Phân tích chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 42 - 45)

II. Thực trạng chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

2.2. Phân tích chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

Đa

- Về doanh số bảo lãnh:

Doanh số bảo lãnh phát sinh trong 3 năm qua có những diễn biến lên xuống không đều. Năm 2008, doanh số bảo lãnh giảm nhẹ so với năm 2007, cụ thể giảm 9448 tỷ, tương đương chỉ có 3,1%. Nhưng sang năm 2009, doanh số bảo lãnh lại tăng lên một cách đáng kể, cụ thể doanh số bảo lãnh đã tăng 40,804 tỷ, tương đương 17,5% so với năm 2008. Như vậy có thể nhận thấy rằng nghiệp vụ bảo lãnh của NHCT đã được cải thiện và nâng cao về chất lượng cũng như số lượng.

- Về cơ cấu bảo lãnh của CN:

Như đã phân tích ở phần trên, cơ cấu bảo lãnh của CN hiện nay vẫn còn chưa thực sự tương xứng với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta hiện nay đang là cơn lốc phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy nhiên tỷ lệ khách hàng này được bảo lãnh ở CN vẫn còn rất thấp. Ngoài ra, tỷ lệ khách hàng là các doang nghiệp nhà nước vẫn chiếm đa số, thậm chí các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần lớn cũng là các doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần hóa. Do đó, cơ cấu bảo lãnh của CN chủ yếu là các khoản bảo lãnh tín chấp và bảo lãnh ký quỹ 5% . Như vậy, cho đến nay cơ cấu bảo lãnh của CN vẫn còn nhiều bất hợp lý và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Về giá trị ghi nợ bắt buộc:

Hiện nay chi nhánh chưa có khoản bảo lãnh nào phải thanh toán cho bên thứ ba thay khách hàng. Vì vậy CN chưa có khoản ghi nợ bắt buộc nào cho đến nay. Tỷ lệ ghi nợ bắt buộc trong tổng doanh số bảo lãnh của CN bằng 0 không có nghĩa chất lượng bảo lãnh của CN đã tốt, bởi vì tỷ lệ này chỉ thể hiện được chất lượng ở thời điểm hiện tại mà không hề cho chúng ta thấy những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro của bảo lãnh trong tương lai.

- Về nợ bảo lãnh quá hạn:

Do CN chưa có khoản bảo lãnh nào phải thanh toán thay khách hàng nên CN không có nợ bảo lãnh quá hạn.

- Về các khoản bảo lãnh có vấn đề:

Năm 2007 2008 2009

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Bảo lãnh nhóm 1 219,32 90,21 210,267 90,01 236,334 86,1 Bảo lãnh nhóm 2 23,79 8,73 23,357 9,99 38,148 13,9 Bảo lãnh nhóm 5 0 0 0 0 0 0 Tổng 243,111 100,00 233,624 100,00 274,482 100,00

Từ số liệu bảng 6 cho ta thấy, trong 4 năm qua CN không có các khoản bảo lãnh có vấn đề tức là các khoản bảo lãnh được xếp vào nhóm 3,4,5; các khoản bảo lãnh nhóm 2 cũng chiếm tỷ lệ rất ít chỉ trên dưới 10%. Trong tổng doanh số bảo lãnh của CN chủ yếu là các khoản bảo lãnh nhóm 1, tuy nhiên tỷ lệ này lại đang có xu hướng giảm dần theo các năm. Điều này cũng là một vấn đề đáng lưu tâm, nó phản ánh đã có dấu hiệu của sự suy giảm trong chất lượng bảo lãnh của CN.

- Về lợi nhuận thu được từ dịch vụ bảo lãnh:

Bảng 8: Tình hình thu phí bảo lãnh

Năm 2007 2008 2009

Thu phí bảo lãnh 27,165 26,248 29,165

Tổng thu từ dịch vụ 223,772 216,825 286,825

Nguồn:Phòng tổng hợp, chi nhánh NHCT Đống Đa

Từ số liệu bảng 8, ta thấy phí bảo lãnh thu được trong 3 năm qua so với tổng thu từ dịch vụ còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 10% trong tổng thu từ dịch vụ. Điều này cho thấy hoạt động bảo lãnh chưa thực sự trở thành hoạt động quan trọng và mang lại nguồn thu lớn cho CN.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w