Nhược điểm của hệ thống Joomla.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÃ NGUỒN MỞ TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ WEBSITE (Trang 34 - 45)

I – Tổng quan về Joomla CMS 1 Khái niệm.

7. Nhược điểm của hệ thống Joomla.

Không có nền tảng để tổ chức những kiểu dữ liệu phức tạp hơn. Joomla được thiết kế cho người dùng cuối nên không cung cấp nhiều phương tiện can thiệp vào hoạt động bên trong.

II – Cài đặt Joomla 1.5.x.1. Cài đặt Joomla 1.5.7. 1. Cài đặt Joomla 1.5.7.

Để cài đặt và sử dung Joomla, trước tiên phải download gói cài đặt Joomla về máy, hiện nay có khá nhiều trang web cho phép download các gói cài đặt Joomla với nhiều version khác nhau, ví dụ: http://vinaora.com/joomla/downloads. Trong luận văn này em sử dụng version Joomla 1.5.7. Upload gói cài đặt Joomla vừa download lên Server và giải nén vào thư mục gốc chứa Website (hoặc một thư mục con của nó, chẳng hạn joomla). Các thư mục gốc chứa website thường có tên là: htdocs, public_html, www, wwwroot...

C:\wamp\www\

C:\Program Files\xampp\htdocs\

C:\AppSer\WWW …

Để thuận tiện trong việc học tập cũng như sử dụng Joomla, em xin trình bày cách cài đặt Joomla 1.5.7 trên máy tính cục bộ (localhost), còn việc cài đặt trên các Server khác cũng tiến hành tương tự, chỉ thay đổi các thông số cho phù hợp với Server Web và CSDL đang sử dụng là được. Vì Joomla là một hệ quản trị nội dung được viết bằng ngôn ngữ lập trình php sử dụng CSDL MySQL, do đó em đã sử dụng bộ cài Appserv-win32-2.5.10.exe có tích hợp PHP và CSDL MySQL chạy trên mội trường WindowsXP để cài Server localhost trên máy tính của mình. Em xin nêu cụ thể các bước cài đặt và cấu hình Appserv-win32-2.5.10.exe như sau:

Nhấn Next để sang bước tiếp theo

Màn hình hiển thị nơi lưu trữ các file sau khi cài đặt AppServer, thông tin về dung lượng ổ đĩa trống cần thiết cho việc cài đặt và dung lượng thư mục sau khi cài đặt thành công, để mặc định và nhấn Next để chuyển sang bước tiếp theo.

Tiếp đến là hộp thoại cho phép lựa chọn các thành phần cài đặt tích hợp, để mặc định và chuyển sang bước kế tiếp.

Điền tên Server và Email quản trị (Điền tên và Email bất kỳ).

Điền Pasword cho user root(user quản trị được mặc định) dành cho CSDL MySQL.

Cuối cùng nhấn Finish để hoàn tất việc cài đặt AppServer và đánh dấu chọn vào các checkbox để khởi động ApacheServer và Hệ quản trị CSDL MySQL.

Sau khi cài đạt thành công AppServer và MySQL, khởi động trình duyệt và gõ:

Nhấn chọn phpMyAdmin Database Manager Version 2.10.3 và điền user là root và password là password đã thiết lập trong quá trình cài AppServer để vào trình quản trị MySQL.

Trong giao diện hiển thị, tại mục “Create new database “ tạo một CSDL rỗng (VD: web) là CSDL này dùng cho Joomla sau này.

Sau khi cài đặt xong AppServer, duyệt đến thư mục chứa trang web trong

localhost: C:\AppServ\www, trong thư mục www tạo một thư mục trống (VD: web). Đối với các host và server thuê thì có thể upload toàn bộ thư mục và các file Joomla lên thư mục gốc chứa website (hoặc một thư mục con của nó) của server đó. Giải nén toàn bộ các file trong file nén zip của gói cài đặt joomla đã download vào thư mục web vừa tạo.

Bước 1: Chọn ngôn ngữ cài đặt.

Khởi động trình duyệt và gõ: http://localhost/web để cài đặt Joomla. Đối với các host Server thuê thì có thể gõ: http://ten_website/ hoặc

http://ten_website/thu_muc_chua_joomla/ . Màn hình cài đặt xuất hiện, ta có thể chọn ngôn ngữ bất kỳ được hỗ trợ.

Bước 2: Kiểm tra cấu hình hệ thống.

Bước 3: Thông tin về bản quyền và giấy phép sử dụng

Bước 4: Thiết lập các thông số để kết nối tới CSDL.

Hostname: Thường là giá trị "localhost" (chỉ điền giá trị khác nếu như Database Server và Web Server nằm ở 2 nơi khác nhau, hoặc Hosting cung cấp như vậy)

User name: Tên tài khoản gắn với database chứa Joomla. (Nếu làm trên localhost có thể dùng tài khoản có tên là root).

Password: Mật khẩu của tài khoản trên. (Nếu dùng tài khoản root, có thể để trống ô này)

Database Name: Tên cơ sở dữ liệu sẽ chứa Joomla (đã tạo trước đó).

Bước 5 : thiết lập các thông số FTP.

Nếu đang cài đặt trên LOCALHOST, có thể bỏ qua bước này Nếu Host của bạn không hỗ trợ, cũng không cần quan tâm Nếu Host của bạn hỗ trợ, cần chú ý các thông số sau:

FTP User: Tên tài khoản FTP - tài khoản dùng để quản lý các thư mục và file trên Host

FTP Password: Mật khẩu tương ứng.

Auto Find Path: Tự động tìm đường dẫn tới nơi chứa Web.

FTP Host: Địa chỉ HOST chứa website Joomla, có thể sử dụng địa chỉ IP của HOST

Bước 6 : Thiết lập cấu hình Website. Site name: Thư viện Mã nguồn mở

Your Email: địa chỉ email

Install Defaul Sample Data: Cài đặt dữ liệu mẫu.

Bước 7: Kết thúc:

Vì lý do an toàn và hoàn tất quá trình cài đặt, cần gỡ bỏ thu mục “Intallation” khỏi thư mục chứa Joomla.

Username truy nhập hệ thống là: admin( Để đảm bảo tính bảo mật, sau khi đang nhập thành công, nên tạo một tài khoản quản trị khác thay thế admin và gỡ bỏ tài khoản admin).

Password: password đã tạo ở bước 6.

Để xem Website: Nhấn vào nút Site hoặc duyệt đến địa chỉ http://ten_website/

hoặc http://ten_website/thu_muc_chua_joomla hoặc http://localhost/web (nếu cài trực tiếp trên máy).

Để quản trị Website: Nhấn vào nút Admin. Đường dẫn sẽ có dạng như sau:

http://ten_website/administrator/ hoặc

http://ten_website/thu_muc_chua_joomla/administrator hoặc http://localhost/administrator/ (nếu cài trực tiếp trên máy)

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÃ NGUỒN MỞ TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ WEBSITE (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w