2.2.3.1 Ưu điểm:
♣ So với giá cả của các đối thủ cạnh tranh đã có thương hiệu lâu năm như thép Tisco,Vinasteel,…thì thép Hoà Phát có chất lượng không kém mà giá thành sản phẩm của thép Hoà Phát thấp hơn. Là do, HP có một vị trí hết sức thuận lơị, nhờ điều kiên này, phân lớn các nhà máy sản xuất của HP được xây dựng gần nhau, tạo đièu kiện cho việc di chuyển nguyên vật liệu và sản xuất, tao điếu kiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm giá thành sản phẩm, mặt khác giá thuê đát tương đối thấp cũng là yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí. Bên cạnh đó phần lớn các máy móc thiết bị của Hòa phát đã được khấu hao đáng kể . giúp cho HP giảm được giá thành sản xuất cũng như gia tăng lợi nhuận trong tương lai .Thêm vào đó ,trên cơ sở chính sách ưu đãi đầu tư của chinh phủ Việt Nam, rất nhiều nhà máy cũng như dự án của Hòa phát đươc hưởng các ưu đãi như miễn tiền thuê đất, miên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi.
♣ Sản phẩm Hoà Phát có chất lượng tốt, đạt các tiêu chuẩn quốc tế Iso 9001-9002 và tiêu chuẩn của Việt Nam TCVN ISO/TEC 17025:2001. Công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất là 250000 tấn/năm (tối đa có thể đạt
300000 tấn/năm). Ngoài ra, còn đam bảo quá trình kiểm soát được thành phân hóa học của từng mẻ thép do đó đa dạng hóa các mác thép. Hòa Phát là một trong số ít các công ty thép việt nam có thể sản xuất được phôi thép, chủ động nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất.
♣ Hoà Phát sản xuất được cả hai mặt hàng thép cây và thép cuộn, so với các đối thủ cạnh tranh khác như Vinasteel chỉ sản xuất thép cây, Công ty Nasteel Vina lại chỉ sản xuất thép cuộn, Như vậy sản phẩm thép Hoà Phát đã đáp ứng cao nhu cầu của cả thép xây dựng công trình và thép dân dụng.
♣ Với mạng lưới bán hàng được xây dựng và phát triển rộng rãi, có mặt tại hầu hết các tỉnh trong cả nước. Hoà Phát đáp ứng cao nhu cầu của thị trường thép xây dựnh và thép dân dụng.
♣ Thương hiệu của Hòa Phát ngày càng đươc khảng định và được tiêu dùng biết đến và tín nhiệm rộng rãi . Các hoạt đông PR được thực hiện thường xuyên giúp cho thương hiệu của tập đoàn ngay càng phát triển .
Như vậy, với việc tự sản suất và chủ động được nguồn phôi thép cho sản xuất, chi phí sản xuất và sự ổn định của quá trình sản xuất của Hòa Phát là rất cạnh tranh. Năm 2006 công ty cổ phần thép HP là một trong nhũng doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất trong các doanh nghiệp kinh doanh thép tại miên bắc .
Bên cạnh nhũng thuận lợi trên, trong năm 2006 HP cũng phải đối mặt vơi nhiều sự cạnh tranh gay gắt. Tuy nguồn phôi nguyên liệu, dù đã được chủ động nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu .Thêm vào đó nguồn thép giá rẻ từ Trung Quốc cũng la mối cạnh tranh lớn với công ty.
2.2.3.2 Những mặt còn tồn tại của công ty và nguyên nhân.
a. Những mặt còn tồn tại:
* Về chất lượng, chủng loại và sản lượng tiêu thụ của sản phẩm: Tuy thép Hoà Phát được sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế Nhật, Mỹ, Anh, thế
nhưng so với sản phẩm của các đại gia lớn trong nước như: Tisco, Pomina, Vinasteel,..thì thép Hoà Phát chưa được đánh giá cao về chất lượng bằng. Mác thép tuy khá phong phú nhưng về chủng loại thép của công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát còn ít, mới chỉ sản xuất và kinh doanh hai mặt hàng là thép cây và thép cuộn, trong khi đó trên thị trường đã có nhiều đối thủ sản xuất được cả thép ống, thép lá, thép tấm,…Điều này đã làm giảm khả năng cung ứng cho nhu cầu trên thị trường. giảm khả năng cạnh tranh và do đó sản lượng tiêu thụ còn chưa cao (năm 2007 sản lượng tiêu thụ mới có 233.000 tấn/năm) chiếm thị phần còn khá khiêm tốn so với đối thủ cạnh tranh lớn là Pomina là 480.452 tấn/năm, VSC là 1.178.779 tấn/năm,…Sản thép Hoà Phát vẫn chưa được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, trong khi đó sản thép của các hãng như cuả tổng công ty thép Việt Nam, thép Pomina đã được xuất khẩu.
* Về giá cả: Thép Hoà Phát tuy có giá rẻ hơn một số doanh nghiệp trong nước như Tisco, Vina, nhưng so với thép Thái nguyên vẫn cao hơn và đặc biệt so với thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam còn khá cao (khoảng 1triệu/tấn đối với thép cây, khoảng 200-300 đối với thép cuộn).Việc giá thép cao hơn đã ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của thép Hoà Phát.
