Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng, thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 79)

III, CÁC CẢNG SÔNG BẠCH ĐẰNG Các chuyên dùng dầu và xi măng

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI KHU VỰC HẢI PHÒNG

3.4. Một số kiến nghị

- Xây dựng một nền khoa học kinh tế hàng hải hiện đại: Hiện nay, trên thế giới, khoa học công nghệ đã đạt được nhiều thành tựu. Đặc biệt là công nghệ đóng và sửa chữa tàu thuyền. Một số nước như Anh nổi tiếng với các sản phẩm tàu chở khách hiện đại, Vì thế, kinh tế hàng hải cả nước nói chung và Hải Phòng nói riêng cần có những chiến lược cụ thể

- Tận dụng nguồn lực và công nghệ hiện đại về khai thác biển từ nước ngoài: Đây là chiến lược để Việt Nam có thể đi tắt đón đầu về công nghệ. Muốn thực hiện được điều này, chúng ta cần tăng cường đầu tư để mời các chuyên gia nước ngoài về giảng dạy đồng thời cử cán bộ đi học ở nước ngoài. Không những thế, trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cần chú trọng đến yếu tố công nghệ trong các dự án đầu tư.

- Cả Nhà nước và người dân cần phải thay đổi cách tư duy về quản lý và khai thác tài nguyên biển. Tư duy này không có nghĩa là ở bên cạnh biển mà phải đối mặt với biển, phải có bản năng chinh phục biển và chế ngự biển khơi. Nếu chúng ta cứ mãi theo tư duy chỉ ở gần bờ, khai thác đơn lẻ những gì sẵn có thì sẽ khiến môi trưởng biển ngày càng suy thoái, sự giàu có của tài nguyên biển sẽ không còn. Sự giàu có và đa dạng của các nguồn tài nguyên biển là tiền đề phát triển các ngành kinh tế biển trong đó có kinh tế hàng hải. Trong thời gian tới, Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung cần phải có những bước tiến sâu hơn ra biển lớn, không chỉ tiến hành các hoạt động kinh tế ở ven bờ biển mà còn phải trên biển. Đó sẽ là biện pháp để phát triển lâu dài và bền vững.

KẾT LUẬN

Đáp ứng mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển vào năm 2020, phát triển kinh tế biển nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng là chiến lược quan trọng và chủ yếu. Đảng và nhà nước ta đã xác định trong thời gian tới cần đưa ngành hàng hải trở thành ngành chủ lực trong các ngành kinh tế biển. Do đó, hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải là hoạt động tất yếu và không thể thiếu trong hoạt động đầu tư phát triển kinh tế xã hội của nước ta.

Nhận thức rõ vai trò và những lợi thế của mình trong việc phát triển kinh tế biển nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng, Hải Phòng đã và đang có những chính sách cụ thể trong quá trình phát triển. Với nền tảng sẵn có về cơ sở vật chất là hệ thống cảng biển, với một ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển truyền thống cùng với những cơ hội đang mở ra khi nước ta gia nhập WTO, Hải Phòng đã bước những bước đi đúng đắn và đã đạt được những thành tựu khởi đầu. Đóng góp của kinh tế hàng hải trong sự phát triển của thành phố ngày càng tăng là minh chứng cho sự đúng đắn đó.

Tuy nhiên, vẫn còn những sai lầm, những hạn chế trong quá trình phát triển. Đó là điều khó tránh khỏi. Điều quan trọng là Hải Phòng đã tìm ra cho mình những giải pháp phù hợp để khắc phục điều đó.

Với đề tài của mình, thông qua nội dung 3 chương của luận văn, em đã trình bày một cách khái quát mang tính chung nhất về thực trạng cũng như đóng góp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải tại Hải Phòng.

Do những giới hạn về thời gian và khả năng tiếp cận nên chắc chắn là còn có nhiều thiếu sót cần được bổ sung và hoàn thiện. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các anh, chị trong phòng Quy hoạch- Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải để đề tài nghiên cứu được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng, thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w