1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA DOANH
3.1. 3 Dự báo về xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU
6 - 7 tỷ USD là mục tiêu xuất khẩu vào EU của ngành nông nghiệp nước ta vào năm 2010. Hiện nay thị trường EU mới chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch nâng tỷ lệ này lên 30% với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cao su, cà phê, chè, rau quả, hạt có dầu... Theo Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối, nên thành lập một số trung tâm thương mại (có kho ngoại quan, phòng trưng bày, giao dịch nông sản...) tại các nước EU; cần có các hình thức thưởng xuất khẩu mạnh hơn đối với mặt hàng phải cạnh tranh và đang gặp khó khăn như rau quả, chè; đồng thời mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại ở các địa phương.
3.2 . ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG EU.
3.2.1. Phương hướng xuất khẩu nông sản của Công ty trong thời gian tới.
Công ty xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm tới. Công ty tập trung vào đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng cà phê, tiêu,
chè, điều, bột sắn,…
Trước xu thế xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU như hiện nay, Công ty Intimex đầu tư mạnh hơn cho xuất khẩu vào các mặt hàng nông sản chất lượng cao, đầu tư trang thiết bị hiện đại, dây chuyền chế biến bảo quản, bảo quản hàng nông sản xuất khẩu. Công ty sẽ xây dựng thêm kho chứa ở các tỉnh thành nhằm đáp ứng tốt hơn về bảo quản và chế biến nông sản.
Duy trì tốt mối quan hệ giữa các bạn hàng trong và ngoài nước, không ngừng mở rộng quan hệ với những quan hệ mới. Nhưng đặc biệt chú trọng thị trường truyền thống EU, phải tranh thủ những ưu đãi về thuế nhập khẩu của thị trường này.
3.2.2 . Mục tiêu xuất khẩu nông sản của Công ty trong thời gian tới.
Chỉ tiêu kế hoạch về kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản năm 2008 tới năm 2010 được Công ty đề ra. Bảng 3.1, cho chúng ta thấy rõ hơn về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản xuất khẩu.
Bảng 3.1 Mục tiêu xuất khẩu nông sản sang EU của Công ty XNK IntimexGiai đoạn 2008 – 2010. Đơn vị : 1000 USD
(Nguồn : Báo cáo tổng hợp của Công ty Intimex)
Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tỷ trọng (%) Cà phê 16.793,1 18.749,3 21.068 82,4 Hạt tiêu 2.894 3.231 3.630,6 14,2 Chè 112,1 125,1 140,6 0,55 Cơm dừa 159 177,5 199,4 0,78 Tinh bột 254,8 284,4 319,6 1,25 Nông sản Khác 167,1 186,6 209,6 0,82 Tổng 20.380 22.754 25.568 100 3.3 . GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU.
Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường EU Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của hàng hoá doanh nghiệp phải nâng cao năng lực tiếp thị tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU:
- Chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề tổ chức tại Việt Nam hoặc EU, qua tham tán thương mại các nước thành viên EU và qua văn phòng EU tại Việt Nam. - Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU trực tiếp hoặc thông qua phòng thương mại EU tại Việt Nam, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến Thương mại Bộ Thương mại, tham tán thương mại Việt Nam tại các nước EU, Trung tâm thông tin thương mại Bộ Thương mại...
Hoàn thiện tổ chức bộ máy điều hành, quản lý trong công ty.
Trước hết phải nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kinh doanh xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ kiến thức, am hiểu thực tiễn cao. Do đó Công ty phải có phương án đào tạo, bồi dưỡng thêm kiến thức cho nhân viên nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong kinh doanh xuất khẩu. Công ty cần đầu tư kinh phí cho nhân viên đi học các chương trình về kỹ thuật nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, lớp đào tạo marketing xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, kinh doan quốc tế,... Thường xuyên tổ chức hội thảo, tọa đàm có mời các chuyên gia trong và ngoài nước đến truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh xuất nhập khẩu
Khai thác nguồn hàng xuất khẩu.
