Vốn đầu tư phân theo hình thức quản lý

Một phần của tài liệu bx224 (Trang 34 - 36)

II. Nhu cầu vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-

2. Vốn đầu tư phân theo hình thức quản lý

Vốn đầu tư phân theo hình thức quản lý bao gồm vốn đầu tư do địa phương quản lý và vốn đầu tư do NSTW đầu tư trên địa bàn. Các chỉ tiêu này đều gia tăng về quy mô, năm sau cao hơn năm trước và có sự chuyển dịch về cơ cấu qua các năm.

Bảng 7: Vốn đầu tư phân theo hình thức quản lý

Đơn vị: tỷ đồng

năm Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2009 2010 Tổng

Vốn do địa phương quản lý

Thực

hiện 3.453 4.272 6.147 7.979 8.541 3.0392 Kế hoạch 3.280 4.130 5.200 6.650 8.490 2.7750 Vốn do NSTW đầu tư trên

địa bàn

Thực

hiện 550 573 531 1.355 3.070 6.079 Kế hoạch 600 570 600 650 730 3.150

Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Thái Bình.

Trong giai đoạn 2006-2010 vốn do địa phương quản lý và vốn NSTW đầu tư trên địa bàn đều ngày càng gia tăng về quy mô và năm nào cũng vượt kế hoạch đề ra . Vốn do địa phương quản lý tăng nhanh hơn vốn do trung ương quản lý. Đây là

xu hướng hợp lý cho thấy Thái Bình ngày càng chủ động hơn trong thu hút vốn đầu tư và giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn phân bổ của trung ương.

Bảng 8: Cơ cấu vốn phân theo hình thức quản lý.

Đơn vị: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ lệ vốn do địa phương quản lý 86.3 88.2 92 85.5 73.6 Tỷ lệ vốn do NSTW đầu tư trên địa bàn 13.7 11.8 8 14.5 26.4

Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Thái Bình.

Chúng ta thấy số vốn đầu tư do địa phương quản lý chiếm tỷ trọng đa số, trung bình khoảng 83,3%, chỉ những dự án tầm quan trọng quốc gia, quy mô lớn hay những dự án phức tạp thì Trung ương sẽ quản lý số vốn của dự án đầu tư phát triển đó. Nó cho thấy tỉnh phải quản lý số vốn tương đối lớn, vì vậy đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý để quản lý số vốn này tránh tình trạng thất thoát vốn, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

Sở dĩ có được kết quả như trên là do những năm gần đây, sự cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước diễn ra mạnh mẽ, 1 phần các công ty này chuyển sang hoạt động độc lập và tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhà nước có tham gia nhưng không nhiều chủ yếu chỉ giữ vai trò định hướng nên nguồn vốn do Nhà nước đầu tư và quản lý trong các doạnh nghiệp nhà nước giảm đi. Vốn do NSTW đầu tư trên địa bàn tăng chủ yếu là do NSTW đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội. Cùng với sự giảm dần của các doanh nghiệp nhà nước là sự gia tăng mạnh mẽ của kinh tế địa phương và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Với việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phấn, sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế ngoài quốc doanh tăng mạnh và ngày càng giữ vai trò quan trọng và chủ chốt trong cơ cấu vốn của toàn tỉnh. Vốn do địa phương quản lý bao gồm có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Sự hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp rất nhiều cho ngân sách địa phương, nguồn thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí quyền sử dụng đất, cho thuê tài sản…tăng, nhờ đó mà nguồn thu ngân sách của tỉnh được bổ sung đáng kể nên ngân sách nhà nước của địa

phương cũng tăng. Một dấu hiệu đáng mừng là vốn đầu tư từ NSNN của địa phương tăng không mạnh không phải chỉ do vốn đầu tư từ nguồn NS và tín dụng ĐTPTNN tăng mà chủ yếu là do sự gia tăng mạnh của khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh của tỉnh, trung bình vốn đầu tư của khu vực này chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh.

Dưới đây chũng ta sẽ xem xét cụ thể tình hình huy động vốn đầu tư của Thái Bình theo các nguồn hình thành vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu bx224 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w