản phẩm tín dụng cho các doanh nghiệp này.

Đối với khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nước nhưng không thuộc khối xây lắp, Ngân hàng cần mở rộng cho vay trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp này từ đó mở rộng được thị phần của mình. Khối các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hứa hẹn nhiều tiềm năng mà Ngân hàng chưa khai thác hết. Tỷ trọng cho vay của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất ít, trong khi nhu cầu của các doanh nghiệp này càng cao

Đối với những khách hàng mới, Ngân hàng cũng cần có những chính sách riêng như: thường xuyên chủ động tìm kiếm khách hàng làm sao để khách hàng biết đến Ngân hàng và quyết định sử dụng các sản phẩm dịch vụ của mình. Muốn vậy, Ngân hàng phải có các biện pháp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động Marketing. Trong nền kinh tế hiện nay, khi mà sự cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt thì hoạt động Marketing trở nên rất quan trọng. Để đạt được mục tiêu thu hút được thêm nhiều khách hàng thì trong thời gian tới Ngân hàng cần xây dựng cho mình một chiến lược Marketing phù hợp hơn nữa, cụ thể là:

• Tăng cường tuyên truyền quảng bá các sản phẩm mà Ngân hàng cung cấp một cách rộng rãi, làm cho khách hàng biết đến hoạt động, cơ chế chính sách tín dụng của Ngân hàng để đẩy mạnh tín dụng một cách bền vững.

• Chủ động tìm kiếm khách hàng: Bộ phận Marketing của Ngân hàng không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá mà nhiệm vụ quan trọng hơn là tìm hiểu khách

hàng, lựa chọn khách hàng mục tiêu. Từ đó Ngân hàng đưa ra các giải pháp và chiến lược cụ thể nhằm thu hút khách hàng đến với Ngân hàng.

• Tăng cường khả năng cạnh tranh bằng cách tạo ra sự khác biệt về sản phẩm. Muốn làm được điều này, Ngân hàng phải luôn luôn đổi mới, cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ để tăng khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, nâng cao được năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.

• Thường xuyên xây dựng và giới thiệu những chính sách khuyến khích và ưu đãi đối với khách hàng, quan tâm đến nhu cầu của khách hàng để từ đó đề ra các biện pháp cụ thể, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, từ đó góp phần củng cố mối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng ngày càng bền vững.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w