Công tác đào tạo cán bộ nghiệp vụ

Một phần của tài liệu bx205 (Trang 56 - 58)

D. Hạn ngạch hàng Dệt – May vào thị trường EU

5. Công tác đào tạo cán bộ nghiệp vụ

Như chúng ta đã biết, tình trạng cán bộ làm trái ngành trái nghề rất phổ biến ở nước ta nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hàng Dệt – May nói riêng, thậm chí các cán bộ làm việc đúng ngành nghề cũng khó có thể theo kịp sự biến động về mọi mặt của cơ chế thị trường hiện nay, nên các doanh nghiệp phải thường xuyên gửi cán bộ đi học các lớp đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, về chính sách xuất nhập khẩu của nước ta cũng các nước trên thế giới và khu vực để nắm vững nghiệp vụ, hiểu biết được đối tác của mình., các doanh nghiệp cũng có thể tổ chức hội nghị khách hàng, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ trong và ngoài nước... và chỉ có những cán bộ được đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên mới có thể cập nhật được những kiến thức, và đáp ứng được những đòi hỏi về trình độ ngày càng cao của thờu đại hiện nay thực sự có năng lực như vậy mới đưa doanh nghiệp của mình nói riêng và ngành Dệt – May Việt nam nói chung hội nhập được nhanh chóng vào xu thế của thời đại – xu thế tự do hóa thương mại.

Ngoài ra, để hoàn thiện qui trình nghiệp vụ xuất khẩu hàng Dệt – May, Nhà nước cần đề ra một số biện pháp nhằm chống gian lận thương mại và chống tiêu cực. Ví dụ: đề

ra các mức phạt nặng khi phát hiện có gian lận thương mại và đồng thời phải xử phạt nghiêm minh đối với biểu hiện tiêu cực của cán bộ làm công tác quản lý.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu thay thế nhập khẩu tăng thu ngoại tệ tạo điều kiện cho nhập khẩu, tăng thu ngoại tệ tạo điều kiện phát triển đất nước, trong ít năm qua nhà nước ta luôn coi trọng và thúc đẩy các thành phần kinh tế hướng ra xuất khẩu.

Nhận thức được tình hình đó, nắm bắt được cơ hội Tocontap luôn cố gắng vươn lên và đóng góp không nhỏ vào hiệu quả kinh tế đất nước. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Tocontap Hà Nội đã và đang trong quá trình tham gia hoạt động xuất khẩu với nước ngoài tuy gặp nhiều khó khăn chủ quan và khách quan, song công ty đã không ngừng tự hoàn thiện mình từng bước tháo gỡ khó khăn cải tiến phương pháp quản lý nâng cao trình độ nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của mình. Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận và thực tiễn chung về ngành dệt may trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng, chuyên đề đã phác họa một phần nào đó về thực trạng sản xuất và xuất khẩu của Tocontap, đánh giá những thành tựu và yếu kém tồn tại trong quá trình phát triển của công ty trong thời gian qua, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình xuất khẩu mặt hàng mạy mặc tại công ty... Hy vọng trong thời gian tới, công ty sẽ đứng vững và phát triển không ngừng trong điều kiện cạnh tranh ngầy càng gay gắt của nền kinh tế thị trường.

Mặc dù đề tài đã rất cố gắng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài, song đây là một đề tài có thời gian nghiên cứu ngắn, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi nhiều thiếu xót. Chính vì vậy, sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong nhà trường cùng các bạn đọc là rất quan trọng để đề tài này có thể đạt kết quả tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn TS Mai Thế Cường và Phòng xuất nhập khẩu 6 đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình để bản chuyên đề của em được hoàn thành tốt đẹp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOI – Tài liệu công ty I – Tài liệu công ty

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phòng XNK 6 (2005 – 2007), Tocontap Hà Nội.

2. Báo cáo tài chính phòng XNK 6 (2005 – 2007), Tocontap Hà Nội 3. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh công ty Cổ phần, số 0103012689 4. Hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc năm 2007 phòng XNK 6

Một phần của tài liệu bx205 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w