Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận lưu trú tại khách sạn Công

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú ở Khách Sạn Công Đoàn Việt Nam doc (Trang 28 - 32)

III. Thực trạng tổ chức hoạt động kinh doanh lưu trú của Khách sạn Công

3. Thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú ở khách sạn Công Đoàn và

3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận lưu trú tại khách sạn Công

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nghành KS - DL cũng như trong doanh nghiệp KS - DL đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất và phục vụ tiêu dùng sản phẩm du lịch . Đó là toàn bộ những điều kiện vật chất, phương tiện kỹ thuật của doanh nghiệp để sản xuất, lưu thông tổ chức tiêu dùng các hàng hoá dịch vụ, nhằm dáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách

Phòng nghỉ là nơi khách lưu trú trong một thời gian nhất định nên phải đáp ứng được yêu nghỉ ngơi làm việc cho thật tiện nghi và thoải mái cho khách như đang ở nhà mình. Nắm bắt được nhu cầu của khách, khách sạn cũng đã ngày càng nâng cao chất lượng phòng nghỉ cho khách. Khách sạn Công Đoàn với tổng số 124 phòng, với diện tích 35 m2 mỗi phòng và được chia thành 5 loại hạng phòng giúp cho khách được dễ dàng chọn lựa khi đến lưu trú tại khách sạn . Các trang thiết bị trong mỗi phòng gồm :

- Đồ gỗ : Giường, bàn đầu giường, giá để hành lý, tủ đựng áo quần, bàn làm việc, bộ bàn ghế sofa, giá đựng vô tuyến.

- Đồ vải : Đệm mút, ga gối, chăn len, riđô che cửa 2 lớp, thảm trải sàn.

- Đồ điện : Điện thoại, đèn điện giường, đèn làm việc, đèn phòng, máy điều hoà, thiết bị báo cháy, tivi màu, tủ lạnh mini.

- Đồ sành sứ, thuỷ tinh : Bộ ấm chén uống trà, phích nước, cốc ly, bình nước lọc.

- Các loại khác : Mắc treo áo quần, dép giấy viết thư, bản hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, tập giấy quảng cáo dịch vụ.

- Trang thiết bị trong phòng vệ sinh : Vòi tắm hoa sen, bồn tắm, xí bệt, hệ thống nóng lạnh, khăn tắm, khăn mặt, kem đánh răng, dao cạo râu, gương, xà phòng.

Nhìn chung trang thiết bị, tiện nghi trong các phòng ngủ tại khách sạn Công Đoàn là phù hợp đủ tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu mà khách sạn đã lựa chọn.

Về thẩm mỹ, nói chung việc bài trí sắp xếp các trang thiết bị, tiện nghi trong phòng rất ngăn nắp, gọn gàng đảm bảo thuận tiện cho khách sử dụng và nhân viên

nhà phòng khi làm vệ sinh, dọn dẹp. Các màu sắc trong phòng được thiết kế tương đối hài hoà tạo cảm giác ấm cúng.

Nói tóm lại, với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận lưu trú tại khách sạn Công Đoàn như hiện nay, khách sạn đã đáp ứng được các nhu cầu cơ bản và thiết yếu của khách nhưng chất lượng chưa cao đặc biệt là các hạng phòng 3, 4, 5. Chính vì vậy đòi hỏi khách sạn phải từng bước cải tạo, đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, nhằm sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí nhiên liệu góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách.

Qua bằng chứng kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Công Đoàn ta thấy doanh thu lưu trú quí I năm 2002 so với năm 2001 tăng 14% tương đương với số tiền là 23.773.152đ .

Biểu 3: Kết quả kinh doanh sau quý I năm 2002

ĐVT: VNĐ

Doanh thu từ ăn uống 1.276.000.000

Doanh thu từ dịch vụ buồng ngủ 1.259.000.000

Doanh thu từ dịch vụ khác 624.000.000

Doanh thu từ dịch vụ cho thuê văn phòng 600.000.000

Tổng doanh thu 3.759.000.000

Biểu 4: So sánh doanh thu quý IV năm 2001 và quý I năm 2002

ĐVT: VNĐ

Doanh thu ăn uống 2.970.000.000 1.276.000.000

Doanh thu buồng ngủ 2.113.000.000 1.259.000.000

Doanh thu cho thuê văn phòng 800.000.000 600.000.000

Doanh thu dịch vụ khác 868.000.000 624.000.000

Tổng doanh thu 6.761.000.000 3.759.000.000

Biểu 5: Bảng phân tích tỷ trọng doanh thu các bộ phận qua hai kỳ nghiên cứu Năm Bộ phận Năm 2001 Năm 2002 Ăn uống 43,92% 33,94% Buồng ngủ 31,25% 33,49%

Cho thuê văn phòng 11,87% 15,96%

Dịch vụ khác 12,81% 16,61%

Qua số liệu và bảng phân tích trên ta có thể thấy rằng dịch vụ lưu trú của Khách sạn Công đoàn đang có kết quả tốt và tỷ trọng ngày một tăng. Trong 5 tháng cuối năm 2001 tỷ trọng của doanh thu lưu trú/tổng doanh thu khách sạn là: 31,25% nhưng đến hết quý I năm 2002 tỷ trọng này đã tăng lên thành 33,49% điều này cho thấy kinh doanh lưu trú ở Khách sạn Công đoàn đang gây được uy tín và triển vọng với khách du lịch, đã gây được sự chú ý đối với thị trường khách và sự yêu mến tin tưởng từ phía khách hàng.

Biểu 6: Báo cáo kết quả kinh doanh quý I năm 2002

Tổng doanh thu 3.759.000.000đ

Doanh thu từ ăn uống 1.276.000.000đ

Doanh thu từ buồng 1.259.000.000đ

Doanh thu từ cho thuê văn phòng 600.000.000đ

Doanh thu từ dịch vụ khác 624.000.000đ Tổng chi phí lao động 1.549.690đ Lương 496.984.000đ BHYT, BHXH, KPCĐ 84.437.000đ Thưởng 42.938.000đ Chi phí hoạt động 923.678.000đ Điện 418.358.000đ Nước 87.647.000đ Điện thoại 98.837.000đ Khấu hao bán hàng 8.938.000đ Hành chính 90.102.000đ

Chi phí nguyên vật liệu 1.153.759.000đ

Khấu hao TSCĐ 538.937.000đ

Phí ngân hàng 458.698.000đ

Thuê tài sản 156.124.000đ

Tổng chi phí 2.474.521.000đ

Lợi nhuận trước thuế 1.284.479.000đ

Thuế TNDN 32% 411.033.280đ

Lợi nhuận sau thuế 409.748.801đ

Lương bình quân/người 800.000 đ/tháng

Thưởng bình quân/người 700.000 đ/tháng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú ở Khách Sạn Công Đoàn Việt Nam doc (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)