Cơ chế chính sách về thị trường: Cần phối hợp với các địa phương trong vùng nghiên cứu trình Chính phủ ban hành cơ chế chính sách cải tiến thủ tục xuất nhập

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình. Thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 52)

nghiên cứu trình Chính phủ ban hành cơ chế chính sách cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh hải quan đối với thị trường tiềm năng là Châu Á Thái Bình Dương và các thị trường khác như Tây Âu, Bắc Mĩ. Đi kèm theo đó là cơ chế chính sách về dịch vụ

bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng,… nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất đối với khách du lịch quốc tế khi đến Ninh Bình. Đối với thị trường nội địa cần có cơ chế phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả thị trường khách ở các đô thị, trước mắt là Hà Nội, khu công nghiệp tập trung nơi có người dân thu nhập cao hơn và thời gian nhàn rỗi nhiều hơn.

- Cơ chế chính sách về tổ chức quản lí: Đảm bảo sự quản lí có hiệu quả, sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa hệ thống cơ chế chính sách với quá trình tổ chức năng lực thực thi của bộ máy quản lí và đội ngũ công chức địa phương.

3.5. Giải pháp về đào tạo nguồn lực

- Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trong phạm vi toàn tỉnh. Kết quả điều tra cho phép đưa ra kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành ( bao gồm cả đào tạo lai và đào tạo mới) đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay của địa phương.

- Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo lại ( đào tạo bổ túc, tại chức) lao động trong ngành du lịch ở các cấp trình độ khác nhau, chuyên ngành khác nhau. Các lớp đào tạo ngắn hạn theo chương trình được tổ chức định kì phục vụ mọi đối tượng doanh nghiệp du lịch ở địa phương.

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các địa phương trong nước và các nước có ngành du lịch phát triển.

3.6. Giải pháp thị trường, xúc tiến phát triển du lịch

٭ Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ: Cần có những biện pháp thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có của địa phương. Ngoài ra cần có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm du lịch.

٭ Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới: Theo nghiên cứu đánh giá thì thị trường mới có tiềm năng của du lịch Ninh Bình là Nhật, Australia, ASEAN. Đa số khách du lịch từ thị trường này muốn đến Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng để thưởng thức những sản phẩm du lịch truyền thống. Tuy nhiên, chiến lược này đang gặp khó khăn bởi thông tin quảng cáo của du lịch Ninh Bình còn hạn chế. ٭ Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ: Đây là chiến lược có khả năng thực thi hơn cả vì chỉ có đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới có khả năng hạn chế được sự nhàm chán và giảm sút của thị trường khách truyền thống, đồng thời có sức hấp dẫn

thu hút đối với thị trường khách mới. Cần chú trọng nghiên cứu những sản phẩm mà thị trường cần.

٭ Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới: Đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn cho việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, cho công tác tuyên truyền quảng cáo để tìm thị trường mới.

Hiện nay, đa số khách du lịch đến Ninh Bình còn thiếu thông tin về du lịch. Các nguồn thông tin chính thức được phát hành không phong phú và hạn chế. Những thông tin không chính thức qua kinh nghiệm và truyền khẩu của khách hiện được đánh giá là nguồn thông tin quan trọng để khách du lịch biết và đến Ninh Bình. Chính vì thế cần có những biện pháp để khác phục:

- Nhanh chóng phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch Ninh Bình để giới thiệu với khách du lịch hình ảnh về con người Ninh Bình, những thông tin cần thiết về điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, đi lại, ăn uống… và địa chỉ trung tâm thông tin tư vấn cung cấp thông tin cho khách du lịch.

- Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi phim ảnh tư liệu về lịch sử căn hóa, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam, thắng cảnh, các làng nghề truyền thống, lễ hội và những cơ hội đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình.

- Cần tận dụng các cơ hội để tham gia vào các hội nghĩ, hội thảo và hội chợ du lịch quốc tế để có điều kiện tuyên truyền tiếp thị những sản phẩm đặc sắc của du lịch địa phương.

- Mở văn phòng đại diện du lịch tại các thị trường phân phối khách như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh để thực hiện các chức năng về du lịch lữ hành và xúc tiến tiếp thị du lịch.

3.7. Giải pháp ứng dụng tiến độ khoa học kĩ thuật và công nghệ

Để đảm bảo sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch tiến đến công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch Việt Nam nói chung, ngành du lịch Ninh Bình nói riêng, tạo khả năng hội nhập với hoạt động phát triển du lịch ở các nước trong khu vực và trên thế giới, việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại trong ngành du lịch là hết sức quan trọng và cần thiết.

Giải pháp về nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ là giải pháp quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với mỗi ngành kinh tế, trong đó có du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khu hàm lượng khoa học và công nghệ trong mỗi sản phẩm xã hội ngày càng cao.

Đối với ngành du lịch, các sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở cho công tác qui hoạch phát triển ngành, cho việc hoạch định các chiến lược thị trường, chiến lược đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho việc đề xuất các cơ chế chính sách phù hợp và cho công tác quản lí. Việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu của công nghệ tin học còn đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh và công tác lữ hành.

Để thực hiện giải pháp trên có hiệu quả cần đầu tư củng cố nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng của một số bộ phận chức năng thuộc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Ninh Bình. Ngoài ra, cần hợp tác chặt chẽ với các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành du lịch ở Trung ương và phối hợp với các địa phương lân cận.

3.8. Giải pháp bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển du lịch bền vững

Sự phát triển bền vững phải luôn gắn liền với môi trường, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành du lịch, nơi môi trường được xem là vấn đề sống còn quyết định sự phát triển của hoạt động du lịch. Thực trạng môi trường du lịch ở Việt Nam nói chung, ở Ninh Bình nói riêng mặc dù chưa có những vấn đề nghiêm trọng song từng nơi, từng lúc đã có những sự suy thoái và ô nhiễm môi trường gây những tác động tiêu cực đến các haọt động phát triển du lịch. Chính vì vậy, để ngăn chặn sự suy thoái môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch thì cần có những biện pháp:

- Về quy hoạch: Để tránh sự chồng chéo trong khai thác tài nguyên lãnh thổ giữa các ngành kinh tế, dẫn đến tình trạng cận kiệt tài nguyên cần thiết phải xây dựng qui hoạch tổng thể trên quan điểm khai thác tối đa và có hiệu quả những tiềm năng du lịch của địa phương, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái. Mọi phương án khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đều phải được cân nhắc kĩ trên cơ sở những luận cứ khoa học vững chắc có tính đến mối quan hệ với những ngành kinh tế có liên quan

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình. Thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w