Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở VPBank.

Một phần của tài liệu bx195 (Trang 54 - 55)

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG VPBANK

3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở VPBank.

VPBank.

3.2.1.Tăng cường tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Hoạt động thanh toán quốc tế cần đến sự can thiệp, trợ giúp về kỹ thuật, và tài chính của ngân hàng. Việc Ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu giúp cac doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và tham gia nhiều hơn vào các giao dịch thương mại. Từ đó, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển theo.

Ngân hàng có thể cho nhà nhập khẩu vay để thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng phải có sự ưu tiên hơn về lãi suất cho vay xuất nhập khẩu so với các món vay khác, bởi vì Ngân hàng qua việc cho vay xuất nhập khẩu còn thu được các loại phí thanh toán quốc tế như phí chuyển tiền, phí mở L/C và các loại phí khác.

Ngân hàng nên đưa ra tỷ lệ ký quỹ tối thiểu cho khách hàng khi thanh toán bằng vốn tự có của khách hàng giúp khách hàng không bị ứ đọng vốn. Khuyến khích cán bộ tín dụng chủ động tìm kiếm duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, tìm hiểu đánh giá các dự án khả thi để tài trợ xuất khẩu. Bộ phận thanh toán quốc tế và tín dụng phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên để hạn thiểu rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trên cơ sở đó giảm lãi suất cho vay để sản xuất cũng như mua bán hàng xuất nhập khẩu.

Đối với hoạt động xuất khẩu, Ngân hàng tiếp tục triển khai rộng rãi các nghiệp vụ như chiết khấu chứng từ (chiết khấu truy đòi và miễn đòi). Hình thức này ít rủi ro hơn hình thức cho vay ở trên vì Ngân hàng đảm bảo hàng đã được giao đủ số lượng và đúng chất lượng đến tay người mua hàng. Đồng thời cũng cần phải nghiên cứu nghiệp vụ miễn truy đòi đối với những bộ chứng từ hoàn hảo, có Ngân hàng phát hành đáng tin cậy bảo lãnh, hoặc với

những hối phiếu đã được Ngân hàng có uy tín chấp nhận thanh toán. Như vậy thì mới tăng được nguồn ngoại tệ, giúp góp phần cân đối cán cân thương mại. Việc tài trợ của Ngân hàng đối với người mua hàng có thể diễn ra trong giai đoạn chuẩn bị hàng xuât khẩu.

Ngân hàng cần đa dạng hoá các hình thức bảo lãnh như: bảo lãnh việc thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh trả trước… nhằm tăng doanh thu cũng như uy tín đối với các đối tác nước ngoài. Riêng đối với hoạt động bảo lãnh dưới hình thức thư tín dụng trả chậm cần phải được giám sát chặt chẽ để đảm bảo doanh nghiệp sẽ thanh toán khi đến hạn thanh toán chứ không nhất thiết phải dùng hình thức tăng ký quỹ như hiện nay.

Một phần của tài liệu bx195 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w