Giải pháp đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Thép Hoà Phát trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 48 - 51)

3.3.1.1 Tăng vốn

Công ty cần thực hiện các biện pháp tăng vốn lên hơn 1200 tỷ đồng , Với việc tăng vốn này, sẽ nhằm bổ sung vốn kinh doanh phục vụ kế hoạch kinh doanh và đầu tư các dự án năm 2008 .

3.3.1.2. Thực hiện triển khai các dự án mở rộng sản xuất và nâng cao uy tín, thương hiệu của công ty trên thị trường, giảm được giá thành sản phẩm

Trên cơ sở tăng vốn công ty sẽ tập trung đầu tư cho các dự án mới có công suất thiết kế cao khoảng 1 triệu tấn/năm, trên dây chuyên công nghệ hiện đại từ nước ngoài, để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của các công tư có thương hiệu lâu ở Việt Nam cung như sản phẩm từ nước ngoài.

Công ty thực hiện:

+ Mở rộng khu công nghiệp Phố Nối: _ Mục đích của dự án:

Làm cơ sở pháp lý để tiến hành xây dựng hạ tầng kỹ thuất và thu hút vốn đầu tư xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp.

Tạo điều kiện xây dựng Khu công nghiệp Phố Nối A - tỉnh Hưng Yên phát triển thuận lợi, nhanh chóng hình thành một khu công nghiệp hoàn chỉnh, hiện đại góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của công ty.

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mặt bằng xây dựng.

Nguồn vón đầu tư: để huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp có thể lấy từ các nguồn sau:

+ Vốn tự có của các chủ đầu tư.

+ Vốn vay ngân hàng, hoăc các tổ chức tín dụng khác

Phương án cơ cấu vốn đầu tư: Trên cơ sở xác định nguồn vốn đầu tư như trên và căn cứ vào thực khu công nghiệp Phố Nối A dự kiến phương án huy động nguồn vốn như sau:

Tổng vốn đầu tư : 80 tỷ

vốn tự có : 288 tỷ (60% vốn đầu tư) Vốn vay ngân hàng:192 tỷ (40% vốn đầu tư) Các chi tiêu tài chính: NPV: 38,317 tỷ đồng

IRR :31,10%>tỷ lệ chiết khấu chung Thời gian thu hồi vốn: 4 năm 6 tháng

Kết luận: dự ấn có NPV> 0 và IR> tỷ lệ chiết khấu. Do vậy Dự án có tính khả thi cao.

+ Thực hiện và đẩy nhanh tốc độ kế hoạch lập Văn phòng đại diện tại CHDCND Lào, dự án khai thác một số mỏ kim loại tại Lào: với mục đích: Thăm dò, khảo sát khai thác qặng sắt và kim loại tại các tỉnh Bắc Lào: Hua Phan, Xieng Khoang, Udomxay, …..Từ đó sẽ đảm bảo cung nguyên liệu dồi dào và ổn định cho hai nhà máy của công ty, công ty sẽ chủ động hoàn toàn nguồn nguyên liệu và sẽ không bị phụ thuộc vào nguồn cung trên thế giới vốn rất nhậy cảm hay biến động làm ảnh hưởng đén việc sản xuất và giá thành củ sản phẩm, và do đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà Phát. Tổng vốn đầu tư của dự án tại nước ngoại: 800.000 USD Mỹ.

Ngày 24/07/2007, Ủy Ban Kế hoạch và đầu tư nước cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào đã cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện cho Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.

+ Cùng kế hoạch lập Văn phòng đại diện tại Vương quốc Camphuchia, với mục tiêu của dự án là: Thăm dò, khảo sát khai thác qặng sắt và kim loại tại các tỉnh của Campuchia.

+ Việt Nam cũng là nước có trữ lượng khoáng sản lớn, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được nhà nước hay các doanh nghiệp nào đầu tư khai thác nguồn cung này từ trong nước. Vì vậy, để giảm giá thành nguyên vật liệu và để chủ

động nguồn cung từ trong nước Hoà Phát nên đầu tư xây dựng các dự án khai thác như: Kinh môn là huyện nhiều trữ lượng khoáng sản công ty nên triển khai các dự án khu liên hợp thép ở kinh môn_ Hải Dương :

Dự án này sẽ sản xuất phôi thép công suất lên đến 700.000 tấn/năm, tại Hải Dương, với vốn đầu tư giai đoạn một khoảng 3.000 tỷ đồng.

Với dự án trên Hoà Phát cần đẩy nhanh tốc độ xây dựng hoàn thiện dự án để dự án sớm đi vào hoạt động. Dự kiến cuối năm 2008, khu liên hợp đi vào hoạt động. Với việc chủ động nguồn phôi thép này, Hòa Phát có khả năng giảm đến 20% giá thành so với giá phôi thép nhập khẩu, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Hòa Phát trên thị trường.

3.3.1.3 Hoà Phát cần phát triển mở rộng hơn nữa hệ thống phân phối cuả mình trên khắp các tỉnh, mở rộng hơn nữa các đại lý cấp một tại nhiều tỉnh của miền trung và tiến sâu hơn nữa có thể là cả niềm nam, mở rộng hơn cả về chiểu sâu của thống phân phối như là mở thêm các đại lý cấp 2, các đại lý bán lẻ,… để có thể giảm được sự chênh lệch giữa giá của công ty và giá của sản phẩm thép Hoà Phát trên thị trường, từ đó nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng cao hơn nhu cầu của thị trường

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Thép Hoà Phát trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 48 - 51)