* Kênh phân phối: Hệ thống phân phôi của Hoà Phát mới chủ yếu tập trung ở miền Bắc, và một số tỉnh miền trung, còn ở miền nam thì vẫn chưa có, hơn nữa kênh phân phối của Hoà Phát mới chỉ có đại lý cấp một, chưa thiết lập mạng lưới kênh cấp hai hay các đại lý bán lẻ để tăng khả năng cung ứng cho thị trường nên giá thành thép Hoà Phát trên thị trường đã bị đẩy lên cao hơn giá xuất tại nhà máy 1,5 đến 2 triệu/tấn, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
* Thương hiệu: Công ty mới đi vào hoạt động sản xuất năm 2000 nên thương hiệu còn khá mới mẻ so với các đối thủ cạnh tranh khác đã có từ lâu
nên trên thị trường còn nhiều khu vực, nhất là các các tỉnh cuối miền trung và miềm nam sản phẩm của Hoà Phát còn chưa được tín dùng.
b. Những nguyên nhân của các mặt tồn tại.
> Từ phía doanh nghiệp:
* Là doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh thép đi sau các “anh, chi” lớn như: Tisco, thép Thái Nguyên, Pomina,… nên thương hiệu của công ty còn khá mới, nhiều tỉnh thành phía trong còn chưa biết đến nhiều, thêm vào đó công nghệ dây chuyên tuy hiện đai nhưng công xuất sản xuất tối đa mới đạt 300.000 tấn/năm so với các đối thủ lớn thì còn khá khiêm tốn như với Tổng Công ty Thép Việt Nam công xuất đạt hơn 1triệu tấn/ năm. Năm 2007 Hoà Phát có các dự án mới công suất đạt 700.000 tấn/năm nhưng theo đó các đối thủ khác cũng có các dự án mới công suất lớn hơn nhiều như của Tổng công ty thép Việt Nam và tổng Tập đoàn Essar tại Bà Rịa - Vũng Tàu công suất 2 triệu tấn, Nhà máy thép liên doanh giữa Tập đoàn Thép Posco với Tập đoàn Vinashin công suất dự kiến 5 triệu tấn/năm...
* Nguồn nguyên liệu tuy đã chủ động nhưng chưa đáp ứng đủ :Đối với phôi thép mặc dù đã xây dựng được nhà máy sản xuất phôi cho quá trình sản xuất 180.000tấn/năm, chủ động đáp ứng được 80% phôi để sản xuất thép, nhưng phần còn lại và nguồn phế để sản xuất phôi chủ yếu lại phải nhập khẩu (do nguồn cung nguyên liệu trong nước rất hạn hẹp). Chính vì vậy khi giá cả nguyên liệu biến động về tỉ giá, lạm phát tăng đẩy giá lên cao thì có thể có những ảnh hưởng dây chuyền đến các hoạt động của công ty, khiến giá thành thành phẩm thép lên cao.
> Nguyên nhân từ phía nhà nước:
* Công ty có hai nhà máy sản xuất phôi và thép, đối với nhà máy phôi thì phải xây dựng lò luyện cao. Nhưng nếu xây dựng lò cao dựa vào quặng nhập thì phải nghĩ tới nguồn quặng nhập ở đâu? Các nước xuất quặng hiện nay là
Australia, Brazil, Ấn Độ... đều ở xa VN. Nhập quặng muốn giá rẻ phải có tàu lớn, có cảng biển nước sâu có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn trên 7 vạn tấn, phải có cảng chuyên dụng... những điều kiện ấy, VN chưa sẵn sàng, Việt Nam chưa có cảng nước sâu, trang thiết bị bốc xếp lạc hậu,…Còn nếu tìm nguồn nguyên liệu từ trong nước thì VN gần như không có than mỡ để luyện than cốc cho luyện kim. Khu gang thép Thái Nguyên chỉ có mỏ than mỡ nhỏ, phải nhập thêm than cốc của Trung Quốc và gặp không ít khó khăn vì chất lượng than cốc NK.
Hơn nữa, Chính phủ lại bắt đầu siết chặt việc khai thác và xuất khẩu khoáng sản thô nên các doanh nghiệp trong nước càng lúng túng hơn trong việc tìm nguồn nguyên liệu và vẫn trông chờ vào việc nhập thép phế liệu để sản xuất phôi.
* Do tình trạng khan hiếm điện trong vài năm gần đây, nhà nước phải thắt chặt việc tiêu dùng điện nên thường xuyên cúp điện đã ảnh hhưởng đến quá trình sản xuất, công ty phải ngừng sản xuất trong những ca bị cúp điện và phải sản xuất bù vào chủ nhật. Do đó ảnh hưởng đến sản lượng của công ty, ảnh hưởng đến khả năng cung hàng cho thị trường.
* Các quy định, các chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường khá khắt khe nên công ty đã gặp phải những kho khăn khi nhập khẩu phế để sản xuất phôi. Điều này ảnh hưởng đến nguồn cung đầu vào của Hoà Phát như phải đóng thuế cao hơn, tốn nhiều thời gian trong khâu kiểm tra, thậm trí phải dừng chờ các cơ quan có thẩm quyền xử lý,...Từ đó, ảnh hưởng đến tiến trình sản xuất, đội gia thành lên.
Do các nguyên nhân trên, nên Hoà Phát đã chưa có hiệu quả cao trong việc định giá thấp hơn thị trường, giá thành thép của Hoà Phát vẫn cao gang với các sản phẩm khác trên thị trường, thậm trí đã cao hơn sản phẩm thép của SSC, thép Thái Nguyên,…
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM THÉP HOÀ PHÁT