Bảng 1.11: Tình hình xuất khẩu rau quả

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam : Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 50)

(Thời kỳ 1995-2005)

Năm Giá trị xuất khẩu ( triệu USD)

1995 56,1 1996 87,2 1997 71,2 1998 53,4 1999 104,9 2000 213,1 2001 329,972 2002 201,156 2003 149,74 2004 178,8 2005 235,5

( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )

Năm 1995 xuất khẩu rau quả Việt Nam mới đạt giá trị 56,1 triệu USD nhưng đến năm 2001 đã đạt mức kỷ lục với giá trị gần 330 triệu USD (tăng gấp gần 6 lần năm 1995 và 2,2 lần năm 2000), chiếm 2,2% trong tổng giá trị xuất khẩu năm 2001; sang đến năm 2002 kim ngạch xuất khẩu rau quả lại giảm đáng kể, giá trị xuất khẩu đạt hơn 201 triệu USD, giảm 39,4% so với năm 2001 và năm 2003 đạt 151,5 triệu USD, giảm 24,4% so với năm 2002; năm 2004 đạt 178,8 triệu USD ( tăng 17 triệu USD so với năm 2003); năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 235,5 triệu USD, tăng

31,67% so với năm 2004, trong đó xuất khẩu rau quả vào thị trường Nhật Bản tăng khá mạnh (trên 76%, đạt 13,6 triệu USD), các thị trường khác cũng có mức tăng khá mạnh như Pháp, Singapore riêng thị trường Campuchia và Mỹ giảm.

1.3.2.2. Đối với nền kinh tế:

- Việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến của TCT như đã nói ở trên có tác động rất tích cực đến việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả chế biến của TCT. Kim ngạch xuất khẩu tăng làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Đây là tác động có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế.

- Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả là hoạt động đầu tư nhằm khai thác lợi thế của quốc gia, nước ta có điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc sản xuất các loại rau quả tươi cũng như phục vụ chế biến. Việc tận dụng lợi thế của riêng mình này giúp chúng ta có được lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước khác trong khu vực. Tạo ra các hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị trường. Tạo ra một thế mạnh riêng cho đất nước.

- Bất kỳ một hoạt động đầu tư nào cũng mang lại những lợi ích nhất định cho người lao động. Và hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến cũng không nằm ngoài hoạt động đó. Trước hết ta có thể thấy ngay được rằng nguyên liệu cho chế biến cần một đội ngũ lao động nông nghiệp chuyên sản xuất và chăm bón vùng nguyên liệu. Khi đã có nguyên liệu cho chế biến rồi, những lao động này lại có thể được tận dụng để thực hiện các khâu chuyên bóc tách hạt, gọt vỏ… Như vậy việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả theo chuyên vùng còn có tác động qua lại là khai thác được lao động giản đơn là con em của những người sản xuất nguyên liệu rau quả, giải quyết được lao động xã hội, làm cho người sản xuất nguyên liệu rau quả yên tâm sản xuất (đáp ứng được chính sách ưu tiên phát triển sản xuất của Đảng và Nhà nước ta), tạo ra việc làm rất phù hợp cho người nông dân , góp phần tăng thu nhập cho họ.

- Thúc đẩy thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc khai thác hiệu quả tài nguyên, chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp

- Góp phần cải thiện cơ cấu dinh dưỡng cho người dân theo hướng tăng khẩu phẩn trái cây- được xem là có lợi cho sức khoẻ.

- Bên cạnh đó lợi ích về môi trường xã hội cũng không thể phủ nhận: tăng tỷ lệ che phủ , tạo cảnh quan, cải tạo môi trường (đặc biệt các vùng quanh các đô thị, khu công nghiệp tập trung.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam : Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w