Các phương án thiết kế sơ bộ

Một phần của tài liệu gian thực tập tại Phòng xây dựng cơ bản của công ty xi măng Hoàng Thạch (Trang 36 - 37)

Hoàng Thạch

1.4.4.3.Các phương án thiết kế sơ bộ

* Phương án 1

- Sơ đồ k1: khung thép hình ở chân cột. Để giảm mômen chân cột và tăng tính khả thi của phương án ta dùng thêm hệ giăng ngang khung

Cột: tổ hợp 2 thép (400x115x8 có kích thước 400x600) kết cấu đỡ mái. Có kiểu dạng dàn được tổ hợp từ các thép góc, dài vượt khẩu độ 20m.

- Sơ đồ tính khung k2 được tính theo kiểu dàn vượt các khẩu độ 18m và 12m. khung k2 được tổ hợp từ các thép góc định hình.

- Dầm D làm bằng thép I300 là kết cấu đỡ mái kiểu trôn cột, dầm được kê lên 2 dàn dọc nhà.

- Hệ giằng: tăng độ cứng cho toàn bộ kết cấu đỡ mái các phần tử của hệ giằng được cấu tạo từ các thép góc định hình

- Hệ giày khung làm tăng độ cứng của cột và khung ngoài mặt phẳng uốn và tăng cường tính ổn định trong quá trình chịu lực.

* Phương án 2

- k1: là khung rỗng được liên kết bởi khớp ở chân cột. Khung là dạng kết cấu dàn tổ hợp các góc thép định hình vượt khẩu độ 20m.

- Sơ đồ tính khung k2 được tính theo kiểu dàn vượt ở các khẩu độ 18m và 12m, khung k2 được tổ hợp từ các thép góc định hình.

- Dầm D làm bằng thép I300 là kết cấu đỡ mái kiểu trôn cột, dầm được kê lên 2 dàn dọc nhà.

- Hệ giằng: hệ giằng mái được bố trí làm tăng độ cứng tạo ổn định cho toàn bộ kết cấu mái, các phần tử của hệ giằng được cấu tạo từ các thép góc định hình

Hệ giằng khung làm tăng độ cứng của cột và khung ngoài mặt phẳng uốn và tăng cường tính ổn định của khung trong quá trình chịu lực

* Phương án 3 (chọn)

- Sơ đồ tính khung k1: là khung thép hình tổ hợp được liên kết khớp ở chân cột. Khung kiểu tamil vượt khẩu độ 20m được tổ hợp từ thép bản cường độ cao.

- Dầm D, D1, D2 làm bằng thép hình chữ I được tổ hợp từ thép bản cường độ cao là kết cấu đỡ mái kiểu trôn cột, làm giảm nhịp tính trám của xà gỗ

- Hệ giằng: Hệ giằng mái được bố trí làm tăng độ cứng và tính ổn định cho toàn bộ kết cấu đỡ mái, các phần tử của hệ giằng được cấu tạo từ các thép góc định hình

Hệ giằng khung làm tăng độ cứng của cột và khung ngoài mặt phẳng uốn và tăng cường tính ổn định của khung trong quá trình chịu lực.

• So sánh 3 phướng án kết cấu: Phương án 1:

- Ưu: Đơn giản, hợp lí giằng trong mặt phẳng chịu lực làm tăng tính ổn định, gia công và lắp đặt tại nhà

- Nhược: Theo phương pháp dọc lò bị hạn chế, do kết cấu đặc nên hơi nặng Phương án 2:

- Ưu: chịu lực tốt, dạng dàn, không có dàn ngang, không gian thoáng

- Nhược: Tổ hợp thời gian gia công và lắp đặt kéo dài, yêu cầu đọ chính xác cao Phương án 3:

- Ưu: kết cấu gọn nhẹ, thép cường độ cao, chịu lực tốt và việc gia công tại nhà máy cho phép độ chính xác cao, do chế tạo ở 3 xưởng nên thời gian thi công, lắp dựng nhanh, kết cấu chịu lực tối ưu và hợp lí

- Nhược: vốn đầu tư cao hơn so với 2 phương án trên nhưng với vốn đầu tư không lớn và đưa vào sử dụng sớm tạo điều kiện hiệu quả cho phương pháp này. Do vậy chọn phương án này.

Một phần của tài liệu gian thực tập tại Phòng xây dựng cơ bản của công ty xi măng Hoàng Thạch (Trang 36 - 37)