Kim ngạch xuất khẩu trên các thị trường chính

Một phần của tài liệu bx225 (Trang 28)

1. Kết quả các hoạt động xuất khẩu càphê từ năm 2006 đến 2009

1.2.2. kim ngạch xuất khẩu trên các thị trường chính

Hiện tại doanh nghiệp Thái hòa xuất khẩu trên 42 nước và nằm rải rác khắp các châu lục.Thị trường được công ty tập trung xuất khẩu chủ yếu là châu Âu và châu Mỹ. Tuy nhiên trong những năm gần đây công ty đã mở rộng sang châu Á điển hình là đã chinh phục được khách hàng khó tính Nhật Bản. Và trên các thị trường xuất khẩu doanh nghiệp đều đạt được những thành công nhất định với sản lượng ngày càng tăng qua các năm

TT Nước Sản 2005 2006 2007 2008 2009 lượng (tấn) % Sản lượng (tấn) % Sản lượng (tấn) % Sản lượng (tấn) % Sản lượng (tấn) % Châu Phi 1 Algieria 523,08 1,78 548,63 1,44 1823,84 2,28 2124,23 2,12 2584,82 1,36 2 CH Trung Phi 40,20 0,14 166,90 0,44 1420,40 1,78 2266,34 2,27 3306,40 1,74 3 Tunisia - - 36,46 0,10 2391,80 2,99 3285,42 3,29 5082,70 2,68 4 Namphi - - 554,86 1,46 2704,89 3,38 3253,47 3,25 4780,00 2,52 5 Maroc 902,00 3,06 942,39 2,47 2580,36 3,23 2000,00 2,00 3190,18 1,68 6 Zambia 74,00 0,25 120,40 0,32 138,74 0,17 598,66 0,60 2689,44 1,42 7 Ai Cập 281,42 0,96 473,46 1,24 1785,46 2,23 1146,24 1,15 3324,50 1,75 Châu Á 8 Ả Rập 110,00 0,37 86,00 0,23 120,00 0,15 - - - - 9 Đài Loan 38,42 0,13 81,09 0,21 1068,47 1,34 3278,47 3,28 5900,06 3,11 10 Nhật 370,42 1,26 500,28 1,31 700,06 0,88 2583,80 2,58 4489,40 2,36 11 Thái Lan 809,26 2,75 925,23 2,43 1268,78 1,59 2800,25 2,80 3100,45 1,63 12 Trung Quốc 481,69 1,64 598,96 1,57 780,24 0,98 1957,85 1,96 3000,48 1,58 13 Hồng kong 65,00 0,22 114,82 0,30 1180,14 1,48 3838,25 3,84 6000,98 3,16 14 Hàn Quốc 756,78 2,57 806,42 2,12 1245,70 1,56 756,43 0,76 3100,51 1,63 15 Nhật 178,20 0,60 584,70 1,53 2082,40 2,60 1121,65 1,12 4300,60 2,26 16 Ma-lai-xi-a 298,54 1,01 374,22 0,98 485,07 0,61 531,52 0,53 2680,00 1,41