Hoạt động này hiện tại Công ty còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Công ty tuy đã thiết lập được mạng lưới thu mua hàng, nhưng mạng lưới này hoạt
động chưa hiệu quả, nên nguồn hàng cung cấp cho Công ty gặp bấp bênh. Chất lượng hàng nông sản thu mua chất lượng không cao do việc kiểm tra chất lượng khi thu mua thực hiện không nghiêm túc. Thực hiện bảo quản và sơ chế sau thu mua chưa hợp lý. Do đó Công ty cần cải thiện vấn đề này trong thời gian tới với một số biện pháp.
Thứ nhất là xây dựng mối quan hệ tốt với các địa phương sản xuất hàng nông sản xuất khẩu. Tạo mối quan hệ khăng khít với nhà sản xuất nông sản trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho cả hai bên, nhà sản xuất nông sản trở thành nhà cung cấp nguồn hàng nông sản tin cậy của Công ty.
Thứ hai : Đề ra các biện pháp khuyến khích hoạt động thu mua đạt hiệu quả. Như thực hiện khuyến khích về tỷ lệ phần trăm hoa hồng cán bộ thu mua được hưởng nếu như cán bộ thu mua hàng nông sản có khối lượng lớn, chất lượng cao. Ngược lại cũng thực hiện biện pháp phạt, kỷ luật nghiêm túc đối với những trường hợp gian lận, thu mua hàng nông sản không đúng chất lượng mà Công ty đề ra.
Thứ ba : cải thiện hoạt động kiểm tra chất lượng nông sản. Có thể thấy rằng hoạt động này ở Công ty hiện nay không hiệu quả, cán bộ kiểm tra chất lượng thu mua còn thiếu, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra còn hạn chế, phần lớn là thiết bị kiểm tra chất lượng hàng nông sản thu mua công nghệ lạc hậu. Thị trường Châu Âu là thị trường rất khó tính về hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa được kiểm tra khắt khe ngay từ lúc hàng xuất khẩu đến biên giới của thị trường này. Đặc biệt là hàng nông sản lại được kiểm tra tương đối chặt chẽ về chất lượng, độ ẩm, độ vỡ, đảm bảo an toàn về vệ sinh an toàn thực phẩm, …Hiện tại Công ty thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU, cần cải thiện công tác kiểm tra chất lượng ngay từ khi thực hiện thu mua hàng hóa. Đồng thời đầu từ trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra chất lượng.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản, trước hết cần nâng cao chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố như vốn, kỹ thuật công nghệ,…Công ty Intimex là một công ty lớn nhưng để có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, buộc Công ty lựa chọn sản phẩm mà công ty có thế mạnh để xuất khẩu. Cụ thể là Công ty nên đầu tư xuất khẩu những nông sản chủ lực, như cà phê, hạt tiêu,…Hiện tại Công ty có các cơ sở sản xuất ở các địa phương, nhưng vấn đề là đầu tư những giây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến đạt tiêu chuẩn quốc tế. Điều này giúp Công ty chủ động về sản xuất, chế biến và xuất khẩu.
Yếu tố khác ngoài chất lượng hàng nông sản xuất khẩu, thì yếu tố giá cả tạo nên thế cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay giá cả hàng hóa nông sản xuất khẩu của công ty thấp hơn giá nông sản xuất khẩu nông sản công ty khác trên thị trường. Đây là lợi thế của Công ty, tuy nhiên giá thấp hơn là chưa đủ, thế mạnh lớn nhất trong cạnh tranh vẫn là chất lượng sản phẩm. Thị trường EU có mức tiêu dùng khá cao nên xuất khẩu nông sản vào thị trường này chất lượng hàng nông sản được đặt lên hàng đầu. Nhưng chất lượng hàng nông sản xuất khẩu cao, thêm vào đó giá rất cạnh tranh, giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
Nâng cao vai trò của thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu. Công ty hiện tại đã kết nối mạng Internet, giúp cho nhân viên kết nối, giao dịch với khách hàng dễ dàng bằng thư điện tử, tìm kiếm thông tin thị trường nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Ký kết hợp đồng và thanh toán xuất khẩu qua thư điện tử : Thư điện tử rất tiện ích trong thương mại như hiện nay. Thay vì phải soạn thảo hợp đồng bằng giấy, hai bên đối tác phải đến gặp nhau để thõa thuận để ký hợp đồng thì giờ đây được thay thế bằng thư điện tử, hai bên không cần đi đến gặp nhau
mà thõa thuận với nhau ngay tại Công ty của mình và ký hợp đồng ngay bằng thư điện tử. Sử dụng thương mại điện tử là công cụ hữu hiệu, giúp Công ty rút ngắn thời gian, giảm chi phí, tăng tính hiệu quả.Tham gia sàn giao dịch điện tử Busines to Business : Khi tham gia sàn giao dịch này giúp Công ty tìm kiếm thông tin về thị trường và sản phẩm, thiết lập mối quan hệ cũng như đàm phán giao dịch với đối tác dễ dàng và nhanh chóng. Thông tin trên sàn giao dịch điện tử đầy đủ, đa dạng và có tính chính xác cao. Tham gia sàn giao dịch, Công ty có cơ hội tiếp cận được khách hàng cũng như đối tác trực tiếp.
