II. Thực trạng và công tác quản lý chi phí kinh doanh
2.3. Căn cứ vào cơ chế quản lý tài chính và chế độ hạch toán hiện hành
BẢNG 5: TÌNH HÌNH CPKD CĂN CỨ VÀO CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH. Đvt: Ngđ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh Mức lãng phí (TK) Số tiền Tỷ suất phí (%) Số tiền Tỷ suất phí (%) Số tiền lệ(%)Tỷ Tỷ suất phí (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1. Chi phí tài chính 691.356.099 1,31 100.604.094 0,22 -590.752.005 -85 -1,09 -486.958.452 2. Chi phí bán hàng 757.736.079 1,43 425.576.079 0,95 -322.160.000 -43 -0,48 -214.440.419
3. Chi phí quản lý doanh
nghiệp 250.522.419 0,47 821.603.298 1,83 571.080.879 227 1,36 607.581.188
4. chi phí mua hàng 572.235.079 1,08 252.169.663 0,56 -320.065.416 -55 -0,52 -232.310.454
Tổng cộng 2.271.849.676 4,31 1.599.953.134 3,58 -671.896.542 -29,57 -0,55 -245.712.980 Doanh thu thuần 52.654.298.838 44.675.087.422 -7.979.211.416
(Nguồn : Phòng kế toán tài vụ)
Trong đó:
Tỷ suất phí = ( số tiền )/DTT*100(%) Mức lãng phí (TK) = (8)*DTT2006/100
Căn cứ vào cơ chế quản lý tài chính và chế độ kế toán hiện hành thì chi phí kinh doanh của doanh nghiệp được chia ra theo từng khâu của quá trình kinh doanh. Đó là: quá trình mua hàng, bán hàng, công tác quản lý và chi phí hoạt động tài chính. Cụ thể như sau:
Chi phí mua hàng năm 2006 giảm 320.065.416đ tương ứng tỷ suất phí giảm 0,52% tiết kiệm được 232.310.454đ. Công ty cần tiếp tục duy trì mức chi phí trên.
Chi phí tài chính cũng giảm 590.752.005đ tương ứng tỷ suất phí 1,09%, mức tiết kiệm là 486.958.452đ.
Chi phí bán hàng cũng giảm 332.160.000đ, tỷ suất phí 0,48%, tiết kiệm được 214.440.419đ. Công ty cần tiếp tục duy trì mức chi phí trên.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 571.080.879đ, tỷ suất phí là 1,36%, lãng phí 607.581.188đ. Công ty cần kiểm tra lại chi tiết quá trình chi phí quản lý để thấy được nguyên nhân tăng của nó, đồng thời cũng là tìm ra biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn trong kỳ tới.
Như vậy, qua bảng phân tích tình hình chi phí của doanh nghiệp theo cơ chế quản lý tài chính và chế độ kế toán hiện hành thì các nhà quản lý kế toán của công ty biết được chi tiết quá trình sử dụng chi phí của từng bộ phận. Từ đó biết được bộ phận nào sử dụng có hiệu quả để phát huy và có biện pháp quản lý tốt ở bộ phận kém hiệu quả.
Tóm lại, nhà quản lý doanh nghiệp cần xem xét và phân tích chi phí kinh doanh theo nhiều khía cạnh khác nhau, chia thành từng bộ phận theo tiêu thức
khác nhau. Có như vậy thì mới thấy hết được sự phát sinh của chi phí ở bộ phận nào có hiệu quả hay không để có biện pháp can thiệp phù hợp.
3.Quản lý rủi ro về vấn đề chi phí.
Chi phí là yếu tố phức tạp và chứa nhiều rủi ro trong quá trình hoạt đọng kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và Công ty Thương mại và Đầu tư xây dựng Hà Nội nói chung. Để quản lý chi phí một cách có hiệu quả thì việc quản lý rủi ro về vấn đề chi phí hiện đang là nhiệm vụ quan trọng và còn nhiểu khó khăn đối với công ty. Bởi lĩnh vực mà công ty đang hoạt động là một lĩnh vực phức tạp, chi phí cao và nhiều rủi ro hình thành do những yêu cầu pháp lý, các vấn đề liên quan tới tài sản, đất quy hoạch, cấp phép, tuyển dụng lao động, khả năng thực hiện dự án, môi trường quản lý điều hành…
Một trong các lĩnh vực chứa nhiều rủi ro nhất về chi phí mà công ty tìm biện pháp giải quyết nhằm xây dựng chế độ kinh doanh hợp lý là xây dựng. Đây là ngành chứa nhiều yếu tố rủi ro nên việc công ty hiểu biết để phòng tránh và đối mặt với nó là điều tối quan trọng, nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thiểu xử lý các trách nhiệm pháp lý không cần thiết. Những vi phạm về lãng phí, làm thất thoát trong quá trình kinh doanh dễ dàng làm tăng thêm chi phí dự án, chi phí xã hội. Hiện nay, việc quản lý rủi ro về vấn đề chi phí của các công ty tại việt nam vẫn còn nhiều hạn chế. Song, nhận thực được rủi ro về chi phí có thể gây thiệt hại cho hoạt động của công ty nên công ty đã có một số biện pháp để quản lý như: Nỗ lực sử dụng các biện pháp phòng tránh thông qua việc sử dụng các công cụ pháp lý nhằm giảm thiểu thất thoát, chi phí, thời gian,…Bên cạnh đó, công ty sử dụng các biện pháp khác như kiểm soát chặt chẽ các quá trình hoạt động, có sự phân phối hợp lý chi phí cho các bộ phận, công việc của công ty,…
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song công tác quản lý rủi ro không phải là đơn giản. Vấn đề phân phối chi phí vào đầu tư còn gặp nhiều khó khăn. những
thiếu hụt về tổ chức, thiếu hụt về điều kiện yêu cầu như thời gian tài, nguyên và giá thành, thêm việc thiếu hụt chuyên gia và kinh nghiệm về quản lý rủi ro chi phí.
Rủi ro về vấn đề chi phí có thể đem đến những thiệt hại không thể lường trước cho công ty. Cho nên, vấn đề quản lý rủi ro về chi phí trong xây dựng luôn phải được chú trọng và sử dụng các biện pháp hiệu quả để quản lý.