19 Canada 235,00 4,19 1040,90 2,73 2642,06 3,30 1089,84 1,09 1240,38 0,65 20 Mehico - 425,81 1,12 3489,36 4,36 3980,53 3,98 4000,22 2,11 21 Mỹ 3600,07 12,22 5909,04 15,51 7785,80 9,73 9745,08 9,75 20050,42 10,55 Châu Âu 22 Hungary 1196,80 4,06 1286,24 3,38 2980,58 3,73 2097,35 2,10 4850,47 2,55 23 Đan Mạch 45,80 0,16 89,60 0,24 503,14 0,63 1628,82 1,63 2890,80 1,52 24 Hy Lạp 728,45 2,47 906,87 2,38 1176,08 1,47 1190,08 1,19 3224,73 1,70 25 Serbia - - 257,06 0,67 1521,08 1,90 1736,10 1,74 2972,60 1,56 26 Israel 534,00 0,12 0,00 0,00 146,80 0,18 127,00 0,13 248,63 0,13 27 Đức 1422,70 4,83 1413,80 3,71 2802,40 3,50 1170,90 1,17 5200,46 2,74 28 Nga 2014,50 6,84 2135,05 5,60 2086,87 2,61 2986,87 2,99 7809,44 4,11 29 Rumani 838,56 1,15 540,08 1,42 654,21 0,82 483,80 0,48 2600,80 1,37 30 Bungari - - 141,52 0,37 2291,40 2,86 3855,82 3,86 4875,98 2,57 31 Ukraina 648,00 2,20 752,48 1,97 1022,50 1,28 1609,44 1,61 2568,40 1,35 32 Pháp 88,22 0,30 231,04 0,61 1284,24 1,61 1120,08 1,12 3867,20 2,04 33 Bỉ 3961,40 13,45 4048,40 10,62 5674,80 7,09 7916,90 7,92 16224,88 8,54 34 Italy 5024,10 17,06 5928,40 15,56 7965,50 9,96 7058,90 7,06 17010,82 8,95 35 Estonia - - 167,40 0,44 2490,38 3,11 3092,51 3,09 4095,68 2,16 36 Hà Lan 868,70 2,95 910,50 2,39 1584,40 1,98 2729,51 2,73 3006,87 1,58 37 Slovakia 1000,70 3,40 1285,40 3,37 1832,10 2,29 2363,23 2,36 4859,35 2,56 38 Slovenia 39,00 0,13 88,24 0,23 278,90 0,35 784,29 0,78 2054,28 1,08 39 TB.Nha 1362,18 4,62 2047,14 5,37 2608,81 3,26 1589,57 1,59 3698,26 1,95 40 Thụy Điển 85,60 0,29 79,80 0,21 218,80 0,27 1768,89 1,77 3989,25 2,10 Châu úc Papua New

43 Newzeland 226,10 0,77 486,47 1,28 1981,27 2,48 2758,42 2,76 4465,78 2,35

Tổng 29.456 100 38.104 100 80.000 100 100.000 100 190.000 100

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2005 đến năm 2009 thị trường xuất khẩu cà phê của Thái Hòa đã liên tục được mở rộng. Nếu như năm 2005 các nước nhập khẩu cà phê của công ty chỉ là 36 nước thì tới nay đã lên tới 42 nước và trải dài trên khắp các châu lục. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là châu Âu chiếm từ 50-64% trong tổng sản lượng toàn doanh nghiệp. Do sớm nhận biết được đây là thị trường có mức thu nhập khá cao, là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới, lại có nhiều ưu đãi cho Việt Nam. Từ việc tìm ra những điểm mạnh của mình để sản phẩm có thể thích nghi và đáp ứng tốt thị trường này. Thái Hòa đã quyết định tập trung mọi nguồn lực để phát triển xuất khẩu sang thị trường châu Âu và đạt được những thành công rực rỡ trên thị trường này. Điển hình là I-ta-li-a, Bỉ và Nga ba trong bốn thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất hiện nay của Thái Hòa, với sản lượng liên tục tăng từ năm 2005 đến 2009

Biểu đồ 1: sản lượng một số nước tiêu biểu ở thị trường châu Âu

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy trong các năm gần đây thị trường I-ta-li-a luôn dẫn đầu các nước nhập khẩu của châu Âu, vào năm 2005 lượng xuất khẩu là 5024,10 nghìn bao và đã tăng nhanh chóng trong 5 năm để đạt sản lượng cao nhất vào năm

2009 với lượng xuất khẩu là 17010,82 nghìn bao, lượng xuất khẩu này đã tăng gấp đôi năm 2008 chiếm đến 8,95% trong tổng số lượng xuất khẩu của doanh nghiệp. Tiếp đến là Bỉ sản lượng năm 2005 là 3.961,4 và tăng dần lên trong năm 2008, 2009 lần lượt ứng với: 7.916,9 ; 16.224,88 nghìn bao.

