Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái (Trang 46 - 49)

Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần

Ngành nghề kinh doanh:

- Ngành nghề chính: Sản xuất xuất khẩu hàng may mặc - Ngành nghề phụ:

Mua bán máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu ngành may.

Dạy nghề ngắn hạn( công nhân may, công nhân kỹ thuật phục vụ cho xuất

khẩu lao động).

Dịch vụ tuyển dụng việc làm, môi giới người lao động cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái thành lập nhằm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công

ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi nhuận cho các cổ đông, phát triển công ty ngày một lớn mạnh, đóng góp vào ngân sách Nhà nước.

Công ty có nhiệm vụ chính là sản xuất, gia công xuất khẩu hàng may mặc với các sản phẩm mũi nhọn là: quần áo đua mô tô, quần áo trượt tuyết,quần áo đi săn, áo Jacket theo được sản xuất theo 2 phương thức:

Nhận gia công toàn bộ theo hợp đồng: Công ty nhận nguyên vật liệu, phụ liệu do khách hàng đưa sang theo hợp đồng rồi tiến hành gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh và giao lại cho khách hàng. Sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo hình thức này chiểm khoảng hơn 90%.

Sản xuất hàng xuất khẩu dưới dạng FOB: Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ đã ký với khách hàng, công ty tự sản xuất sản phẩm cho khách hàng và xuất khẩu theo hợp đồng.

Hiện nay thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là Mỹ, các nước trong khối liên minh Châu Âu(EU),Hàn Quốc và một số nước khác như Canada, Oxtralia..

Qui trình công nghệ sản xuất

Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty là một quy trình sản xuất liên tục khép kín. Sản phẩm sản xuất qua nhiều giai đoạn nhưng chu kỳ ngắn nhưng liên tục:

Khi tiến hành sản xuất thì vải được xuất ra từ kho nguyên vật liệu( bộ phận vật tư phụ trách) sau đó được chuyển xuống nhà cắt, tổ cắt may thực hiện công việc của mình theo đúng mẫu mã kích thước bộ phận kỹ thuật giác sơ đồ đưa xuống. Sau khi vải được cắt thành bán thành phẩm. theo yêu cầu của khách hàng sản phẩm nào cần thêu in thì được gửi đi thuê in thêu. Sau đó các công nhân đầu chuyền chuyển đến các chuyển may( tổ may), các bán thành phẩm được bộ phận kẻ vẽ giác lại theo dập định vị trước, tiếp theo bộ phận may hoàn thiện qua các cung đoạn của thành phẩm, tiếp đó bộ phân

chuyên dùng đóng cúc, gián mex… Khi hoàn thiện được chuyển đến bộ phận vệ sinh để vệ sinh hàng( cắt chỉ, giặt là…), tiếp theo các thành phẩm này được kiểm hoá của dây chuyền may kiểm tra một cách chặt chẽ kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật( đúng quy cách, phẩm cấp, mẫu mã). Kết thúc quá trình sản xuất tại phân xưởng.

Sau khi hoàn thành sản phẩm được chuyển lên tổ KCS kiểm tra. Sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn thì đưa sang tổ đóng gói và chuyển vào kho thành phẩm. Sản phẩm nào chưa đạt tiêu chuẩn được chuyển trả lại các bộ phận liên quan( bộ phận vệ sinh, bộ phận cắt, bộ phận may) để sửa chữa lại.

Toàn bộ quy trình sản xuất của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau

Hình 2.2. Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất của công ty

Nguồn: Phòng điều hành sản xuất

Như vậy từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một quy trình sản xuất đều có sự phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các tổ sản xuất, đảm bảo cho hoạt động sản xuất của công ty được diễn ra liên tục.

Bộ phận vật tư Phụ liệu Xưởng may Nhà cắt Nguyên liệu (Vải) Bộ phận chuyên dùng Bộ phận vệ sinh công nghiệp Tổ KCS Tổ đóng gói Kho thành phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w