3.2.2.1. Kiến nghị đối với nhà nước
Ngành may mặc hiện nay đang được nhà nước khuyến khích phát triển và hoạt động xuất khẩu lại càng được coi trọng hơn nữa vì hàng năm nó đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước( chỉ sau ngành dầu khí). Tuy nhiên để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may thì nhà nước nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ kịp, tích cực.
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường.
Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp dệt may quảng bá hình ảnh thương hiệu trên thị trường thế giới, nhanh chóng xác lập và đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000), bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền, ghi nhãn mác, mã số, mã vạch theo quy chế và sớm đăng ký nhãn hiệu tại thị trường quốc tế.
Các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc của Việt Nam hiện nay phần lớn còn yếu cả về thế và lực vì thế công tác nghiên cứu thị trường dường như còn nằm ngoài khả năng của doanh nghiệp. Nhà nước cần phải phối hợp với các cơ quan tổ chức ở nước ngoài để nâng cao chất lượng của công tác dự báo thông tin thị trường, nắm bắt các quy chế vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác, tình hình cạnh tranh cũng như khả năng thâm nhập thị trường, định hướng mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Tăng cường các đoàn khảo sát
đi tìm hiểu thị sát nhu cầu thị trường để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới tạo điều kiện cho hàng may mặc Việt Nam phát triển thị trường quốc tế.
Cần xây dựng và tăng cường các sàn giao dịch thương mại điện tử để các doanh nghiệp nắm bắt thông tin nhanh chóng kịp thời, tiết kiệm được chi phí giao
dịch.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn.
Các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng may mặc hiện nay đa số có nhu cầu cần đầu tư, đổi mới công nghệ và đòi hỏi một lượng vốn lớn thì mới có khả năng sản xuất ra các mặt hàng chất lượng cao, giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên thj trường thế giới. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp dệt may với lãi suất ưu đãi, và kéo đai thời gian thu hồi vốn.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Hiện nay lao động phục vụ cho ngành dệt may vừa thiếu lại yếu về trình độ chuyên môn. Vì thế sự hỗ trợ của nhà nước dành cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc trong công tác đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa rất lớn.
Nhà nước cần mở rộng, nâng cấp các trường đào tạo dài hạn cho ngành dệt may. Đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo lý thuyết đi đôi với thực hành cả tại trường và tại doanh nghiệp. Đồng thời cấp kinh phí cho các trường dạy nghề để đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo
Tăng cường sự hợp tác của các doanh nghiệp trong đào tạo dạy nghề, tạo điều kiện phối hợp đào tào với các chuyên gia nước ngoài, nhất là với các viện mẫu thời trang quốc tế trong khâu thiết kế. Tăng cường tổ chức các tuần
lễ thời trang tạo sân chơi cho các nhà thiết kế trẻ thử sức đồng thời qua đó tìm kiếm và phát triển nhân tài trong lĩnh vực này.
Chính sách phát triển ngành nguyên liệu phụ trợ.
Nguyên phụ liệu cho sản phẩm dệt may chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành vì vậy nhà nước nên xây dựng các ngành phù trợ cho ngành dệt may trong nước với công nghẹ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm phù hợp với yêu cầu may xuất khẩu từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác đầu tư cho các vùng chuyên canh với các giống cây cho năng suất cao, chất lượng ổn định, đưa cán bộ kỹ thuật về hướng dẫn quy trình trồng dâu nuôi tằm cho các địa phương.
Tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy hợp tác đầu tư buôn bán đặc biết thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may mặc.