Còn riêng với thị trường Nga tốc độ tăng trưởng không mạnh như hai thị trường trên, cụ thể như trong năm 2005 sản lượng là 2014,5 nhưng bị chững lại trong năm 2006 và 2007 nhưng vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Thái Hòa với sản lượng năm 2009 đã lên tới 5200,46và chiếm 2,74%

Đứng sau thị trường châu Âu là châu Mỹ chiếm 15-17% . trong đó thị trường Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất ở châu lục này, đồng thời cũng là thị trường lớn nhất của doanh nghiệp với sản lượng năm 2005 là 3600,07 và đạt kỷ lục trong năm 2009 đã lên tới 20 050,42 nghìn bao chiếm 10,55% trong tổng sản lượng xuất khẩu.

Trong những năm gần đây công ty đã mở rộng sang thị trường châu Á, với năm 2005 thị trường này chỉ chiếm 7,81% nhưng đến năm 2009 đã chiếm đến 15,87%. Đặc biệt là trong những năm gần đây Thái Hòa đã chinh phục được thị trường khó tính Nhật Bản với sản phẩm xuất khẩu bao gồm cả Arabica và Rosbusta, đạt sản lượng xuất khẩu trong năm đầu tiên, năm 2003 là 178,20 tấn chiếm 0,6% và được liên tục được tăng lên trong 5 năm gần đây, với sản lượng tương ứng từng năm từ 2006 đến 2008 lần lượt là 500,28 ; 700,06; 2583,8 nghìn bao và đã tăng cao nhất vào năm 2009 với sản lượng đạt 5674,8 nghìn bao. Nhận thấy nhu cầu của thị trường này chỉ chấp nhận những sản phẩm chất lượng cao, với sản phẩm trên thị trường này công ty luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, đưa tới những sản phẩm chất lượng tốt nhất phù hợp nhất với tâm lý người tiêu dùng, và kết quả trên thị trường này đã đem đến cho công ty một nguồn thu nhập lớn với lợi nhuận cao, sản lượng liên tục tăng.

Từ các kết quả thu được trên đã chứng tỏ công ty đã kinh doanh rất thành công trên thị trường xuất khẩu, đặc biệt là trên hai châu lục lớn châu Âu và châu Mỹ ngày càng chiếm được lòng tin trong tâm trí người tiêu dùng đối với cà phê hòa tan Thái Hòa, đem lại sự tin tưởng, hợp tác lâu dài với các nhà rang xay đối với cà phê nhân, thương hiệu ngày càng phát triển vững mạnh. Tuy nhiên sản phẩm chủ yếu của công

ty chủ yếu mới chỉ là cà phê nhân, còn cà phê hòa tan, cà phê bột, cà phê rang xay là rất ít. Còn trên thị trường châu Á lại chưa được phát triển, chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ, chỉ bằng một 1/9 thị trường châu Âu.

Biểu đồ 2: Phần trăm trên thị trường xuất khẩu tại các châu lục của CTCPTD Thái Hòa

Biểu đồ 3: Phần trăm trên thị trường xuất khẩu tại các châu lục của CTCPTĐ Thái Hòa

c.uc

Trong năm 2005 thị trường châu Á chỉ chiếm 7,81% thị phần, so với thị trường châu Âu thì con số này còn rất nhỏ. Thậm trí sản lượng còn tụt đi trong một số nước như Đức và đặc biệt là trên thị trường Ả Rập. Do khi đưa sản phẩm vào thị trường này công ty đã không chú ý đến phong tục tập quán của người Ả Rập, là theo đạo hồi và cà phê thường được uống với sữa dê, nhưng công tác nghiên cứu thị trường chưa tốt, chưa nghiên cứu được phong tục này của người tiêu dùng, nên sản phẩm đưa vào thâm nhập thị trường không được bao lâu đã gặp thất bại, vì sản phẩm không thích hợp, và kết quả là sản lượng xuất khẩu năm 2005 là 110 nghìn bao nhưng đến năm 2008 Thái Hòa đã thất bại hoàn toàn và buộc phải rút lui, cho tới nay thị trường châu Á mới chỉ chiếm 15,87 % thị phần, và chỉ bằng 1/4 thị trường châu Âu. Đây là tỷ lệ không đồng đều và cần có sự nghiên cứu đổi mới vì thị trường Châu Á không những gần mà còn dễ dàng cho hàng hoá của Việt Nam thâm nhập do có những ưu đãi riêng, đặc biệt như thị trường ASEAN có luồng xanh riêng cho hàng hoá của các nước trong nội bộ khối. Mặt khác, thị trường Châu Á có nhu cầu đa dạng không kém thị trường Tây Âu hay thị trường Bắc Mỹ. Có thể tìm thấy ở đây cả nhu cầu cho cà phê tinh chế chất lượng cao cũng như cà phê nhân chế biến theo tiêu chuẩn xuất khẩu thông thường mà các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của ta có thể đáp ứng được ngay

