Quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dựán cho vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam (Trang 31 - 33)

Sau khi phân tích rủi ro ta có các kết quả về : - Yếu tố nào là yếu tố ảnh hưởng chính

- Với xác suất nào thì NPV < 0, tức là sẽ lỗ

Nếu rủi ro được xác định là quá lớn một cách tương đối so với kết quả có thể đạt được từ dự án mà không có khả năng hạn chế đến mức thích hợp thì dự án sẽ bị từ chối. Khi rủi ro là có thể kiếm soát ở mức chấp nhận được

thì việc quản lý rủi ro sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những kết quả không mong đợi bằng cách:

-Chia sẻ cho các đối tượng khác cùng gánh chịu -Khắc phục tác động đến các yếu tố rủi ro

*Chia sẻ rủi ro: theo 2 quan điểm:

+ Quan điểm bằng 0: một bên bớt rủi ro thì bên kia chịu thêm rủi ro tương ứng.

+ Quan điểm tổng dương: Các bên đều có lợi hoặc một bên có lợi nhưng không hại đến lợi ích của bên kia.

Việc phân tích rủi ro theo các quan điểm trên được thoả thuận trong các điều khoản hợp đồng cụ thể tuỳ theo thái độ và khả năng chấp nhận của mỗi bên.

*Hạn chế rủi ro: bằng cách tác động tích cực vào dự án, tạo ra khả năng nâng cao độ tin cậy của các yếu tố xác định kết quả dự án. Ví dụ: kí kết các hợp đồng dài hạn cung cấp nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm, yêu cầu biện pháp bảo hộ của nhà nước. Việc liên hệ giữa các yếu tố rủi ro với nhau có thể tạo ra một sự phối hợp làm giảm rủi ro cho dự án.

3.4.Xem xét ảnh hưởng của Lạm phát tới công tác thẩm định dự án.

Thực tế, lạm phát có thể được đối xử như một rủi ro thông thường theo như phần trên đã trình bày. Tuy nhiên, lạm phát là một nhân tố khách quan có tính vĩ mô mà bản thân các dự án không thể khắc phục được. Trong khi đó lạm phát là yếu tố rủi ro phổ biến mà mọi dự án phải đối mặt. Vì vậy, việc loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố này khi phân tích đánh giá dự án là hết sức cần thiết (điều này hiện nay chưa được quan tâm), nhất là trong điều kiện lạm phát quá cao ở một nước đang phát triển như Việt Nam.

a/ Tác động của lạm phát tới dự án

*. Tác động trực tiếp

- Đối với chi phí đầu tư: Các dự án được thực hiện đầu tư trong thời gian dài phải xác định nhu cầu tiền tệ trong tương lai cần thiết cho việc thực hiện dự án. Lượng tiền này phụ thuộc vào lạm phát, lạm phát càng cao nhu cầu tiền trong tương lai càng cao.

- Đối với cân đối tiền mặt: Lạm phát làm cho lượng tiền sử dụng tăng lên, phải tính tới lượng tiền mặt bổ sung để đủ cân đối về tài chính. Hơn nữa thông qua ảnh hưởng đến lượng tiền mặt lạm phát đã ảnh hưởng tới hiệu quả

của dự án bởi dự án luôn phải giữ một lượng tiền mặt (bất lợi trong điều kiện lạm phát) để đáp ứng nhu cầu của dự trữ.

- Tác dộng tới khoản phải thu, phải trả. Đây là các khoản có ảnh hưởng lớn đến cân đối tài chính ngay cả trong trường hợp không có lạm phát.

Nếu khoản phải thu bằng khoản phải trả thì lạm phát không gây ảnh hưởng.

Nếu khoản phải thu >khoản phải trả thì dự án bị tác động xấu. Trong trường hợp ngược lại dự án cũng bị ảnh hưởng.

*. Tác động gián tiếp.

- Tác động tới tiền lãi: Nếu lãi suất danh nghĩa được ấn định trước thì tiền lãi phải trả thực tế đã giảm xuống trong điều kiện lạm phát, nhưng lạm phát tăng cũng thường làm cho mức lãi suất danh nghĩa tăng lên cao.

- Tác động đến thuế: Việc trả lãi vay thường không tính theo mức lạm phát, khấu hao được hạch toán trên cơ sở các chi phí lịch sử. Vì vậy khi lạm phát tăng, hai chi phí trên giữ nguyên sẽ làm cho thu nhập chịu thuế tăng. Thuế theo thu nhập tăng lên và ảnh hưởng tới dự án.

- Ảnh hưởng tồn kho và chi phí sản xuất: Trong điều kiện có lạm phát, cùng một lượng hàng hoá nhưng thời điểm nhập và xuất khác nhau thì được hạch toán với giá trị khác nhau. Điều đó làm thay đổi thu nhập, thuế và các chỉ tiêu tài chính khác.

b/ Xử lý lạm phát trong phân tích tài chính của dự án.

Lạm phát tác động tới tình hình tài chính của dự án theo nhiều mối quan hệ và theo những hướng khác nhau. Để xây dựng bản báo cáo tài chính của dự án phản ánh tác động của lạm phát đến giá trị thực của dự án cần thực hiện :

Ước tính các yếu tố tài chính: thuế, nhu cầu tiền mặt, lãi vay, trả gốc… theo thời gian khi phát sinh tác nghiệp tài chính đó.

Điều chỉnh loại trừ lạm phát để đưa vào giá trị thực của các yếu tố này vào các báo cáo tài chính. Việc điều chỉnh này thực hiện theo chỉ số giá của năm t so với năm gốc.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dựán cho vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w