Giải pháp về con ngườ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dựán đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Đầu từ& Phát triển Bắc Hà Nội (Trang 51 - 52)

- Thuế suất, tỷ giá…

3.2.3. Giải pháp về con ngườ

Trong mọi công việc, đặc biệt là trong công tác thẩm định tài chính dự án, nhân tố con người luôn giữ vị trí trung tâm, chi phối và có ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả của công việc. Nhận thức sâu sắc điều đó, trong những năm gần đây, Ngân hàng đã quan tâm đáng kể tới yếu tố con người. Để phát huy nhân tố con người trong công tác thẩm định tại Chi nhánh cần có những giải pháp để nâng cao trình độ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.

Về trình độ chuyên môn: cán bộ thẩm định phải có trình độ từ đại học trở lên, có kiến thức chuyên sâu về ngân hàng - tài chính cùng những kiến thức cơ bản về pháp luật, thuế,… Ngoài chuyên môn, họ cần có thêm các kiến thức khác về kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, các kỹ năng về ngoại ngữ, vi tính. Bên cạnh đó phải có khả năng tổng hợp, đánh giá thông tin linh hoạt, nhạy bén.

Ngân hàng cần thực hiện các chính sách khuyến khích đào tạo nâng cao trình độ cán bộ như tạo điều kiện về thời gian, trợ cấp học phí, nâng lương,…

cho những cán bộ theo học đại học, sau đại học và các khoá học ngoài giờ khác.

Về kinh nghiệm công tác: để cán bộ thẩm định có điều kiện tích luỹ thêm kinh nghiệm thực tế, Ngân hàng cần đưa họ thâm nhập thực tế, trực tiếp tham gia giám sát hoặc quản lý tài chính một số dự án của Ngân hàng hoặc của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực. Đặc biệt, sau khi mỗi dự án tài trợ kết thúc, Ngân hàng cần tiến hành tổng kết những điều đã làm được và chưa được, từ đó đúc rút thành kinh nghiệm để phổ biến cho cán bộ thẩm định.

Thêm vào đó, Chi nhánh cần chú trọng xây dựng một đội ngũ chuyên viên giởi, có kinh nghiệm làm nòng cốt cho hoạt động thẩm định tài chính dự án, đồng thời đóng vai trò truyền đạt kinh nghiệm, bồi dưỡng cán bộ thế hệ sau:

Về đạo đức nghề nghiệp: cán bộ thẩm định phải có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, tinh thần trách nhiệm cao và tâm huyết với nghề. Muốn có được những cán bộ như vậy, Ngân hàng cần thường xuyên thực hiện công tác giáo dục tư tưởng và đạo đức, đồng thời có những chính sách đãi ngộ thoả đáng, khen thưởng và động viên kịp thời về cả vật chất cũng như tinh thần. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng phải có những biện pháp xử lý nghiêm khắc, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức và hành vi của các cán bộ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dựán đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Đầu từ& Phát triển Bắc Hà Nội (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w