1.3. Thị phần cà phê

1.3.1. Thị phần cà phê Việt nam so với thị trường cà phê thế giới

Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mang lại cho ngành cà phê Việt Nam một “sân chơi” khổng lồ với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, ngành cà phê Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển mạnh mẽ, hiện nay với diện tích khoảng 521.000 ha, lượng cà phê xuất khẩu hàng năm của Việt Nam sang thị trường thế giới khoảng trên 88 quốc gia và vùng lãnh thổ ước khoảng 850.000 tấn, riêng năm 2007, lượng cà phê xuất khẩu sang các nước đạt 17.900 bao tương đương với 1,074 triệu tấn, và đạt giá trị tương ứng 1,643 tỷ USD. Với sản lượng ngày càng lớn cà phê Việt đã dần chiế được những thị phần quan trọng trong thị trường cà phê xuất khẩu thế giới

Đơn vị: nghìn bao

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Sản

lượng Thị phần Sản lượng Thị phần Sản lượng Thị phần Sản lượng Thị phần Sản lượng Thị phần 1.Bra- xin 32945 29,91 42512 22,36 36070 30,60 45992 36,21 40000 32,26 2.Việt nam 13542 12,30 19340 10,17 16467 13,97 16000 12,60 19166 15,46 3.Peru 3355 3,05 2419 1,27 4249 3,60 2953 2,33 2595 2,09 4.India 4592 4,17 4396 2,31 5079 4,31 4148 3,27 3491 2,82 5.Cô- lôm- bi-la 12033 10,93 12329 6,48 12153 10,31 12515 9,85 9766 7,88 6.Goa- tê-ma- la 3703 3,36 3676 1,93 3950 3,35 4100 3,23 3455 2,79 7.Ê-ti- ô-pi-a 4568 4,15 4003 2,11 4636 3,93 4906 3,86 4060 3,27 8. Mê- xi-cô 3867 3,51 4225 2,22 4200 3,56 4150 3,27 3493 2,82 9.U- gan-da 2593 2,35 2159 1,14 2700 2,29 3250 2,56 2818 2,27 10. Các nước khác 31526 28,63 95059 50,00 28378 24,07 28991 22,83 35158 28,35 Tổng lượng cà phê xuất khẩu của thế giới 110131 100 190118 100 117882 100 127005 100 124000 100

Nguồn: Báo cáo của thị trường cà phê của tổ chức cà phê thế giới(ICO)

Qua bảng tổng kết số liệu trên ta thấy trong 5 năm gần đây sản lượng xuất khẩu cà phê thế giới biến động không đồng đều. Sản lượng được tăng rồi giảm qua các năm, xuất khẩu cà phê tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển chiếm hơn 90% sản lượng của cà phê thế giới. Châu Mỹ la tinh là khu vực trồng cà phê lớn nhất thế

giới, trong đó Braxin luôn có sản lượng đứng đầu thế giới chiếm 29,6-36,2% thị phần. Trong năm 2009 này lượng xuất khẩu của Braxin đã giảm đi 13% so với năm 2008 do mưa nhiều tập trung tại các vùng trồng cà phê chính của nước này.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam đứng thứ hai nhưng lại có lợi thế về cà phê vối (robusta) lớn nhất và giá thành thấp nhất thế giới, cà phê Việt Nam thường được bán với giá thấp hơn giá thị trường thế giới từ 100-150USD/tấn, điều này đã tạo sức hấp dẫn đối với các nhà nhập khẩu nước ngoài. Tuy nhiên sản lượng cà phê còn chưa cao, phẩm chất không đồng đều và không ổn định.