3.3.2 . Những kiến nghị đối với nhà nước và các ban ngành nhằm đẩymạnh xuất khẩu nông sản của Công ty Intimex. mạnh xuất khẩu nông sản của Công ty Intimex.
Hỗ trợ của Nhà nước trong công tác xúc tiến xuất khẩu sang EU.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam thâm nhập dễ dàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU, Nhà nước nên thực hiện một số hoạt động trợ giúp sau đây:
- Đẩy mạnh xây dựng chiến lược phát triển thị trường EU thông qua việc đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận thương mại song phương và đa phương nhằm tạo ra các tiền đề, hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ việc làm hoặc hội thảo chuyên đề thị trường giúp các doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp thị trường, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu thị trường và trực tiếp giao dịch với các nhà nhập khẩu chính của thị trường EU.
Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp, vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thâm nhập được thị trường EU.
- Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật giữa các thành phần kinh tế. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng cũng như các định chế tài chính. Đơn giản hoá thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
KẾT LUẬN
Cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới là sự chuyển mình của các nước đang phát triển. Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ trương này đã được khẳng định trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và trong Nghị Quyết 01 NQ/TW của bộ Chính trị, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng xuất khẩu. Việt Nam đang nổ lực đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản. Do đó thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản là vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài “ Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường EU của Công ty
Xuất nhập khẩu INTIMEX ” đã đi vào nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh
để làm rõ hơn thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu nông sản Công ty trong những năm qua. Với sự tìm hiểu nghiên cứu của mình, em đã đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Công ty INTIMEX sang thị trường EU.
Hy vọng với các giải pháp đề xuất trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này sẽ được quan tâm nghiên cứu sâu hơn để đưa ra những giải pháp hợp lý, khoa học và mang tính thực tế cao, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng nông sản nói riêng cho bản thân Công ty INTIMEX.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU CỦA CÔNG TY INTIMEX.
1. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Intimex, giai đoạn 2003-2007 2. Báo cáo xuất nhập khẩu tổng hợp Công ty Intimex, giai đoạn 2003-
2007
3. Báo cáo tài chính Công ty Intimex, giai đoạn 2003-2007 4. Điều lệ của Công ty Intimex.
TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC.
1. Vũ Hữu Tửu, “Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”.. NXB
Giáo dục-2002.
2. Lương Xuân Quỳ, Lê Đình Thắng, “Giá trị gia tăng nông sản xuất khẩu của Việt Nam” (Thực trạng và giải pháp), NXB : ĐHKTQD
3. Trần Chí Thành, “Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam”. NXB Lao Động Xã Hội, 2002.
4. Vũ Trí Lộc, “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Châu Âu”. NXB Lý Luận Chính Trị, 2004.
5. Đoàn Thị Hồng Vân, “Thâm nhập thị trường EU – những điều cần biết”
NXB Thống Kê, 2004.
6. Nguyễn Thanh Bình, “Thị trường EU các quy định pháp lý liên quan đến chính sách sản phẩm trong Marketing xuất khẩu”. NXB LĐXH,
2005.
7. Nguyễn Thị Hường, “Giáo trình kinh doanh quốc tế”, trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, NXB,Lao Động – Xã Hội, Hà Nội (2003)
CÁC TRANG WEB
1. http://www.intimexco.com