Biểu đồ 4: Sản lượng cà phê Việt Nam từ năm 2005 đến 2009

Nhìn trên biểu đồ ta thấy trong 5 năm gần đây thì năm đạt sản lượng cao nhất là năm 2006 với 19.340 nghìn bao, tương đương với 1,2 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch trên 1,8 tỷ USD, và chiếm15,15 % thị phần, tăng 22,3% về lượng và 50% về kim ngạch so với năm 2005. Nguyên nhân là do người dân đã nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường, khá am hiểu quy luật cung cầu của thị trường thế giới để chủ động thu hoạch đúng thời vụ và chủ động trong lượng bán ra.

Nhưng sản lượng này lại giảm đi trong năm 2007 chỉ với sản lượng đạt 16.467 nghìn bao, giảm (19.340-16.467) /16.467 = 17% so với năm 2006, và liên tục giảm đến năm 2008, chỉ còn 16.000 bao. Nguyên nhân đầu tiên của sự sụt giảm sản lượng này là do hiện nay tỷ lệ cây cà phê già cỗi chiếm đến gần 20% khiến năng suất giảm. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế khiến sức mua trên thị trường giảm mạnh, đồng thời cũng do khủng hoảng làm người nông dân gặp nhiều khó khăn về vốn, nên chăm sóc cây cà phê kém hơn vụ trước.

Trong 9 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu cà phê đạt 880.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD. Dự kiến cả năm 2009, xuất khẩu đạt 1,15 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,75 tỷ USD. So với năm 2008, xuất khẩu càphê năm 2009 tăng 14,9% về lượng nhưng giảm 19,2% về giá do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, do cách làm thiếu khoa học, phân tán, không chuyên nghiệp, thiếu liên kết của không ít người sản xuất và doanh nghiệp (DN). Phần lớn DN xuất khẩu tự cập nhật thông tin thị trường nhưng không phải DN nào cũng biết sàng lọc thông tin. Người dân thì công tác thu hái, chế biến bảo quản chưa tốt, các thiết bị chế biến không được trang bị một cách đồng bộ.

Đánh giá chung về triển vọng cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới hiện nay thì Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu phát triển thương hiệu bền vững, ngoài ra sẽ vẫn tiếp tục làm mất đi cơ hội gia tăng lợi nhuận của mình, cũng như làm mất đi lợi thế của một nước nằm trong tốp đầu thế giới về xuất khẩu cà phê. Vì vậy mà ngành cà phê cần phải có biện pháp nhằm nâng cao sản xuất cà phê tinh chế và xây dựng cho cà phê những thương hiệu vững chắc để có thể đứng vững và cạnh tranh lâu dài trên thị tr ường thế giới

1.3.2. Thị phần của công ty so với toàn quốc

Thị phần luôn là một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng của các doanh nghiệp, và được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được so với đối thủ cạnh tranh. Giành được thị phần càng lớn sẽ đem lại lợi thế chủ động, đem lại lợi nhuận càng lớn cho doanh nghiệp.

Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa là một trong những đơn vị kinh doanh xuất khẩu cà phê lớn nhất trong cả nước.Với sản lượng ngày càng gia tăng, thị phần của Thái Hòa ngày càng chiếm phần lớn trong lượng xuất khẩu của nước ta.

Bảng thị 7: Thị phần của công ty so với VN

Nguồn: Báo cáo của hội hiệp cà phê Việt Nam

Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy trong những năm gần đây sản lượng xuất khẩu của công ty ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng. Trong năm 2005 chỉ chiếm 3,63 % thị phần xuất khẩu của cả nước. Nhưng đến năm 2009 sản lượng của doanh nghiệp đã lên tới 19,39 % thị phần, nguyên nhân của sự tăng này là do công ty

Một phần của tài liệu bx225 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w